Chuyến bay lúc 1h sáng mang theo 1.000 đơn vị máu chi viện TP.HCM

1.000 đơn vị khối hồng cầu kịp thời được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội) chuyển qua đường hàng không tới TP.HCM, chi viện cho kho máu của Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chuyến bay khởi hành lúc 1h sáng ngày 30/7 tại Hà Nội. Đến 4h sáng, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy đã nhận được máu, đưa về kho an toàn. Các đơn vị máu này có hạn sử dụng dài (đến đầu tháng 9/2021).

Trước đó, hai lần liên tiếp trong tháng 7, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) phải phát đi lời kêu gọi hiến máu. Đến ngày 28/7, Trung tâm chỉ còn 1.700 đơn vị máu. Nếu không được bổ sung, lượng máu này chỉ đủ phục vụ điều trị trong chưa đầy một tuần.

Ngay sau trao đổi ngắn với Giám đốc Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy và Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã lập tức lên kế hoạch, phương án vận chuyển 1.000 đơn vị máu tới Bệnh viện Chợ Rẫy dù số máu dự trữ tại Viện cũng đang rất hạn chế.

“Vài ngày qua, sau kêu gọi, lượng người hiến máu tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã tăng lên. Khi vẫn có thể tiếp nhận máu, chúng tôi nghĩ cần phải làm gì đó để góp sức cùng miền Nam chống dịch. Nếu không giúp đỡ thì chỉ trong vài ngày nữa sẽ không còn đơn vị máu nào phục vụ nhu cầu điều trị, đặc biệt cho bệnh nhân Covid-19 nặng”, TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chia sẻ.

Chuyen bay luc 1h sang mang theo 1.000 don vi mau chi vien TP.HCM
Chuyen bay luc 1h sang mang theo 1.000 don vi mau chi vien TP.HCM-Hinh-2
1.000 đơn vị khối hồng cầu được đóng thùng cẩn thận, đảm bảo điều kiện nhiệt độ bên trong thùng trước khi chuyển tới sân bay Nội Bài

Các trung tâm Truyền máu trên cả nước đang lần đầu tiên đối mặt với tình hình hết sức khó khăn và căng thẳng, dù trước đó tình trạng khan hiếm máu đã xảy ra vài lần từ đầu năm 2020.

Nhiều địa phương không thể tổ chức hiến máu trong thời gian dài như: Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM, Cần Thơ..., lượng máu tiếp nhận giảm nghiêm trọng.

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng máu tại các bệnh viện tuyến Trung ương lẫn tuyến tỉnh vẫn rất lớn, gồm cả chế phẩm máu cho điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Nhiều nơi có thời điểm chỉ cung cấp được 50-70% nhu cầu máu (cả nhóm máu và chế phẩm tiểu cầu).

TS.BS Lê Hoàng Oanh, Giám đốc Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy cho biết, lượng máu dự trữ tại Trung tâm giảm mạnh, nhiều thời điểm gần chạm đáy.

“Chúng tôi không thể tiếp nhận máu lưu động, chỉ còn cách kêu gọi người dân trực tiếp đến Trung tâm hiến. Tuy nhiên, thành phố siết chặt Chỉ thị 16, người dân hạn chế ra đường cũng làm cho công tác tiếp nhận máu từ cộng đồng thêm nhiều thử thách”, bác sĩ nói

Tình trạng khan hiếm máu tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM cũng tương tự khi có ngày chỉ đón tiếp 30 - 50 người đến hiến máu. Trong khi đó, mỗi ngày, Bệnh viện phải cung cấp 300 đơn vị. Lượng máu tiếp nhận chỉ đủ 1/10 lượng máu cần để cung cấp cho gần 150 bệnh viện trong thành phố.

Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ nghìn tỉ bị bỏ hoang lạnh hơn 23 năm

Trái ngược với hình ảnh tất bật tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ (Dịch Vọng, Cầu Giấy) từng được kì vọng là bệnh...

Benh vien quoc te Hoa Ky nghin ti bi bo hoang lanh hon 23 nam

 

Trái ngược với hình ảnh tất bật tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ (Dịch Vọng, Cầu Giấy) từng được kì vọng là bệnh viện quốc tế 5 sao vẫn bỏ hoang sau hơn 23 năm khởi công. Dự án bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ nằm ở trung tâm quận Cầu Giấy, có tổng diện tích là 27.000 m2 với 300 giường, mục đích phục vụ chuyên điều trị các bệnh hiểm nghèo như ung thư máu, não, tim mạch...

Benh vien quoc te Hoa Ky nghin ti bi bo hoang lanh hon 23 nam-Hinh-2

 Bệnh viện này được cấp phép vào năm 1997, có tổng vốn 50 triệu USD, do tập đoàn Keystone Invest (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư. Bệnh viện từng được kì vọng là bệnh viện quốc tế 5 sao, với trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm, nơi đây vẫn hoang vắng và ngổn ngang gạch đá.

Đi tìm lộc rừng vào mùa mưa, người dân vùng núi kiếm tiền triệu mỗi ngày

Dẫu nắng hay mưa, những tấm lưng nhỏ nhắn vẫn cần mẫn đeo chiếc gùi to, chân đi thoăn thoắt không biết mỏi ngược lên cánh rừng xanh thăm thẳm để kiếm lộc rừng.

Bắt đầu vào tháng 6, khi cơn mưa hạ trút xuống cũng là lúc măng nứa vào mùa. Măng nứa một loại thuộc họ tre, mọc ở các cánh rừng hoặc khe suối nơi đất ẩm. Không biết tự bao giờ măng nứa đã không còn là thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày mà nó còn trở thành một đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng.

Hơn 1 tháng qua, sau khi đã xong xuôi công việc đồng áng, gia đình chị Trần Thị Trang (SN 1998) cùng nhiều hộ dân trong xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ lại cùng nhau vào rừng tìm hái măng nứa về bán kiếm thêm thu nhập