Chứng khoán ngày 28/2: Cổ phiếu nào nên chú ý?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 28/2.

Khuyến nghị phù hợp cho PHR với giá mục tiêu 88.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh khuyến nghị cho CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) từ KHẢ QUAN còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dù đã tăng nhẹ giá mục tiêu thêm 5,5% lên 88.200 đồng/CP. Giá cổ phiếu của PHR đã tăng 12% trong 3 tháng qua.

Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu đến từ việc tăng dự phóng biên lợi nhuận gộp của mảng cao su tự nhiên từ 13%-15% trước đây lên 16%-21%, mức tăng này chủ yếu phản ánh quan điểm rằng PHR có khả năng hưởng lợi từ giá cao su tăng tốt hơn so với kỳ vọng trước đây của chúng tôi dù công ty thu mua một lượng lớn cao su tự nhiên từ bên ngoài.

Tương ứng với mức điều chỉnh tăng đối với mảng cao su thiên nhiên, VCSC nâng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS cho giai đoạn 2022-2026 thêm 2,8%.

Trong năm 2022, VCSC dự báo doanh thu đạt 2 nghìn tỷ đồng (+4,2% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1 nghìn tỷ đồng (+89% YoY). Kỳ vọng lợi nhuận chủ yếu đến từ khoản thu nhập từ bồi thường trị giá 691 tỷ đồng cho việc chuyển đổi đất cao su sang KCN VSIP III trong năm.

VCSC tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 1,4%, chủ yếu do dự báo cao hơn của chúng tôi cho mảng cao su tự nhiên, bị ảnh hưởng một phần bởi việc dời dự báo về thời gian ghi nhận khoản thu nhập từ bồi thường cho việc chuyển đổi đất sang KCN VSIP III sang giai đoạn 2022-2023, so với kỳ vọng trước đây là được ghi nhận hoàn toàn vào năm 2022. Tương ứng với mức điều chỉnh này, chúng tôi tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 thêm 7,7%.

Nhận thấy PHR là công ty hưởng lợi chính từ nhu cầu đất KCN đang tăng nhanh ở tỉnh Bình Dương nhờ có quỹ đất cao su kết nối tốt với mạng lưới đường giao thông hiện tại. Tuy nhiên, giá cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian gần đây khiến định giá hiện tại của PHR trở nên hợp lý.

Yếu tố hỗ trợ/(Rủi ro): Tăng tốc/(Trì hoãn) trong việc phê duyệt KCN trong tương lai; tỷ lệ hấp thụ đất KCN cao hơn/(thấp hơn) kỳ vọng; giá cao su tự nhiên tiếp tục tăng/(giảm).

Chung khoan ngay 28/2: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 28/2?

Khuyến nghị mua PVB với giá mục tiêu 28.000 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): PVB nằm trong xu hướng tăng giá khi kết thúc ngày 24/02/2022 với một mẫu hình nến Marubozu cùng khối lượng thanh khoản tăng đột biến. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu trong các phiên giao dịch gần đây.

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đang cho thấy xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20 và MA50, ủng hộ cho xu hướng tăng giá.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 23.5, chốt lãi tại ngưỡng 28.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 21.5.

Khuyến nghị khả quan HDB với giá mục tiêu 32.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu thêm 0,3% và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB) do định giá cao hơn từ phương pháp thu nhập thặng dư và phương pháp P/B mục tiêu nhờ (1) tăng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 thêm 6% và (2) áp dụng P/B mục tiêu cao hơn cho năm 2022 là 1,60 lần so với mức 1,55 lần trong báo cáo gần nhất.

Tỷ lệ P/B mục tiêu dự phóng 2022 thấp hơn 9,5% so với giá trị trung vị của các ngân hàng khác là 1,68 lần do tỷ lệ NIM của HDB liên tục duy trì ở mức thấp trong 4 quý gần nhất. Giá mục tiêu tương ứng P/B năm 2022 là 1,69 lần.

Tăng dự phóng thu nhập ròng năm 2022 thêm 7,9% lên 7,8 nghìn tỷ đồng so với dự báo trước đây do (1) mức tăng 3,2% trong dự báo NII của chúng tôi và (2) mức tăng 17,0% trong dự báo NFI (bao gồm ngoại hối) bù đắp cho mức tăng 4,7% trong dự báo chi phí dự phòng.

Dự báo tăng trưởng tín dụng hợp nhất đạt 19,5% YoY trong năm 2022. Ngoài ra, dự báo dư nợ cho vay của HDS sẽ tăng 15,0% YoY trong năm 2022 từ mức thấp của năm 2021.

HDB đã trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản vay tái cơ cấu trong năm 2021 thay vì phân bổ trong 3 năm (tương tự như ACB, MBB, BID và VCB). Yếu tố hỗ trợ: NIM cải thiện tốt hơn dự báo tại ngân hàng mẹ và HD Saison (HDS); chất lượng tín dụng tốt hơn kỳ vọng; phí trả trước từ 1 giao dịch banca độc quyền. Rủi ro: các thách thức trong kiểm soát chi phí tín dụng; tăng trưởng NFI thấp hơn dự kiến.

Chứng khoán Việt Nam 'đỏ lòm' khi súng nổ ở Ukraine

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Việt Nam mở đầu phiên chiều 24/2 ngay lập tức cũng phản ứng mạnh đỏ lửa trong xu thế chung của toàn thế giới.
 

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, phía đông Ukraine và kêu gọi quân đội Ukraine trong khu vực hạ vũ khí.

Chứng khoán ngày 25/2: Cổ phiếu nào nên chú ý?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 25/2.

Khuyến nghị khả quan LPB với giá mục tiêu 27.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh giảm giá mục tiêu 2,8% còn 27.600 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB).

Em trai ông Lê Chí Hiếu muốn rời Thuduc House

(Vietnamdaily) - Ông Khoa là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh – Marketing và chỉ mới được bổ nhiệm vào ghế Phó Tổng vào đầu tháng 11/2021.

HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, TDH) đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với ông Lê Chí Thủ Khoa kể từ ngày 1/3.

Được biết, ông Khoa là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh – Marketing và chỉ mới được bổ nhiệm vào ghế Phó Tổng vào đầu tháng 11/2021.

Ông Khoa cũng là em ruột ông Lê Chí Hiếu - Chủ tịch HĐQT công ty và bắt đầu trở thành người có liên quan kể từ tháng 6/2001.

Em trai ong Le Chi Hieu muon roi Thuduc House
 

Bên cạnh ông Khoa, một cá nhân khác cũng đã sớm rời ghế lãnh đạo tại TDH. Cụ thể, ông Tạ Chí Cường đã nộp đơn từ nhiệm khỏi vị trí Thành viên HĐQT dù chỉ mới được bổ nhiệm vào vị trí này vào tháng 12/2021. HĐQT TDH vẫn chưa công bố Nghị quyết liên quan đến trường hợp của ông Cường.

Thay đổi nhân sự cuối cùng trong cuộc họp HĐQT ngày 23/02 của TDH là việc miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với ông Lữ Minh Sơn sau khi ông tạm thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT ông Hiếu để lại.

Trước đó, ngày 8/2, ông Lê Chí Hiếu có đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT TDH. Trong đơn, ông Hiếu cho biết do tình hình sức khỏe không được tốt nên không thể tiếp tục giữ chức danh Chủ tịch công ty nên xin từ nhiệm, rút khỏi HĐQT.

Ông Hiếu đề nghị HĐQT TDH thực hiện bầu lại chức danh Chủ tịch thay ông kể từ ngày 8/2; thực hiện bầu bổ sung thành viên HĐQT trong ĐHĐCĐ gần nhất; thay đổi người đại diện vốn của TDH tại CTCP Ngoại thương phát triển đầu tư TP.HCM và CTCP Thương mại Dịch vụ Lộc Phúc An.

Ông Hiếu cũng cho biết kể từ ngày từ nhiệm ông sẽ không ký bất kỳ hồ sơ gì với vai trò Chủ tịch HĐQT của Thuduc House.

Thay thế vị trí này, HĐQT công ty cũng thông qua việc bầu ông Lữ Minh Sơn tạm thời giữ chức danh Chủ tịch HĐQT công ty kể từ ngày 9/2 cho đến khi công ty tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.

Ông Lữ Minh Sơn vừa được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT Thuduc House ngày 22/12/2021. Trước đó, ngày 30/11/2021 ông Sơn được bầu làm Phó tổng giám đốc công ty. Từ ngày 1/7/2021 đến ngày 30/11/2021 ông Sơn giữ vị trí kế toán trưởng TDH.