Chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn máy bay thế chiến hai ở Mỹ

Giới chức Mỹ thông báo 6 người thiệt mạng trong vụ hai máy bay quân sự đâm nhau xảy ra tại Triển lãm hàng không Wings over Dallas hôm 12/11.

Vụ hai máy bay quân sự đâm nhau trong triển lãm hàng không xảy ra tại sân bay Dallas, cách trung tâm thành phố khoảng 16 km. Thẩm phán hạt Dallas, ông Clay Jenkins cho biết cơ quan chức năng nước này đang nỗ lực xác định danh tính các nạn nhân.
Nguyên nhân của vụ tai nạn hiện vẫn đang được điều tra. Tờ Dallas Morning News hôm 20/11 cho biết, vụ tai nạn khiến 6 người thiệt mạng này, đã đặt ra một dấu hỏi lớn cho các chương trình triễn lãm hàng không trong tương lai - nơi mà các phi công nghiệp dư thực hiện những bài bay trình diễn cực kỳ mạo hiểm.
Theo Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ, vụ va chạm giữa máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress (Pháo đài bay) và một chiếc tiêm kích Bell P-63 Kingcobra (Hổ mang chúa) xảy ra trong chương trình kỷ niệm không quân.
Một số video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy máy bay chiến đấu dường như lao vào máy bay ném bom, khiến cả hai chiếc phi cơ nhanh chóng lao xuống đất và tạo ra một quả cầu lửa cùng cột khói bốc cao.
Chua ro nguyen nhan vu tai nan may bay the chien hai o My
Sau khi đâm vào nhau, hai máy bay đã vỡ thành nhiều mảnh trước khi lao xuống đất và bốc cháy. Ảnh: AP. 
"Tôi chỉ biết đứng đó nhìn. Tôi hoàn toàn bị sốc và không thể tin được", Anthony Montoya, 27 tuổi, người tham dự triển lãm chứng kiến vụ tai nạn cho biết. "Mọi người xung quanh đều kinh hãi và bật khóc. Ai cũng bị sốc".
Đại diện Commemorative Air Force, một công ty tham gia triển lãm và sở hữu hai máy bay gặp nạn, cho biết hai máy bay liên quan trong vụ va chạm đều là các máy bay phục vụ quân đội Mỹ từ Thế chiến 2.
Vấn đề an toàn triển lãm hàng không, đặc biệt là với các máy bay quân sự cũ đã được đặt ra nhiều năm qua.
Chua ro nguyen nhan vu tai nan may bay the chien hai o My-Hinh-2
Hai máy bay vỡ nát sau vụ tai nạn. Ảnh: AP. 
Năm 2011, đã có 11 người thiệt mạng ở Reno, bang Nevada, khi một chiếc P-51 Mustang đâm vào khán giả.
Năm 2019, một máy bay ném bom đã bị rơi ở Hartford, bang Connecticut, khiến 7 người thiệt mạng.
Kể từ năm 1982 đến nay, cơ quan chức năng Mỹ đã điều tra 21 vụ tai nạn liên quan đến các máy bay ném bom từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2, khiến 23 người thiệt mạng. Chủ yếu, những vụ tai nạn này đều xảy ra trong các triển lãm hàng không - nơi các phi công nghiệp dư với những chiếc máy bay "đồ cổ", trình diễn những bài bay mang tính biểu diễn nhưng cũng không kém phần mạo hiểm.

Những vụ rơi máy bay chết người thảm khốc ở Nepal

Theo dữ liệu An toàn hàng không, có 27 vụ rơi máy bay chết người ở Nepal trong 30 năm qua. Gầy đây nhất là vụ máy bay chở 22 người tử nạn.

Chiếc DHC-6 Twin Otter của hãng Tara Air chở 22 người cất cánh vào sáng ngày 29/5 từ thành phố Pokhara, miền trung Nepal và hướng đến Jomsom, một địa điểm du lịch nổi tiếng.
Chuyến bay dự kiến mất khoảng 30 phút nhưng máy bay gặp sự cố và toàn bộ 22 người trên máy bay thiệt mạng. Giới chức cho biết các hành khách gồm có 13 người Nepal, 4 người hành hương Hindu từ Ấn Độ và 2 người Đức. Máy bay rơi xuống khu vực gần núi Dhaulagiri - đỉnh núi cao thứ 7 thế giới với độ cao khoảng 8.167m.

Mỹ: Máy bay đâm vào nhà dân, 3 người thiệt mạng

Một chiếc máy bay đâm vào nhà dân ở bang Minnesota (Mỹ) giữa đêm 1/10, khiến 3 người trên máy bay thiệt mạng. May mắn là hai người trong nhà không bị thương.

Cảnh sát thành phố Hermantown nhận được tin báo ngay lúc nửa đêm 1/10 từ tháp điều khiển tại Sân bay Quốc tế Duluth. Cụ thể, chiếc máy bay cỡ nhỏ Cessna 172 đã đâm xuyên mái của một ngôi nhà ở địa phương này rồi rơi xuống sân sau của căn nhà.
Nhân viên và lính cứu hỏa đã phát hiện ra chiếc máy bay đâm vào nhà dân ở bang Minnesota. Hai người dân có mặt trong ngôi nhà vào thời điểm đó may mắn không bị thương nhưng 3 người trên máy bay đã thiệt mạng. Cảnh sát đã xác minh danh tính 3 nạn nhân đều đến từ khu vực Twin Cities, bang Minnesota.