Chuyển Bộ Công an điều tra sai phạm tại Công ty gang thép Thái Nguyên

(Kiến Thức) - Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự liên quan Công ty Gang thép Thái Nguyên sang cơ quan điều tra…

Ngày 14/12, một lãnh đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) xác nhận, TTCP đã chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự liên quan dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (nay là Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên - ) sang Bộ Công an để tiếp tục điều tra.
Công ty Gang thép Thái Nguyên. Ảnh: Báo Thái Nguyên
 Công ty Gang thép Thái Nguyên. Ảnh: Báo Thái Nguyên
Trước đó, Quyết định thanh tra số 286/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra toàn diện Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2-Công ty Gang thép Thái Nguyên - nay là Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Được biết, dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỉ đồng (theo báo cáo thường niên năm 2016 được Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên công bố là 3.843 tỷ đồng và dự toán điều chỉnh là hơn 8.104 tỷ đồng).
Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2008 với tổng thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (China Metallurgical Group Corporation - MCC) theo hợp đồng ký kết ngày 12/7/2007. Sau gần 10 năm, dự án dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng giai đoạn 2 đã “đắp chiếu” do gặp vướng mắc lớn về vấn đề tài chính.
Báo cáo cũng chỉ ra kết quả doanh thu hợp nhất trong năm 2016 của công ty này là 8.670 tỷ đồng, lợi nhuận 203,03 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản nợ phải trả của công ty lên tới 8.362 tỷ đồng, gấp ba lần vốn chủ sở hữu. Trong đó nợ ngắn hạn là 4.446 tỷ và nợ dài hạn là 3.916 tỷ.

12 dự án ngàn tỷ đắp chiếu: Đến 2020 sẽ xử lý xong

Sáu dự án thuộc nhóm 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ đã có chuyển biến tích cực.

Sáu dự án thuộc nhóm 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ đã có chuyển biến tích cực. Dự kiến, trong năm nay, sẽ hoàn thành phê duyệt và tổ chức xong việc triển khai các phương án khắc phục, hết năm 2018 xử lý căn bản các yếu kém và tới năm 2020, hoàn thành xử lý xong 12 dự án nghìn tỷ thu lỗ này.
Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương chia sẻ như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra sáng nay, 14/7.

Bộ Công Thương: “Kiên quyết không cấp vốn cho các dự án thua lỗ”

Nhà nước kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả. Đồng thời, kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Đây là quan điểm xử lý các doanh nghiệp nhà nước gây thua lỗ trong báo cáo gửi đến các vị đại biểu Quốc hội về kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.