Chủ tịch Hà Nội thụ lý giải quyết vụ người chết vẫn ký xác nhận đất

Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành quyết định thụ lý và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo của công dân đối với Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa liên quan đến việc cấp sổ đỏ ở 27A Đê La Thành (phường Ô Chợ Dừa).

Quyết định số 5473 nêu rõ: Chủ tịch UBND TP quyết định thụ lý giải quyết nội dung tố cáo của công dân đối với các Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa: Ông Trịnh Hữu Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cấp Giấy phép xây dựng (GPXD) trái quy định của pháp luật, hợp thức cho hộ ông Lê Hữu Hùng xây dựng công trình nhà ở tại tổ 18, phường Ô Chợ Dừa chèn đè lên đường thoát nước của 12 hộ dân , biến cống chung thành đất riêng của gia đình.
Ông Nguyễn Hoàng Giáp, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa ký ban hành văn bản số 146/UBND-TTr ngày 28/1/2019 kết luận sai về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tại địa chỉ số 27A Đê La Thành, phường Ô Chợ Dừa cho hộ gia đình ông Lê Hữu Hùng (kèm theo đơn do Ban Nội chính Thành ủy chuyển tại văn bản số 467-CV/BNCTU-TH ngày 14/8/2019 và Biên biển làm việc của Ban Tiếp công dân Thành phố với công dân ngày 4/9/2019.
Chu tich Ha Noi thu ly giai quyet vu nguoi chet van ky xac nhan dat
 Dù có lệnh ngừng thi công của quận Đống Đa và phường Ô Chợ Dừa công trình tại số 27A Đê La Thành vẫn thi công xong 5 tầng.
Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng giao Chánh Thanh tra Thành phố xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý; báo cáo Chủ tịch UBND TP theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018.
Được biết, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đại diện Tổ xác minh của Thanh tra TP đã có buổi làm việc với đại diện các hộ dân liên quan về nội dung tố cáo của công dân.
Tại buổi làm việc, đại diện 12 hộ dân đã cung cấp tài liệu, hồ sơ tố cáo việc cấp Giấy chứng nhận nhà sở hữu đất số AB832925 tại số 27A Đê La Thành là không đúng, sử dụng các biên bản, chữ ký của người đã chết, của cán bộ đã về hưu.
Bên cạnh đó, các hộ dân tố cáo ông Trịnh Hữu Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cấp GPXD năm 2017 chô hộ ông Lê Hữu Hùng xây dựng công trình nhà ở tại 27A Đê La Thành là không đúng, vì thời điểm này, các hộ đang có đơn tranh chấp (tháng 4/2016 đã có đơn kiến nghị gửi UBND phường, phường đã ghi vào sổ nhận đơn.
Đại diện 12 hộ dân cho biết, tháng 1/2017 UBND phường Ô Chợ Dừa đã có văn bản gửi Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Đống Đa đề nghị dừng giao dịch đối với khu đất 27A Đê La Thành. Nhưng Phó Chủ tịch quận Đống Đa vẫn ký cấp Giấy phép xây dựng cho khu đất này là hoàn toàn sai.
Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng năm 2017, hộ ông Hùng tại 27A Đê La Thành đã phá dỡ công trình cũ, xây dựng sai so với giấy phép được cấp và đã bị UBND phường Ô Chợ Dừa ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm TTXD.
“Đến tháng 2/2019, ông Trịnh Hữu Tuấn tiếp tục ký Giấy phép xây dựng số 190060 với diện tích 21,1m2 có cả phần diện tích hạ tầng rãnh thoát nước chung của các hộ dân xung quanh thay thế Giấy phép xây dựng trước đó là không đúng vì diện tích hạ tầng rãnh thoát nước chung của các hộ dân”, đơn thư của các hộ dân nêu.
Luật sư chỉ dấu hiệu cố tình làm sai
Luật sư Nguyễn Thùy Dương Văn phòng luật sư Minh Long (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, qua chứng cứ, tài liệu mà 12 hộ dân cung cấp cho thấy xung quanh việc cấp “sổ đỏ” và cấp Giấy phép xây dựng tại số 27A Đê La Thành (quận Đống Đa) còn nhiều điểm khuất tất, cần được các cơ quan chức năng TP Hà Nội làm rõ.
Theo Luật sư Dương, trong đơn tố cáo cùng các chứng cứ kèm theo của 12 hộ dân đã nêu rõ: Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 27A Đê La Thành đã giả mạo chữ ký của cả người đã chết và người còn sống.
Chu tich Ha Noi thu ly giai quyet vu nguoi chet van ky xac nhan dat-Hinh-2
Công trình sai phạm số 27A Đê La Thành càng đình chỉ càng xây cao chỉ cách trụ sở UBND Quận Đống Đa, Công an Phường Ô Chợ Dừa gần 200-300m. 
Cụ thể toàn bộ chữ ký của đại diện các hộ liền kề gồm bà Lê Thị Tình, ông Nguyễn Văn Định, bà Phạm Thị Oanh (đã chết 2 năm có giấy chứng tử), ông Lê Trọng Đặng, ông Nguyễn Đình Báu trên “Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất” do địa chính Phường Ô Chợ Dừa lập năm 1998, bị sửa chữa thành năm 2006 và “Đơn xác thực diện tích đất” là giả mạo.
“Việc sửa chữa hồ sơ, giả mạo chữ ký trong hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một hành vi sai phạm cực kỳ nghiêm trọng có yếu tố cấu thành tội Hình sự, hơn nữa lại liên quan đến tranh chấp kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi sống của biết bao con người. Việc này nên giám định lại các chữ ký trong biên bản xác định mốc giới để làm rõ”, luật sư Dương phân tích.
Theo luật sư Dương, trong kết luận của UBND Quận Đống Đa chỉ ra việc cấp “sổ đỏ” tại 27A Đê La Thành cấp là tùy tiện, không đúng quy trình, quy định pháp luật nhưng nếu xác định việc giả mạo hồ sơ, giả mạo chữ ký của hộ liền kề đã chết của cán bộ đã nghỉ hưu để làm cơ sở cấp “sổ đỏ” thì có yếu tố cấu thành tội Hình sự khi cố tình làm sai, lợi dụng chức vụ làm sai và tội làm giả mạo hồ sơ, giấy tờ trong thực thi công vụ.
“Ngoài cần giám định chữ ký trong Biên bản xác định mốc giới, việc trích lục tàng thư căn cước công dân và hồ sơ lưu trú của các cá nhân có liên quan để từ đó truy nguyên đến cùng sự thật khi xác minh chữ ký giả mạo hay không, là điều không hề khó đối với một cơ quan công quyền Nhà nước như UBND Quận Đống Đa”, luật sư nêu vấn đề.
Luật sư Dương cũng cho rằng, chứng cớ, tài liệu cho thấy báo cáo trong kết luận mới đây của UBND Quận Đống Đa trả lời đơn tố cáo công dân đã bỏ qua khi không xem xét đến nội dung tố cáo việc giả mạo chữ ký của các hộ liền kề trên “Đơn xác thực diện tích đất” do bà Nguyễn Thị Nhạc (mẹ ông Lê Hữu Hùng-đồng sở hữu khu đất 27A Đê La Thành) lập ngày 08/02/2006, trong khi đó đây là một trong những văn bản đặc biệt quan trọng xác định việc cấp dôi 26,6m2 trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sai hay đúng.
Bên cạnh đó, nội dung Công văn số 28 ngày 11/06/2018 và nội dung Công văn số 146 ngày 28/01/2019 của quận Đống Đa về cơ bản là giống nhau do nội dung được sao chép lại gần như y nguyên, được UBND Quận Đống Đa ký mà không hề có sự kiểm tra thực địa tranh chấp (mặc dù đã có rất nhiều đơn thư khiếu nại từ trước đó của các hộ dân-PV), bỏ qua không xác minh về các sai phạm về việc giả mạo chữ ký của các hộ liền kề.

Như VietNamNet thông tin đại diện 12 hộ gia đình đang cư trú tại Tổ 18 (cụm dân cư số 5, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) đã “tố” những sai phạm trong việc cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành.

Theo người dân nguồn gốc đất mà gia đình ông Lê Hữu Tiến, bà Nguyễn Thị Nhạc (bố mẹ đẻ của ông Lê Hữu Hùng và các đồng sở hữu hiện nay-PV) tại số 27A Đê La Thành chỉ có diện tích là 86m2 đất, kê khai đóng thuế ổn định từ năm 1962 cho đến thời điểm được cấp sổ đỏ năm 2006.

Nhưng đến năm 2006, trong sổ đỏ cấp cho thửa đất số 27A Đê La Thành lại có tổng diện tích đất là 112,6 m2, gồm phần đất tăng thêm so với diện tích kê khai ban đầu là 26,6m2 thuộc đất lưu không liền kề. Đây cũng là hệ thống cống thoát nước thải và nước mưa của khu dân cư có từ hàng chục năm trước.

Đình chỉ nhiều lần, biệt thự không phép trên đất công vẫn hiên ngang

Mặc dù bị đình chỉ nhiều lần, nhưng căn biệt thự nguy nga của ông Kiều Văn Sang vẫn ngang nhiên tồn tại trên khu 2000m2 đất công (là khu vực đất sân khấu do UBND xã Cần Kiệm quản lý) trong nhiều năm qua.

Từ phản ánh của người dân địa phương tại xã Cần Kiệm (Huyện Thạch Thất, Hà Nội) về việc trên địa bàn xuất hiện căn “biệt thự” nằm trên khu vực đất công rộng gần 2000m2 của ông Kiều Văn Sang, PV đã vào cuộc xác minh thông tin phản ánh của người dân.

Đại biểu Quốc hội: Nhiều tỷ phú ôm 'đất vàng', 'đất kim cương' chờ thời

'Nhiều tỷ phú về đất ôm nhiều đất vàng, đất kim cương tại các khu đất đô thị và tương lai là đô thị, thâu tóm hàng ngàn hécta đất màu mỡ khác chờ thời'.

Sau khi nghe báo cáo giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) bày tỏ đồng ý với quan điểm ủng hộ tri ân các doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã và đang phát huy lợi thế đất đai, làm giàu cho đất nước, địa phương tạo ra đô thị văn minh, hiện đại.

Công ty CP Dược phẩm Hà Tây “xẻ thịt” đất công cho thuê, sử dụng sai mục đích?

(Kiến Thức) - Được Nhà nước giao phần đất ngay ngã tư thị trấn Trạm Trôi (Hà Nội) để sản xuất, kinh doanh ngành dược, nhưng Công ty CP Dược phẩm Hà Tây ngang nhiên cho Thế giới di động, Điện máy xanh thuê mặt bằng kinh doanh.

Phản ánh tới Báo điện tử Kiến Thức, nhiều người dân ở khu vực thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) cho biết, trong suốt thời gian dài, Công ty CP Dược phẩm Hà Tây “xẻ thịt” phần đất công ở vị trí đắc địa ngã tư thuộc khu 6 thị trấn Trạm Trôi cho doanh nghiệp khác thuê, kinh doanh thiết bị điện tử...
Cong ty CP Duoc pham Ha Tay “xe thit” dat cong cho thue, su dung sai muc dich?
 Công ty CP Dược phẩm Hà Tây đang "xẻ thịt" phần đất được Nhà nước giao để cho Thế giới di động, Điện máy xanh... thuê, sử dụng sai mục đích.

“Nếu Công ty CP Dược phẩm Hà Tây (có trụ sở chính tại số 10A Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) không sử dụng đến phần diện tích đất đó thì nên trả lại cho Nhà nước, đằng này lại đem cho doanh nghiệp khác thuê, sử dụng sai mục đích là có động cơ gì...”, người dân (xin được giấu tên) nhấn mạnh và đặt vấn đề: Công ty CP Dược phẩm Hà Tây đang bất chấp pháp luật để thu lợi nhuận riêng?! Số tiền cho thuê có được kiểm soát không, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây như thế nào... thì vẫn là một dấu hỏi và chỉ Lãnh đạo công ty này mới tỏ tường. 

"Xẻ thịt" đất công ở vị trí đắc địa cho thuê
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, tiền thân của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây là Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây, thành lập từ năm 1965. Năm 1985, Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây hợp nhất với Công ty Dược phẩm Hà Tây và Công ty Dược liệu Hòa Bình thành Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Sơn Bình. Đến năm 1991, Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Sơn Bình chia thành Công ty Dược phẩm Hà Tây và Công ty Dược phẩm Hòa Bình.
Năm 2000, Công ty Dược phẩm Hà Tây chuyển đổi và cổ phần hóa thành Công ty CP Dược phẩm Hà Tây, với số vốn được góp trên 50% của Nhà nước. Thực hiện chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, hóa chất dược, dược liệu và trang thiết bị dụng cụ y tế…
Công ty CP Dược phẩm Hà Tây sau đó được giao tổng diện tích 17.000m2 để làm nhà máy sản xuất thuốc của Công ty, tổng diện tích nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng xấp xỉ 2.000m2, gồm 5 phân xưởng sản xuất các dạng bào chế, các dây chuyền sản xuất thuốc độc lập, khép kín. Hệ thống máy móc thiết bị sản xuất thường xuyên được nâng cấp, tổng giá trị đầu tư cho nhà xưởng rất lớn.
Cong ty CP Duoc pham Ha Tay “xe thit” dat cong cho thue, su dung sai muc dich?-Hinh-2
Diện tích mặt sàn cho thuê gần 250m2 chiếm tới 80% diện tích khu đất.