Chứng khoán ngày 18/5: MWG, KBC và PVS được khuyến nghị như nào?

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị cổ phiếu MWG, KBC và PVS như thế nào cho phiên 18/5?

MWG (Khuyến nghị Trung lập): Lợi nhuận phục hồi chậm từ tháng 4 
Chứng khoán SSI: Theo như cuộc họp với chuyên viên phân tích do MWG tổ chức ngày 12/5/2023 và KQKD thấp hơn kỳ vọng trong Q1/2023, chúng tôi điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận ròng năm 2023 và 2024 lần lượt là -24% và -8%, xuống 3 nghìn tỷ đồng (-27% svck) và 4,6 nghìn tỷ đồng (+52% svck). Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng lợi nhuận của MWG đã tạo đáy trong Q1/2023. Trong tháng 4, doanh thu phục hồi 20% so với tháng trước.
Theo quan điểm của chung tôi, lợi nhuận có thể phục hồi trong thời gian còn lại của năm nhờ: (i) doanh thu hàng điện lạnh tăng mạnh do thời tiết nắng nóng gần đây; (ii) lãi suất hạ nhiệt; và (iii) nhu cầu trong nước và nước ngoài đều phục hồi từ Q4/2023. Theo đó, lợi nhuận sẽ có thể ghi nhận kết quả tăng trưởng so với cùng kỳ từ Q4/2023.
Với các chỉ số mục tiêu không thay đổi dựa trên ước tính năm 2024 đã điều chỉnh (từ mức trung bình năm 2023-2024), chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu mới là 43.900 đồng/cổ phiếu (từ 44.400 đồng/cp), tiềm năng tăng giá là 15.1% so với giá cổ phiếu hiện tại, và duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP.
Một số điểm chính từ cuộc họp như sau:
a) Với dòng tiền mạnh (MWG là công ty bán lẻ trong nước duy nhất có tiền mặt ròng dương trong Q1/2023), ĐMX & TGDD có vị thế tốt để giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh đang gặp khó khăn về tài chính.
b) MWG vẫn đặt mục tiêu đạt điểm hòa vốn cho mảng bách hóa vào cuối năm 2023, mặc dù chúng tôi cho rằng mục tiêu này là một thách thức trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và chuyển từ siêu thị mini sang chợ truyền thống trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy được sự cải thiện dần về lợi nhuận nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí. Cùng với việc không phát sinh chi phí bất thường liên quan đến việc đóng cửa các cửa hàng BHX hoạt động không hiệu quả, điều này sẽ bù đắp cho sự sụt giảm lợi nhuận ròng trong năm 2023.
c) Ban lãnh đạo kỳ vọng những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô sẽ giảm bớt trong nửa cuối năm 2023, từ đó lợi nhuận năm 2024 có thể sẽ phục hồi từ mức nền thấp của năm 2023.
Quan điểm ngắn hạn: chúng tôi cho rằng lợi nhuận trong Q2/2023 và Q3/2023 vẫn có thể giảm so với cùng kỳ, điều này có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu MWG. Nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc tích lũy cổ phiếu trong thời gian giá giảm.
Chung khoan ngay 18/5: MWG, KBC va PVS duoc khuyen nghi nhu nao?
 
KBC (Khuyến nghị khả quan): Doanh số đất KCN tăng trưởng mạnh sẽ thúc đẩy lợi nhuận năm 2023
Chứng khoán VietCap (VCSC): Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với Tổng CT Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) và nâng giá mục tiêu thêm 20% lên 28.700 đồng/cổ phiếu.
Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu đến từ (1) định giá cao hơn của chúng tôi đối với các KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh (NSHL) và Tân Phú Trung, chúng tôi kỳ vọng giá bán trung bình và doanh thu cao hơn trong giai đoạn 2023-2024, (2) số dư tiền mặt ròng cao hơn vào cuối quý 1/2023 và (3) chúng tôi cập nhật giá mục tiêu từ cuối năm 2023 đến giữa năm 2024. Tuy nhiên, những tác động tích cực này bị ảnh hưởng một phần bởi định giá thấp hơn của chúng tôi đối với KCN Quang Châu do ~70% (54 ha) diện tích đất cho thuê còn lại của dự án này đã được bàn giao vào quý 1/2023.
Trong năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu đạt 6,3 nghìn tỷ đồng (+563% YoY và +2% so với dự báo trước đây của chúng tôi) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 2 nghìn tỷ đồng (+30% YoY và +27% so với dự báo trước đây của chúng tôi), chủ yếu được thúc đẩy bởi kỳ vọng của chúng tôi về diện tích đất KCN bàn giao tăng 7,6 lần YoY lên 162 ha (+10% so với dự báo trước đây của chúng tôi). Trong khi đó, chúng tôi kỳ vọng giá bán trung bình sẽ giảm 2% YoY còn 145 USD/m2 (+4% so với dự báo trước đây của chúng tôi). Đối với phân khúc khu đô thị (KĐT), chúng tôi dự báo diện tích đất bàn giao sẽ giảm 19% YoY còn 3,1 ha (-52% so với dự báo trước đây của chúng tôi) do chúng tôi trì hoãn dự báo bàn giao KĐT Phúc Ninh đến năm 2024.
Chúng tôi nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 thêm 22% do chúng tôi tăng dự báo bàn giao đất KCN và đất KĐT lần lượt thêm 8% và 23%. Tuy nhiên, chúng tôi đã giảm 10% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2025 do chúng tôi kỳ vọng phần lớn KCN NSHL sẽ được bàn giao trong giai đoạn 2023-2024. 
PVS (Khuyến nghị mua): Thượng nguồn trở nên sôi động nhờ giá dầu ở mức cao
Chứng khoán Phú Hưng (PHS): Chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần của công ty sẽ đạt 16.3 nghìn tỷ đồng (-1% YoY) trong năm 2023 khi các dự án thuộc backlog có quy mô lớn như Gallaf Batch 3, Shwe Phase 3 và các thành phần của dự án Điện gió Hải Long sẽ tiếp tục được triển khai với tiến độ tốt (khoảng 50%) trong năm nay cùng lúc PVS có thể đấu thầu được nhiều dự án mới, đặc biệt là Lô B – Ô Môn. Theo đó, LNST có thể đạt 939 tỷ đồng (-1% YoY). Như vậy, hiệu quả hoạt động được kỳ vọng sẽ tiếp tục được củng cố khi Biên lợi nhuận gộp và Biên lợi nhuận ròng được giữ ở mức 6% nhờ giá nguyên vật liệu, nhiên liệu sẽ ổn định hơn trong năm nay
Điểm nhấn đầu tư: (1) Là tên tuổi uy tín nhất trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật cho ngành dầu khí và các ngành công nghiệp khác tại Việt Nam, PVS có cho mình lượng backlog lớn của nhiều dự án quan trọng, bao gồm cả các dự án nước ngoài. Các công trình đang triển khai có thể hỗ trợ cho tăng trưởng của doanh nghiệp trong nhiều năm tới.
(2) Trong điều kiện thị trường thuận lợi hiện nay và với tư cách là thành viên của PVN, chúng tôi kỳ vọng công ty sẽ đạt được nhiều dự án ngoài khơi quan trọng trong thời gian tới, đặc biệt là các hợp phần thượng nguồn của Lô B – Ô Môn, với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 8 tỷ USD.
(3) Ngoài ra, PVS cũng đang hướng tới phát triển điện gió ngoài khơi để nắm bắt quá trình chuyển đổi xanh quan trọng trong những thập kỷ tới. Công ty đã và đang hiện thực hóa mục tiêu này bằng việc ký MOU với các đối tác lớn từ Đan Mạch đến Singapore.
Định giá & khuyến nghị: Sử dụng phương pháp P/E, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 31,400 VND/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA với mức tăng giá tiềm năng là 22%. Định giá này chưa tính đến dự án Lô B – Ô Môn trong năm 2023 vì chúng tôi cho rằng dự án chỉ bắt đầu triển khai từ năm 2024.
Rủi ro: (1) Biến động bất lợi của giá nguyên vật liệu; (2) Rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng rõ nét

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự tạo đáy?

(Kiến Thức) - BSC nhận định VN-Index đang có nhiều cơ hội để vượt ngưỡng 1.000 điểm để bước tiếp ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 1.050 điểm trong một vài tuần tới.

Đóng cửa phiên 28/11, VN-Index tăng 34,23 điểm (3,52%) lên 1.005,69 điểm, HNX-Index tăng 7,29 điểm (3,71%) lên 204,06 điểm, UPCoM-Index tăng 1,62 điểm (2,37%) đạt 70,03 điểm.
Phiên này là một phiên tăng có sự ủng hộ của nhiều yếu tố khi dòng tiền lan tỏa đều đã kéo VN-Index vượt qua mốc tâm lý 1.000 điểm. Như vậy sau 3 tuần kể từ khi rớt khỏi mốc này phiên 4/11 (đóng cửa tại mức 997,x điểm), VN-Index đã được kéo trở lại cao điểm này sau 2 phiên bứt phá kể từ cuối tuần trước. 

Thị trường về cơ bản hồi phục khá đúng dự báo của các công ty chứng khoán khi đã vượt được cả MA20 và mốc tâm lý 1.000 điểm trong cùng ngày. Do đó, VN-Index để ngỏ kỳ vọng đã tạo đáy và có thể sẽ test lại mốc 1.000 điểm trong một vài phiên tới.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán BSC đưa ra một số chỉ tiêu nhận diện quá trình hình thành đáy của VN-Index trong thị trường giá giảm, trong đó có dấu hiệu của chỉ số định giá P/E. Từ việc quan sát diễn biến P/E một số thị trường chứng khoán khác khi tạo đáy, BSC thực hiện liên hệ với Việt Nam.

TPHCM: Tận mục trung tâm triển lãm 800 tỷ đồng xây cả thập kỷ chưa xong

Dự án trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM xây dựng cả thập kỷ nhưng vẫn chưa hoàn thiện, liên tục lỡ hẹn bàn giao, làm xấu bộ mặt khu đô thị mới.

TPHCM: Tan muc trung tam trien lam 800 ty dong xay ca thap ky chua xong
 Dự án trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM, trước đây do BQL xây dựng trung tâm triển lãm quy hoạch thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM làm chủ đầu tư, với số vốn khoảng 800 tỷ đồng. (Ảnh: Dân Trí).

Bộ Tài chính: Giám sát chặt tổ chức kinh doanh chứng khoán

Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng nghiên cứu và triển khai kịp thời các giải pháp để hỗ trợ thị trường chứng khoán ổn định. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ, triển khai các kế hoạch thanh, kiểm tra các công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính cho biết, sẽ khẩn trương thực hiện và rà soát vướng mắc, bất cập quy định pháp luật chứng khoán, từ Luật Chứng khoán tới các văn bản hướng dẫn; đồng thời, tiếp tục triển khai Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo đúng kế hoạch, cũng như triển khai Chiến lượng phát triển thị trường chứng khoán 2021 – 2030 khi được Chính phủ phê duyệt,…