Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc dâng cao

(Kiến Thức) - Đông đảo người dân Trung Quốc ủng hộ Khu vực Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông (ADIZ), bất chấp động thái này đang đẩy căng thẳng khu vực leo thang chóng mặt.

Cuộc khảo sát do Hoàn cầu Thời báo tiến hành cho thấy, 85% người dân Trung Quốc được hỏi ủng hộ ADIZ - khu vực rộng bằng 2/3 kích thước Vương quốc Anh, bao trọn gần như toàn bộ Biển Hoa Đông, trong đó có quần đảo tranh chấp với Nhật Bản là Điếu Ngư/Senkaku.
Theo thăm dò của báo này, 53,6% số người được hỏi cho rằng, ADIZ có tác dụng thúc đẩy tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Trong khi đó, 39,5% giữ niềm tin rằng, ADIZ sẽ "tạo ra viễn cảnh ổn định hơn cho khu vực trong bối cảnh căng thẳng lãnh thổ Trung-Nhật ngày càng leo thang, thậm chí, trong cả trường hợp 2 nước xảy ra xung đột”.
Đáng chú ý, chỉ có 4,3% số người được hỏi cảm thấy, việc áp đặt ADIZ sẽ “tác động tiêu cực, gây họa cho Trung Quốc” bởi Nhật có thể lợi dụng vấn đề này để công kích sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.
Đông đảo người dân Trung Quốc ủng hộ Khu vực Nhận dạng Phòng không mà Bắc Kinh mới áp đặt.
 Đông đảo người dân Trung Quốc ủng hộ Khu vực Nhận dạng Phòng không mà Bắc Kinh mới áp đặt.
Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng đề nghị người tham gia đưa ra cách đáp trả mà theo họ là hợp lý nhất đối với “các phi cơ nước ngoài không chấp hành quy chế về ADIZ”.
Theo đó, gần 90% số người được hỏi nhấn mạnh, quân đội có quyền triển khai các máy bay để "chặn, xua đuổi hoặc yêu cầu hạ cánh khẩn cấp" đối với các đối tượng vi phạm. Trong khi đó, 60% còn nhất trí, quân đội có quyền khai hỏa “nếu những cảnh báo ban đầu không hiệu quả”.
Cuộc khảo sát của Hoàn cầu Thời báo được tiến hành trên 1.100 người trong 7 thành phố lớn.
Hiện ADIZ mà Bắc Kinh đòi áp đặt kể từ ngày 23/11 đang gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ, quyết liệt từ Tokyo, Washington và cả Seoul với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe kêu gọi Trung Quốc "kiềm chế hành vi".

Học giả TQ ngụy biện về khu vực phòng không Biển Hoa Đông

(Kiến Thức) - Giới học giả TQ ngụy biện việc nước này thiết lập ADIZ mới không ảnh hưởng đến quyền bay tự do của các quốc gia, không có mục đích nhắm vào nước nào; đồng thời cho rằng, ADIZ phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thái áp dụng luật an ninh đặc biệt

(Kiến Thức) - Biển người biểu tình chống chính phủ Thái hôm qua xông vào chiếm giữ 2 bộ quan trọng tại Bangkok, buộc nữ Thủ tướng Yingluck phải áp dụng luật an ninh đặc biệt.

Luật an ninh đặc biệt đã có hiệu lực tại một số khu vực ở thủ đô Bangkok và được gọi là Đạo luật An ninh Nội địa. Luật này cho phép cảnh sát các quyền hạn bổ sung để chặn các tuyến đường, áp đặt lệnh giới nghiêm, cấm tụ tập và quyền lục soát.
Luật an ninh đặc biệt đã có hiệu lực tại một số khu vực ở thủ đô Bangkok và được gọi là Đạo luật An ninh Nội địa. Luật này cho phép cảnh sát các quyền hạn bổ sung để chặn các tuyến đường, áp đặt lệnh giới nghiêm, cấm tụ tập và quyền lục soát.

Người biểu tình Thái Lan bao vây các tòa nhà chính phủ

(Kiến Thức) - Sau khi biểu tình rầm rộ ở các ngả đường, nhóm biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đã xông vào chiếm các tòa nhà chính phủ.

Trong ngày 24/11, ước tính khoảng 90.000 người biểu tình chống Thủ tướng Yingluck đã biểu tình ở các khu trung tâm thủ đô Bangkok nhằm kêu gọi bà từ chức. Trong ảnh, họ đang gây hấn với lực lượng cảnh sát chống bạo động ngày 25/11.
 Trong ngày 24/11, ước tính khoảng 90.000 người biểu tình chống Thủ tướng Yingluck đã biểu tình ở các khu trung tâm thủ đô Bangkok nhằm kêu gọi bà từ chức. Trong ảnh, họ đang gây hấn với lực lượng cảnh sát chống bạo động ngày 25/11.
Nhóm người quá khích còn lật tung hàng rào thép gai mà cảnh sát lập nên.
Nhóm người quá khích còn lật tung hàng rào thép gai mà cảnh sát lập nên.