Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 29/4 (tức 10/3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã thay mặt đồng bào cả nước tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố cùng đông đảo người dân đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Chu tich nuoc Vo Van Thuong dang huong tuong niem cac Vua Hung
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố cùng đông đảo người dân đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. 
Đúng 6 giờ 30 phút, trong tiếng nhạc lễ âm vang, Đoàn dâng hương khởi hành từ sân trung tâm lễ hội qua Nghi môn, đền Hạ, đền Trung lên đền Thượng. Đi đầu đoàn hành lễ là đội tiêu binh rước Quốc kỳ, cờ hội và vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước”.
Theo sau là các thiếu nữ mặc áo dài đỏ mang hương, hoa, lễ vật và 100 con Lạc, cháu Hồng trong trang phục cổ, tay giương cao cờ hội, thể hiện sức sống mãnh liệt của dòng giống Tiên Rồng cùng đoàn rước kiệu dâng lễ vật hương, hoa, bánh chưng, bánh giầy gắn liền với truyền thuyết về vị hoàng tử Lang Liêu và quan niệm Trời tròn - Đất vuông của cha ông ta.
Chu tich nuoc Vo Van Thuong dang huong tuong niem cac Vua Hung-Hinh-2
 Đoàn dâng hương khởi hành từ sân Trung tâm Lễ hội đền Hùng qua Nghi môn, đền Hạ, đền Trung lên đền Thượng.
Tiếp đó là đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các cơ quan trung ương, các địa phương; lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, các sở, ngành, đoàn thể, huyện, thành, thị và nhân dân về dự Lễ dâng hương.
Tại Điện Kính Thiên, với tấm lòng thành kính tri ân công đức Tổ tiên, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dẫn đầu đoàn đại biểu vào Thượng cung dâng hương, hoa bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân đã có công dựng nước để con cháu nối tiếp truyền thống Lạc Hồng xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh như ngày hôm nay.
Chu tich nuoc Vo Van Thuong dang huong tuong niem cac Vua Hung-Hinh-3
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thắp hương tưởng nhớ các Vua Hùng. 
Trước anh linh Quốc Tổ Hùng Vương, thay mặt hơn 90 triệu con dân đất Việt, đồng chí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ kính cẩn đọc Chúc văn tưởng niệm các Vua Hùng, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; kính cáo trước anh linh các bậc tiền nhân về những thành tựu to lớn mà toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Tưởng nhớ về Tổ tông, các Vua Hùng đã khơi mạch nguồn dân tộc, lập nên Nhà nước Văn Lang, đặt nền móng cho sự phát triển trường tồn của quốc gia, dân tộc.
Chu tich nuoc Vo Van Thuong dang huong tuong niem cac Vua Hung-Hinh-4
 Các đại biểu dâng hoa tại bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong.
Ngay sau Lễ dâng hương, hàng triệu đồng bào trong nước, kiều bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đã thành kính tri ân công đức Tổ tiên, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống.
Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp người dân cả nước thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh các giá trị văn hóa thời đại, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vượt lên những giá trị lịch sử, tâm linh, Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành điểm hội tụ của lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tôn vinh các giá trị đạo đức, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bắn pháo hoa tầm cao dịp Giỗ tổ Hùng Vương tại Phú Thọ:

(Nguồn: THĐT)

Tăng trưởng GRDP của TP HCM rơi vào nhóm thấp nhất cả nước

Là đầu tàu kinh tế của cả nước, thế nhưng GRDP quý I/2023 của TP HCM lại nằm trong nhóm thấp nhất cả nước, xếp hạng 56 trên tổng số 63 địa phương.

Sáng 1/4, UBND TP HCM tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2023.
Theo số liệu của UBND TP HCM, GRDP của Thành phố quý I/2023 ước đạt khoảng 360.000 tỷ đồng, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, khu vực nông lâm thủy sản tăng 2,06%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,6%; khu vực thương mại dịch vụ tăng 2,07%; thuế sản phẩm tăng 1,14%.
Đáng chú ý, trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu (chiếm 60,4% GRDP), thì có tới 4/9 ngành có mức tăng trưởng âm. Cụ thể, ngành vận tải kho bãi giảm 0,63%, thông tin và truyền thông giảm 2,7%, kinh doanh bất động sản giảm 16,2%, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội giảm 4,82%.
Với kết quả trên, TP HCM là địa phương có mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, và nằm trong danh sách 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước.
Tang truong GRDP cua TP HCM roi vao nhom thap nhat ca nuoc
 Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu tại phiên họp.
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, năm 2021, Thành phố phải chiến đấu với đại dịch Covid-19 và vượt qua trong điều kiện ngặt nghèo. Năm 2022 là năm phục hồi, địa phương dự tính sẽ lấy lại những gì đã mất.
Cuối năm 2022, đầu năm 2023, thành phố đã dự tính được năm 2023 có nhiều khó khăn, thử thách. Do đó, năm 2023, Thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP từ 7,5 đến 8%, thấp hơn năm ngoái.
“Nhưng sự thật chúng ta không ngờ đến là các chỉ số thấp ở mức sâu như thế. Những khó khăn đã được dự tính trước, nhưng các chỉ số giảm sâu hơn điều được dự đoán”, ông Nên nhìn nhận.
Phát biểu tại phiên họp, TS Trần Du Lịch cho rằng, sau gần 40 năm, đây là lần đầu tiên TP.HCM nằm trong nhóm tăng trưởng thấp nhất cả nước. Dù các chuyên gia đã đưa ra dự báo kém khả quan vào quý IV/2022, kết quả thực tế còn xấu hơn.
Nhìn toàn cảnh tình hình thế giới lẫn trong nước, rất không may cho kinh tế cả nước và Thành phố trong quý IV/2022 vừa chịu tác động lớn từ bên ngoài là biến động thị trường tài chính thế giới và bên trong với những bất ổn về ngân hàng, tín dụng, thị trường bất động sản. “Hai yếu tố này cộng hướng làm chúng ta cực kỳ khó khăn và Thành phố là địa bàn chịu tác động của 2 yếu tố này mạnh nhất cả nước”, ông Lịch nhìn nhận.
Tang truong GRDP cua TP HCM roi vao nhom thap nhat ca nuoc-Hinh-2
 TS. Trần Du Lịch phát biểu tại phiên họp.
Tuy nhiên, qua quý 1/2023, tình hình trong cả nước đã dễ chịu hơn, kiểm soát được lạm phát, tỷ giá và ứng phó thị trường tài chính thế giới. Phân tích nguyên nhân tăng trưởng quý I/2023 của TP HCM lại thấp như vậy, ông Trần Du Lịch cho rằng, có 3 động lực mà Chính phủ và Thành phố đã thống nhất đề ra để kéo nền kinh tế trở lại nhưng thành phố chưa làm được.
Một là giải ngân vốn đầu tư công, đây là yếu tố rất quan trọng để vực dậy nền kinh tế. Thế nhưng, TP HCM bỏ lỡ công cụ này khi quý 1/2023 chỉ giải ngân đầu tư công được 2%.
Thứ hai, về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế cho vốn, ông Lịch đề nghị, cần khẩn trương công khai, minh bạch toàn bộ các dự án; làm rõ dự án nào làm, dự án nào không làm để tạo niềm tin cho doanh nghiệp.
Thứ ba, về phát triển thị trường nội địa. Theo ông, chưa bao giờ, tổng doanh thu dịch vụ và bán hàng của TP.HCM thấp hơn cả nước. Vừa qua, nếu loại trừ yếu tố giá, cả nước tăng khoảng 10,3% còn TP.HCM chỉ tăng 4,7% so với cùng kỳ quý I/2022, đây là việc chưa bao giờ xảy ra.
“Như vậy, cả 3 trụ cột - 3 liều thuốc để kinh tế tiếp tục phục hồi thì TP HCM vẫn chưa tận dụng được. Đây là nguyên nhân gốc khiến tăng trưởng chậm hơn so với cả nước,” ông Lịch phân tích.
>>> Mời độc giả xem thêm video TP HCM bảo tồn biệt thự cổ:

(Nguồn: VTV24)

Vùng KTTĐ miền Trung góp mặt trong top 10 Bảng xếp hạng PCI 2022

Trong Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 mới được công bố, Thừa Thiên Huế đứng vị trí thứ 6, Đà Nẵng tụt 5 bậc xuống vị trí thứ 9.

Sáng 11/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022.
Ngôi vị quán quân thuộc về Quảng Ninh (72,95/100), theo sau là Bắc Giang (72,8/100) và Hải Phòng (70,76/100).
Hai địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền TrungThừa Thiên Huế và Đà Nẵng góp mặt trong top 10 Bảng xếp hạng PCI 2022.
Vung KTTD mien Trung gop mat trong top 10 Bang xep hang PCI 2022
 
Năm nay, thành phố Đà Nẵng xếp vị trí thứ 9 cả nước với 68,52/100 điểm. So với PCI 2021, Đà Nẵng tụt 5 hạng, đứng thứ 2 trong Vùng KTTĐ miền Trung.
Đứng đầu khu vực là Thừa Thiên Huế với 69,36/100 điểm, tăng 2 bậc so với năm 2021.
Báo cáo PCI 2022 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 11.872 doanh nghiệp, trong đó có 10.590 doanh nghiệp tư nhân và và 1.282 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại Việt Nam. Kể từ khi bắt đầu tiến hành vào năm 2005 tới nay, đã có 176.496 lượt doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI phản ánh các khía cạnh đa dạng của môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Kết quả PCI năm nay cho thấy, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp lần lượt là các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế được đánh giá cao trong bảng xếp hạng.
Trong báo cáo PCI năm 2022 được công bố hôm nay, lần đầu tiên VCCI và USAID cùng các đối tác tư nhân giới thiệu và công bố chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI). Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.
Kết quả năm đầu tiên cho thấy, 3 tỉnh đứng đầu chỉ số PGI là: Trà Vinh, Lạng Sơn, và Bắc Ninh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ký séc vô trách nhiệm, cựu Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Đà Nẵng bị bắt:

(Nguồn: Kienthucnet)