Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Xã hội

Chùm ảnh: Dân khổ sở sống cạnh bãi rác Sơn Tây

24/11/2015 19:01

(Kiến Thức) - Từ ngày có bãi rác Sơn Tây, cuộc sống của các hộ dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những đống rác chất cao như núi gây ô nhiễm.

Hồng Liên

Nóng: Hành khách trượt ngã vì mưa dột ở Tân Sơn Nhất

Sống mòn ở “làng chết”: Người sống “ngồi trên lửa”

Đến nơi “ăn cơm mắc màn, nói chuyện đeo khẩu trang“ ở Sơn Tây

Ly hôn vì thấy con trai giống ông hàng xóm như lột

Vợ chết thảm vì chồng hành lễ “đuổi ma” vùng kín

Bãi rác Sơn Tây nằm tại thôn An Sơn, xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), bắt đầu xây dựng từ năm 2009 và chính thức hoạt động từ năm 2012. Bãi rác từ khi hoạt động đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Hình ảnh khu vực xử lý rác thải nhìn từ phía sau nhà ông Hoàng Ngọc Ân.
Bãi rác Sơn Tây nằm tại thôn An Sơn, xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), bắt đầu xây dựng từ năm 2009 và chính thức hoạt động từ năm 2012. Bãi rác từ khi hoạt động đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Hình ảnh khu vực xử lý rác thải nhìn từ phía sau nhà ông Hoàng Ngọc Ân.
Ông Ân cho biết: "Từ ngày có bãi rác, cuộc sống của các hộ dân nơi đây bị đảo lộn. Người lớn, trẻ nhỏ phải thường xuyên đi viện vì mắc bệnh tai - mũi - họng. Có đứa 3 tuổi đã bị viêm xoang nặng, một số đứa phải đi hút dịch cả tuần mới hết cái khói đen ám trong mũi. Tính về ung thư ở khu vực này cũng tương đối, đa phần là bị ung thư phổi, ung thư vòm họng…".
Ông Ân cho biết: "Từ ngày có bãi rác, cuộc sống của các hộ dân nơi đây bị đảo lộn. Người lớn, trẻ nhỏ phải thường xuyên đi viện vì mắc bệnh tai - mũi - họng. Có đứa 3 tuổi đã bị viêm xoang nặng, một số đứa phải đi hút dịch cả tuần mới hết cái khói đen ám trong mũi. Tính về ung thư ở khu vực này cũng tương đối, đa phần là bị ung thư phổi, ung thư vòm họng…".
Hằng ngày, người dân phải chịu những tiếng máy nổ đinh tai, nhức óc; mùi hôi thối từ những bãi rác; mùi khét lẹt từ những ống khói trong bãi đốt rác, xử lý rác thải...
Hằng ngày, người dân phải chịu những tiếng máy nổ đinh tai, nhức óc; mùi hôi thối từ những bãi rác; mùi khét lẹt từ những ống khói trong bãi đốt rác, xử lý rác thải...
Đặc biệt, người dân phải khổ sở chống chọi với bầy ruồi, muỗi từ bãi rác bay đến.
Đặc biệt, người dân phải khổ sở chống chọi với bầy ruồi, muỗi từ bãi rác bay đến.
Ruồi nằm la liệt sau khi người dân phun thuốc diệt ruồi, muỗi. Tuy nhiên, tác dụng của loại thuốc này cũng chỉ chống được dăm ba ngày rồi lại đâu vào đấy.
Ruồi nằm la liệt sau khi người dân phun thuốc diệt ruồi, muỗi. Tuy nhiên, tác dụng của loại thuốc này cũng chỉ chống được dăm ba ngày rồi lại đâu vào đấy.
Ngoài phun thuốc, người dân còn phải rắc vôi bột để hạn chế đến mức tối đa loài ruồi, muỗi.
Ngoài phun thuốc, người dân còn phải rắc vôi bột để hạn chế đến mức tối đa loài ruồi, muỗi.
Chân của một người dân chi chít các nốt thâm và vết ngứa do bị muỗi đốt.
Chân của một người dân chi chít các nốt thâm và vết ngứa do bị muỗi đốt.
Mâm cơm vừa bỏ lồng bàn ra, chưa đầy 5 phút ruồi nhặng đã bu đầy.
Mâm cơm vừa bỏ lồng bàn ra, chưa đầy 5 phút ruồi nhặng đã bu đầy.
Cận cảnh "bát cơm ruồi" khiến người dân phát khiếp, không dám ăn.
Cận cảnh "bát cơm ruồi" khiến người dân phát khiếp, không dám ăn.
“Để tránh ruồi, chúng tôi phải đóng cửa gần như 24/24 giờ, các lỗ thông gió đều phải bịt kín. Trước khi ăn cơm phải tắt điện, xua hết ruồi trong nhà ra, đóng cửa, bật điện, rồi mới dám ăn. Nhiều hộ phải ăn trong màn vì nhiều ruồi quá. Khổ nhất là nhà nào có hiếu hỉ, ruồi nhặng bu đầy mâm cỗ, bay vo ve trên đầu, nhìn là phát khiếp” – bà Hoàng Thị Tám bức xúc.
“Để tránh ruồi, chúng tôi phải đóng cửa gần như 24/24 giờ, các lỗ thông gió đều phải bịt kín. Trước khi ăn cơm phải tắt điện, xua hết ruồi trong nhà ra, đóng cửa, bật điện, rồi mới dám ăn. Nhiều hộ phải ăn trong màn vì nhiều ruồi quá. Khổ nhất là nhà nào có hiếu hỉ, ruồi nhặng bu đầy mâm cỗ, bay vo ve trên đầu, nhìn là phát khiếp” – bà Hoàng Thị Tám bức xúc.
Thậm chí, nhiều lúc ngồi nói chuyện với nhau cũng phải đeo khẩu trang vì mùi quá nặng.
Thậm chí, nhiều lúc ngồi nói chuyện với nhau cũng phải đeo khẩu trang vì mùi quá nặng.
Không chỉ bị ô nhiễm về không khí, người dân cho biết, khu vực này còn bị ô nhiễm nghiêm trọng về nguồn nước. “Nhà tôi liền kề với bãi rác. Điểm tập kết rác thải của nhà máy cao như núi, gấp hai lần nóc nhà tôi. Có cái ao nhỏ gần đó, thỉnh thoảng tôi hay xuống cắt cỏ, rửa chân tay, nhưng từ khi nhà máy rác hoạt động, có lần xuống rửa chân về bị lở loét, ngứa thành vùng như bị tổ đỉa nên tôi chẳng dám lội xuống nữa.” – ông Hoàng Ngọc Ân kể lại.
Không chỉ bị ô nhiễm về không khí, người dân cho biết, khu vực này còn bị ô nhiễm nghiêm trọng về nguồn nước. “Nhà tôi liền kề với bãi rác. Điểm tập kết rác thải của nhà máy cao như núi, gấp hai lần nóc nhà tôi. Có cái ao nhỏ gần đó, thỉnh thoảng tôi hay xuống cắt cỏ, rửa chân tay, nhưng từ khi nhà máy rác hoạt động, có lần xuống rửa chân về bị lở loét, ngứa thành vùng như bị tổ đỉa nên tôi chẳng dám lội xuống nữa.” – ông Hoàng Ngọc Ân kể lại.
Theo người dân, nguồn nước sạch ở đây rất khan hiếm, lúc có, lúc không. Hộ nào có tiền thì mua nước ở nơi khác về dùng. Hộ nào không có tiền thì phải dùng nước giếng khoan, giếng đào.
Theo người dân, nguồn nước sạch ở đây rất khan hiếm, lúc có, lúc không. Hộ nào có tiền thì mua nước ở nơi khác về dùng. Hộ nào không có tiền thì phải dùng nước giếng khoan, giếng đào.
Bể nước sạch của các hộ dân luôn trong tình trạng cạn kiệt, máy bơm không có nước để bơm.
Bể nước sạch của các hộ dân luôn trong tình trạng cạn kiệt, máy bơm không có nước để bơm.
Muốn có nước phục vụ cho sinh hoạt, người dân phải cho lọc qua các bể lọc, tuy nhiên nước vẫn không tránh khỏi việc có mùi tanh và có màu hơi vàng.
Muốn có nước phục vụ cho sinh hoạt, người dân phải cho lọc qua các bể lọc, tuy nhiên nước vẫn không tránh khỏi việc có mùi tanh và có màu hơi vàng.
Cứ một tuần người dân phải thay quả lọc một lần.
Cứ một tuần người dân phải thay quả lọc một lần.
Để tiết kiệm, các hộ dân ở đây phải dùng bàn chải cọ lớp vàng trên quả lọc rồi đem phơi khô dùng tiếp lần 2.
Để tiết kiệm, các hộ dân ở đây phải dùng bàn chải cọ lớp vàng trên quả lọc rồi đem phơi khô dùng tiếp lần 2.

Top tin bài hot nhất

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

06/05/2025 07:05
Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

26/04/2025 07:30
Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

05/05/2025 13:30
Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

21/04/2025 06:45

Bạn có thể quan tâm

Triệu tập hai đối tượng chặn đầu xe tải ở Hải Dương

Triệu tập hai đối tượng chặn đầu xe tải ở Hải Dương

"Nên mở rộng việc nhập quốc tịch Việt Nam để huy động sức mạnh"

"Nên mở rộng việc nhập quốc tịch Việt Nam để huy động sức mạnh"

Phượng vĩ đỏ rực phố phường Hà Nội tháng 5

Phượng vĩ đỏ rực phố phường Hà Nội tháng 5

Cầu Phong Châu - Phú Thọ dần thành hình vươn ra sông Hồng

Cầu Phong Châu - Phú Thọ dần thành hình vươn ra sông Hồng

Va chạm xe máy, 2 thanh niên ở Hải Dương tử vong

Va chạm xe máy, 2 thanh niên ở Hải Dương tử vong

Cắt bỏ thủ tục rườm rà, giảm chi phí cho doanh nghiệp

Cắt bỏ thủ tục rườm rà, giảm chi phí cho doanh nghiệp

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status