Chủ cửa hàng hối hận vì báo cảnh sát việc Floyd dùng tiền giả

Chủ cửa hàng ở thành phố Minneapolis, nơi báo cảnh sát việc George Floyd dùng tiền giả, cho biết họ sẽ không gọi cảnh sát trong những trường hợp tương tự nữa.

“Cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ cộng đồng của họ. Nhưng thay vào đó, những gì chúng tôi thấy nhiều lần là cảnh sát lạm quyền và phạm vào sự tin tưởng của người dân”, ông Mahmoud Abumayyaleh, chủ cửa hàng Cup Food - nơi báo cảnh sát việc George Floyd dùng tiền giả, viết trên trang cá nhân hôm 1/6.
“Bây giờ chúng tôi nhận ra rằng trong các tình huống leo thang với cảnh sát, hầu hết luôn có hại nhiều hơn có lợi, ngay cả đối với một thứ vô hại như tiền giả”.
Chu cua hang hoi han vi bao canh sat viec Floyd dung tien gia
 Trước mặt cửa hàng Cup Food thành nơi tưởng niệm anh George Floyd. Ảnh: Los Angeles Times/TNS.
Ông Abumayyaleh cho biết chỉ vì “làm theo quy trình” và “gọi cảnh sát vì nhận được tiền giả”, mà cửa hàng đang khiến cộng đồng gặp nguy hiểm”, theo The Hill.
“Cho đến khi cảnh sát dừng giết người vô tội, chúng tôi sẽ tự xử lý các tình huống như thế này bằng biện pháp phi bạo lực mà không dính dáng gì đến cảnh sát. Chúng ta phải sát cánh cùng nhau để chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc”.
Abumayyaleh nói ông không có mặt tại cửa hàng khi vụ việc xảy ra và một nhân viên báo cảnh sát sau khi nhận được tiền giả từ George Floyd.
Bốn sĩ quan có mặt. Trong khi bắt giữ, một người ngoài cuộc đã quay lại video. Một sĩ quan quỳ gối trên cổ Floyd trong hơn 8 phút, ngay cả khi Floyd nói rằng anh ta không thể thở được và đã chết ngay sau đó.
Bốn sĩ quan bị sa thải khỏi Sở Cảnh sát Minneapolis. Người đè cổ anh Floyd là Derek Chauvin, hiện bị cáo buộc tội giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai. Ba sĩ quan còn lại đang bị điều tra hình sự.
Abumayyaleh nói thêm rằng cháu trai của ông ta cũng có mặt tại cửa hàng khi anh Floyd bị bắt giữ. Cậu ta đã “hét lên để các cảnh sát dừng lại” nhưng “bị một trong những cảnh sát đẩy ra”.
“Chúng tôi vô cùng đau buồn và phẫn nộ vì những gì đã xảy ra với George Floyd trước cửa hàng của chúng tôi. Không có lời biện minh nào cho việc sử dụng vũ lực táo bạo của cảnh sát dẫn đến cái chết của George Floyd. Chúng tôi ủng hộ các cuộc biểu tình về việc này và chia sẻ sự tức giận với họ”.
Ông Abumayyaleh cho biết Cup Food thường xuyên liên lạc với gia đình anh Floyd kể từ sau vụ việc. Ông nói rằng cửa hàng đang quyên góp tiền để trả cho lễ truy điệu của anh Floyd.

Biểu tình khắp nước Mỹ sau vụ cảnh sát ghì chết người da màu

(Kiến Thức) - Cuộc biểu tình đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ sau vụ cảnh sát ghì chết một người da màu tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau
 George Floyd, một người đàn ông da màu, đã tử vong sau khi bị một cảnh sát Mỹ ghì cổ trong vụ bắt giữ tại thành phố Minneapolis hôm 25/5. Đoạn video về vụ bắt giữ cho thấy ông Floyd nằm úp mặt trên đường và nói "Làm ơn, tôi không thở được" nhưng viên cảnh sát không dừng lại. Ông Floyd qua đời tại bệnh viện không lâu sau đó. (Nguồn ảnh: Reuters/AP)

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-2
 Cái chết của Floyd đã làm dấy lên làn sóng biểu tình ở thành phố Minneapolis và sau đó lan rộng ra nhiều địa điểm trên khắp nước Mỹ.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-3
 Được biết, các cuộc biểu tình phản đối việc cảnh sát sát hại người da màu đã nổ ra ở ít nhất 30 thành phố trên toàn nước Mỹ. 

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-4
 Tại thủ đô Washington, nhiều người biểu tình tập trung gần khu vực Nhà Trắng, nơi đã bị phong tỏa trong thời gian ngắn tối ngày 29/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-5
 Các cuộc biểu tình chiều 30/5, được tổ chức bởi nhóm Black Lives Matter ở Los Angeles, mới đầu rất ôn hòa, nhưng không lâu sau, đoàn người biểu tình trở nên hung hãn và đụng độ với cảnh sát.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-6
 Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti đã quyết định ban hành lệnh giới nghiêm, áp dụng ở khu vực trung tâm thành phố từ 20h đến 5h30.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-7
 Trong khi đó, Thống đốc bang Utah, Gary Herbert, quyết định điều động lực lượng Vệ binh Quốc gia để đối phó với tình trạng bất ổn ở trung tâm thành phố Salt Lake.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-8
Lực lượng Vệ binh Quốc gia cũng đã được triển khai tại thủ đô Washington để hỗ trợ cảnh sát đối phó với làn sóng biểu tình sau vụ cảnh sát giết hại người da màu. 

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-9
 Hàng trăm người biểu tình đã bị bắt giữ trong các vụ đụng độ với cảnh sát trên khắp nước Mỹ. 

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-10
 Lệnh giới nghiêm cũng đã được áp đặt ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-11
 Derek Chauvin, viên cảnh sát ghì cổ George Floyd khiến người này tử vong, đã bị buộc tội giết người mức độ 3 và ngộ sát mức độ 2. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân không đồng tình với mức án này. Họ yêu cầu buộc tội Derek Chauvin giết người mức độ 1 và 3 nhân viên cảnh sát khác tại hiện trường cũng phải bị bắt giữ.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-12
 Phát biểu với báo giới ngày 30/5, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho biết các phần tử cấp tiến bạo lực đã lợi dụng những tiếng nói biểu tình hòa bình để gây bạo loạn ở nhiều thành phố trên toàn nước Mỹ.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-13
Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu các bang và thành phố phải có biện pháp "cứng rắn hơn" để đối phó cuộc biểu tình, nếu không thì chính phủ liên bang sẽ can thiệp, không loại trừ việc điều động quân đội. 

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-14
 Hình ảnh cuộc biểu tình tại Atlanta hôm 30/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-15
 Biểu tình phản đối vụ cảnh sát ghì chết người da màu nổ ra tại Columbia, Nam Carolina, ngày 30/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-16
 Một chiếc xe cảnh sát bị đốt trong cuộc đụng độ với người biểu tình ở Brooklyn, New York, hôm 30/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-17
 Người phụ nữ đeo khẩu trang có chữ "Tôi không thể thở được" tại Minneapolis, New Orleans, Louisiana, ngày 30/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-18
 Cuộc tuần hành ở Newark, New Jersey, hôm 30/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-19
 Xe cảnh sát ở Altanta, Georgia, bị đốt cháy trên đường phố ngày 29/5.

Vụ người da màu Mỹ chết: Ngoại trưởng Iran lên tiếng

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif kêu gọi cả thế giới cùng phát động phong trào đẩy lùi nạn phân biệt chủng tộc.

Hãng tin Reuters ngày 30/5 cho hay Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã lên tiếng phản đối nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ sau cái chết của thanh niên da màu George Floyd do bị một cảnh sát da trắng dùng đầu gối kẹp cổ khống chế trong nhiều phút hôm 25/5.
Vu nguoi da mau My chet: Ngoai truong Iran len tieng
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif trong một cuộc họp báo hồi tháng 12/2019. Ảnh: REUTERS. 
Cụ thể, ông Zarif khẳng định dù một số người có thể cho rằng mạng sống của người da màu không đáng quan trọng nhưng với những ai quan tâm về vấn đề này, đã đến lúc cả thế giới cùng phát động phong trào đẩy lùi nạn phân biệt chủng tộc.
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Iran cũng ra thông cáo chính thức về vụ việc nói trên, gọi đây là "một vụ sát hại người da màu đau thương cho thấy nạn phân biệt chủng tộc chết người ở Mỹ".
"Tiếng nói của người biểu tình phải được lắng nghe và chính quyền Mỹ phải ngừng đàn áp công dân của họ", thông cáo khẳng định.
Vu nguoi da mau My chet: Ngoai truong Iran len tieng-Hinh-2
 Người dân TP Oakland, bang California biểu tình phản đối cái chết của nạn nhân George Floyd (Ảnh chụp ngày 29/5). Ảnh: CNN
Theo tờ South China Morning Post, đến nay biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên nước Mỹ, đặc biệt là ở khu vực bang Minnesota - nơi nạn nhân George Floyd tử vong.