Chưa chốt được thời gian khởi công lại dự án chống ngập 10.000 tỷ

(Kiến Thức) - Theo lãnh đạo Trung tâm chống ngập TP HCM, đến nay TP vẫn chưa chốt được thời gian khởi công lại dự án chống ngập vì đang chờ các sở ngành kiểm tra, rà soát.

Liên quan đến dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng hiện đang phải tạm ngưng thi công, ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước – Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết, hiện nay các sở ngành đang tập trung rà soát, tham mưu UBND TP giải quyết.

Sau khi hoàn chỉnh thủ tục liên quan, điều chỉnh dự án mới có thể khởi động trở lại.

Theo ông Long, dự án “Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1)” do nhà đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam thực hiện.

Chua chot duoc thoi gian khoi cong lai du an chong ngap 10.000 ty
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng hiện vẫn chưa chốt được thời gian khởi công lại. 

Tuy nhiên, dự án đã tạm dừng thi công từ ngày 30/4/2018 đến nay. Vì vậy, việc chống ngập do triều cường trong phạm vị 550km2 vẫn chưa được giải quyết, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 – 2020 được UBND TP ban hành.

Cũng theo ông Long, ngày 3/10/2018, TVGS có văn bản gửi Trung tâm Chống ngập tiếp tục tham gia các cuộc họp giữa 3 bên nhưng chưa có thời gian cụ thể.

“Theo ý kiến của Trung tâm chống ngập, mỗi nội dung, nhiệm vụ công việc có tính chất khác nhau. TVGS thông báo có sự đe dọa của các đối tượng xã hội thì việc này đã có lực lượng công an điều tra làm rõ.

Còn việc giám sát hợp đồng phải thực hiện liên tục trong suốt thời gian thực hiện dự án theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa Trung tâm chống ngập và TVGS, nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì căn cứ vào điều khoản hợp đồng và quy định của pháp luật để xử lý”, ông Long cho biết.

Ông Long cũng chia sẻ, việc khởi công lại để sớm hoàn thành, phát huy hiệu quả chống ngập do triều cường của TP là điều Trung tâm chống ngập quan tâm tâm nhất hiện nay.

“Vừa qua, trung tâm chống ngập cũng đã phối hợp với các sở ngành để tham mưu cho UBND TP nhằm sớm khởi động, thi công lại dự án”, ông Long nói.

Ngoài ra, liên quan đến tư cách của đơn vị giám sát hợp đồng, UBND TP cũng đã giao cho Sở Tư pháp tham mưu, hiện nay Sở đang thực hiện theo chỉ đạo của TP.

“Số phận” siêu máy bơm chống ngập ở TPHCM bây giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Từng đưa ra đơn giá thuê máy bơm chống ngập ở “rốn ngập” đường Nguyễn Hữu Cảnh là 12 tỷ/năm. Thế nhưng dù vẫn còn nghi ngờ về hiệu quả nhưng chủ đầu tư lại tăng mức thuê hơn gấp đôi khiến ai cũng ngỡ ngàng.

Tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP HCM) từng được xem là “rốn ngập” ở TP HCM. Thảm cảnh ngập nước thường xuyên vào mùa mưa khiến cuộc sống của người dân 2 bên tuyến, cũng như người tham gia giao thông trên đường vô cùng khổ sở.
 

Thảm cảnh ngập nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Thảm cảnh ngập nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TPHCM. 
“Không hết ngập, không lấy tiền…”

Các công trình chống ngập quy mô cực “khủng” ở SG

6 cống ngăn triều thuộc dự án chống ngập trị giá hơn 10.000 tỷ ở TP HCM đang được chủ đầu tư thi công đồng loạt, tăng tốc để hoàn thành sớm hơn 14 tháng so với kế hoạch.

Anh: Cac cong trinh chong ngap quy mo cuc
Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1” do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam đầu tư, được khởi công từ ngày 26/6 với tổng kinh phí hơn 10.000 tỷ đồng. Đây là dự án chống ngập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) thay vì sử dụng ngân sách. Trong ảnh cống ngăn triều Cây Khô (huyện Nhà Bè). 

Thuê siêu máy bơm chống ngập giá 10 tỷ/năm là "quá rẻ"

Chủ "siêu" máy bơm chống ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh cho biết giá thuê 10 tỷ/năm không đủ trả tiền lãi vay ngân hàng, chưa tính đến kinh phí vận hành và trả lương nhân viên.

Mới đây, Trung tâm điều hành chống ngập TP.HCM đề xuất mức giá thuê máy bơm vận hành chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh gần 10 tỷ đồng/năm, thuê máy bơm trong 7 năm với kinh phí gần 70 tỷ đồng. Chủ máy bơm cho rằng mức giá trên là quá rẻ so với những gì doanh nghiệp đã đầu tư và vận hành từ trước đến nay.