Chuyện gì có thể xảy ra nếu Triều Tiên nổ bom H trên Thái Bình Dương?

Nếu như Triều Tiên thực sự cho kích nổ bom H trên Thái Bình Dương, thì dưới đây là một số viễn cảnh về thảm họa có thể xảy ra.

Triều Tiên có thể sẽ lên kế hoạch cho vụ nổ "mạnh chưa từng có" trong lịch sử, theo như lời đe dọa thử bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương từ Ngoại trưởng nước này.
Chuyen gi co the xay ra neu Trieu Tien no bom H tren Thai Binh Duong?
Vụ thử bom H của Mỹ trên Quần đảo Mashall năm 1952. Ảnh: Wikimedia 
Trước đó, cách đây 2 tuần, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho đã lên tiếng cảnh báo nếu như lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh, nước này sẽ cho nổ bom H trên Thái Bình Dương.
Lời đe dọa xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên không có dấu hiệu hạ nhiệt mà ngày càng leo thang, với những màn đấu khẩu dữ dội giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều, liên quan đến những lần thử hạt nhân và tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng.
Nếu như Triều Tiên thực sự cho kích nổ bom H trên Thái Bình Dương, thì dưới đây là một số viễn cảnh về thảm họa có thể xảy đến, theo như những gì xảy ra trong những vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.
Kể từ năm 1945, Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước khác đã thực hiện hơn 2.000 vụ thử hạt nhân lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, hơn 500 vụ là triển khai trên mặt đất, không gian và dưới mặt nước. Nhưng phần lớn các vụ nổ đều thực hiện vào thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh – trước khi loài người nhận ra những vụ thử đó ảnh hưởng tới tính mạng và môi trường xung quanh.
Vấn đề nghiêm trọng nhất của những vụ thử nổ hạt nhân là chúng tạo ra bụi phóng xạ. Trong khi đó, nếu như cho nổ hạt nhân trong không gian, sẽ gây ra một cuộc tấn công xung điện từ trên diện rộng.
Chỉ có một phần nhỏ trong lõi vũ khí hạt nhân là chuyển hóa thành năng lượng phát nổ, phần còn lại bị chiếu xạ, tan chảy và chuyển hóa thành các phân tử nhỏ. Những hạt phân tử này kết thành bụi phóng xạ, lan ra bầu khí quyển khắp nơi trên thế giới.
Nguy cơ về bụi phóng xạ càng tăng mạnh khi vụ nổ xảy ra gần sát mặt đất hoặc nguồn nước. Vụ nổ sẽ xới tung đất, nước, các mảnh vụn và vật liệu khác, tạo ra hàng tấn bụi phóng xạ bay vào không khí, lan rộng ra khu vực lên tới hàng trăm hàng nghìn kilomet.
Những vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh đã tạo ra bụi phóng xạ giết một số lượng lớn người vô tội trên Thái Bình Dương, bao gồm những ngư dân người Nhật Bản, và còn gây ra hậu quả ung thư, vấn đề sức khỏe hiện nay.
Ngày 1/3/1954, quân đội Mỹ triển khai cho nổ thiết bị nhiệt hạch "Shrimp" – được đánh giá là mạnh nhất thế giới – tại Bikini Atoll thuộc quần đảo Marshall (cách Nhật Bản 3.700 km về phía đông nam và quần đảo Hawaii 4.345 km về phía tây nam).
Đây là một phần trong chiến dịch thử bom Castle Bravo của quân đội Mỹ. Sức nổ của vụ thử tương đương với 15 triệu tấn TNT, gấp 1.000 lần so với sức mạnh của quả bom nguyên tử Mỹ tấn công thành phố Hiroshima (Nhật Bản) khiến 150.000 người thương vong.
Trong khi quân đội Mỹ coi vụ thử bom Shrimp và Bravo là một chương trình thành công, song hậu quả nó mang lại là một thảm họa khủng khiếp.
Các nhà nghiên cứu đã không lường trước được sức mạnh của vụ nổ, và đã có nhiều người suýt chết khi một trận động đất xảy ra làm rung chuyển boongke quan sát cách nơi nổ 30 km.
Nhà sản xuất phim Eric Schlosser – người từng viết cuốn sách “Chỉ huy và Kiểm soát: Vũ khí hạt nhân, tai nạn Damascus và Ảo tưởng an toàn”, cho biết chỉ 10 giây sau khi bom Shrimp phát nổ, cả boongke dường như di chuyển, rung lắc và cuộn tròn.
Tác động từ vụ nổ truyền qua mặt đất còn nhanh hơn tác động của vụ nổ qua không khí. Các nhà khoa học đã thoát chết, song những người dân trên đảo Marshall cách đó 160 km lại không may mắn đến vậy.
Quả cầu lửa rộng tới 6km từ vụ nổ Shrimp đã phá hủy gần 200 tỷ tấn rặng san hô tại Bikini Atoll, biến chúng thành bụi phóng xạ lẫn vào bầu khí quyển, khiến nhiều người chết vì nhiễm phóng xạ nặng. 23 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu cá Daigo Fukuryu Maru của Nhật hoạt động gần đó cũng bị nhiễm phóng xạ.
Nếu như Triều Tiên quyết định cho nổ tung bom nhiệt hạch mạnh nhất trên Thái Bình Dương, thì chúng ta chỉ hi vọng nó không ở quá gần đất liền, vì điều đó đồng nghĩa với việc tính mạng con người sẽ ít bị ảnh hưởng.
Trong tất cả các kịch bản bàn về việc Triều Tiên triển khai thử bom nhiệt hạch, dư luận quan tâm nhiều đến khả năng liệu nước này có thể phóng đầu đạn hạt nhân bằng tên lửa hay không. Nếu thành công, buổi thử tên lửa đó sẽ là một bằng chứng cho thấy Triều Tiên thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân, và có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào nước Mỹ.
Nhưng nếu như những quả tên lửa đó vì một lí do nào đó thất bại, chúng nhắm trượt mục tiêu hay phát nổ khi đang trên đường phóng đến, nó sẽ là một vụ nổ tại một độ cao và địa điểm không lường trước được.

Triều Tiên tính chuyện thử bom H ở Thái Bình Dương?

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên ngụ ý khả năng thử bom H ở Thái Bình Dương, giữa lúc Washington và Bình Nhưỡng tiếp tục đe dọa lẫn nhau.

Theo ABC.net, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho đang ở New York để phát biểu tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc vào ngày mai (23/9).
Trieu Tien tinh chuyen thu bom H o Thai Binh Duong?
Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho. Ảnh: Reuters 

Những “đám mây hình nấm” ám ảnh nhân loại suốt 72 năm

Trong 72 năm qua, các quốc gia đã tiến hành hơn 2.000 vụ thử vũ khí hạt nhân với sức công phá khủng khiếp hơn bất cứ loại vũ khí nào.

Nhung “dam may hinh nam” am anh nhan loai suot 72 nam

Vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của con người có tên "Trinity" tại New Mexico, Mỹ ngày 16/7/1945. Vụ thử bom "Trinity" đã mở ra kỷ nguyên hạt nhân, khai sinh ra loại vũ khí hủy diệt kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại. Gần 1 tháng sau, quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được ném xuống Hiroshima ngày 6/8/1945, cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người. Ảnh: Getty.

Nơi an toàn nhất quả đất để tránh thảm họa hạt nhân

Chiến tranh hạt nhân luôn là kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra trên Trái đất và nếu như vậy, nơi nào được đánh giá an toàn nhất để trú ẩn?

Noi an toan nhat qua dat de tranh tham hoa hat nhan
Một vụ nổ hạt nhân. 
Tiến sĩ Becky Alexis-Martin đến từ Đại học Southampton và Tiến sĩ Thom Daies thuộc Đại học Warwick mới đây đã đưa ra nhận định về vấn đề này trên tờ Guardian (Anh).
Có thể nói, nhân loại đang trong giai đoạn an toàn nhất nếu so sánh với quá khứ. Nghiên cứu mới đây của Liên Hợp Quốc cho thấy, tỷ lệ tội phạm liên quan đến giết người đã giảm đáng kể ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ trong 15 năm qua. Xung đột trên thế giới cũng xảy ra ít hơn kể từ năm 1992.
Mối đe dọa hạt nhân cũng giảm dần. Nhiều căn hầm trú ẩn được cải tạo thành hộp đêm, khu vực tham quan. 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đã đạt thỏa thuận cấm phổ biến và thử hạt nhân trong suốt 2 thập kỷ qua.
Mối đe dọa hạt nhân gia tăng
Tuy nhiên, sự an toàn này đang có chiều hướng thay đổi. Triều Tiên đã nhiều lần thử hạt nhân. Tháng 9.2016, Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 5 và cũng là lần nước này kích nổ loại vũ khí hủy diệt có cường độ lớn nhất từ trước đến nay.
Mặc dù đa số các nước thành viên của Liên Hợp Quốc ủng hộ đề xuất cấm vũ khí hạt nhân, căng thẳng Nga-NATO, Ấn Độ-Pakistan hay những kịch bản địa chính trị phức tạp đang có chiều hướng gia tăng.
Noi an toan nhat qua dat de tranh tham hoa hat nhan-Hinh-2
Nam Cực là nơi trú ẩn an toàn nhất, theo các chuyên gia. 
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry từng phát biểu trong năm nay rằng, mối nguy hại về sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân còn lớn hơn giai đoạn những năm 1970, 1980.
Nơi nào an toàn nhất trên Trái đất?
Tiến sĩ Becky Alexis-Martin và Tiến sĩ Thom Daies nhận định, nếu như thảm họa hạt nhân nổ ra, nơi an toàn nhất trên Trái đất chính là Nam Cực.
Không chỉ bởi đây là lục địa luôn có nhiệt độ lạnh giá dưới 0 độ C, Nam Cực cũng là nơi đầu tiên mà các quốc gia đạt thỏa thuận về hạt nhân.
Hiệp ước Nam Cực năm 1959 cấm kích nổ mọi vũ khí hạt nhân và đưa khu vực lạnh giá này trở thành nơi nghiên cứu hòa bình.
Noi an toan nhat qua dat de tranh tham hoa hat nhan-Hinh-3
Đảo Phục SInh có thể là nơi những người sống sót đứng nhìn thế giới "đối mặt với thảm họa hạt nhân".