Chu Ân Lai và Nixon trước giải pháp về chiến tranh VN

Đến Bắc Kinh, tổng thống Mỹ Richard Nixon nâng cốc chúc mừng giờ phút “băng giá đã tan” giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc…

Nixon phát biểu:
“Ở một số thời kỳ trong quá khứ, chúng ta đã thù địch nhau. Ngày nay còn tồn tại giữa chúng ta nhiều mối tranh chấp nghiêm trọng. (Tuy vậy) lý do chúng ta xích lại với nhau là vì chúng ta có những lợi ích chung vươn lên trên các tranh chấp đó (…) Thế giới đang nhìn chúng ta. Thế giới đang lắng nghe chúng ta. Thế giới đang chờ xem điều chúng ta sẽ làm. Không có lý do gì cho chúng ta thù địch nhau. Không ai trong hai chúng ta thèm muốn lãnh thổ của người kia”. Cuối cùng, Nixon ý nhị nhắc đến Mao Trạch Đông: “Mao Chủ tịch đã viết: “Biết bao kỳ tích lớn tiếng đòi được hoàn tất (…). Quả đất tiếp tục quay. Thời gian cứ trôi. Một vạn năm, quả là dài. Hãy nắm lấy ngày ấy, hãy nắm lấy giờ ấy” - Đó là giờ, đó là ngày để hai dân tộc chúng ta lớn lên đến tầm cỡ có thể kiến thiết được một thế giới tốt hơn” (Richard Nixon, sđd. tr.694).
Nixon và Mao Trạch Đông.
 Nixon và Mao Trạch Đông.
Nixon dứt lời, món khai vị dọn ra và dàn nhạc Trung Quốc hòa tấu bài America the Beautiful (Nước Mỹ đẹp xinh). Đây là điệu nhạc Nixon đã chọn để chào mừng ngày nhậm chức tổng thống của mình năm 1969. Trong vòng một tuần tiếp đó, từ 22 đến 28/2/1972, các cuộc hội đàm trực tiếp giữa Nixon với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai về “giải pháp” cho cuộc chiến đang diễn ra ác liệt tại Việt Nam, về việc quân Mỹ chiếm đóng Đài Loan và về cán cân lực lượng quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Liên Xô đang vươn lên khỏi thế “cân bằng về vũ khí hạt nhân”.
Luật gia J. Amter - được tổng thống Mỹ chỉ định làm đồng Chủ tịch của Hội nghị Nhà trắng nghiên cứu về công tác quốc tế của Mỹ (thời Johnson 1965) - người nắm nhiều tài liệu đặc biệt quan trọng của cuộc chiến Việt Nam qua các đời tổng thống Mỹ - đã viết trong cuốn Lời phán quyết về Việt Nam, Nguyễn Tấn Cưu dịch, 524 trang, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội 1985 về chuyến đi Bắc Kinh của Nixon:
“Trên thực tế, Nixon gợi ý Trung Quốc ép Hà Nội chấp nhận những điều kiện hòa bình của Mỹ và tổng thống Nixon muốn Bắc Kinh giúp ông ta thương lượng với Hà Nội những điều kiện hòa bình thuận lợi (cho phía Mỹ) đó” (Amter, sđd tr. 375). Ở đoạn khác: “Nixon nói rằng nếu Bắc Kinh giúp làm giảm các căng thẳng ở Việt Nam thì Nixon thấy không có lý do tại sao các lực lượng Mỹ ở Đài Loan lại không thể rút đi”.
Những lời ấy là “thông điệp” của Nixon trực tiếp gởi bằng miệng đến Trung Quốc, nói trắng ra: “Mỹ hoàn toàn sẵn sàng thỏa hiệp vấn đề Đài Loan để đổi một giải pháp ở Việt Nam” ! (sđd, tr.374).
Nhưng thủ tướng Chu Ân Lai, đảm đương đàm thoại với Nixon về “vấn đề Việt Nam”, trả lời: “Lập trường của chúng tôi như sau: dù ngài có tiếp tục chính sách Việt Nam hóa, Lào hóa, Campuchia hóa cuộc chiến tranh lâu dài bao nhiêu đi nữa và nếu họ (Việt Nam) còn tiếp tục chiến đấu thì chúng tôi không thể làm khác hơn là tiếp tục chi viện cho họ” (Richard Nixon, sđd tr.699).
Chu Ân Lai cảnh báo: “Nếu chúng ta (Mỹ) càng chậm rút ra khỏi Việt Nam thì cuộc rút lui của chúng ta càng khó khăn, càng bất lợi”. Dường như để “minh họa” cho lập trường của mình, Chu Ân Lai nói thêm: “Hồ Chí Minh là một trong những người bạn vong niên của tôi” (Richard Nixon, sđd, tr. 699). Hồ Chí Minh lớn hơn Chu Ân Lai 8 tuổi, hai người gặp nhau lần đầu tiên tại Paris năm 1922 lúc Chu 24 tuổi. Lên làm thủ tướng đầu tiên của nước CHND Trung Hoa, Chu Ân Lai từng nhắc: “chính Hồ Chí Minh đã dẫn dắt tôi trong những bước đầu tiên tham gia công tác cách mạng và giới thiệu một số đồng chí của chúng tôi vào Đảng Cộng sản Pháp”.
Lập trường khác nhau của hai bên về “vấn đề Việt Nam” nêu rõ trong thông cáo chung Trung - Mỹ công bố tại Thượng Hải ngày 28.2.1972. Dầu vậy, Chu Ân Lai vẫn cẩn thận rời Bắc Kinh bay sang Hà Nội khoảng 5 ngày sau đó để “đoan chắc với người Bắc Việt Nam là ông ta đã không bán rẻ họ trong các cuộc họp cấp cao” (Amter, sđd tr.375).
Amter nhận định: trong chuyến đi đầu tiên đến Bắc Kinh “Nixon đã không thành công trong việc chấm dứt chiến tranh Việt Nam (theo ý định của mình)” (sđd, tr.376). Về lại Mỹ, khoảng 10 tháng sau, Nixon mở chiến dịch tập kích đường không chiến lược vào Bắc Việt Nam nhằm thực hiện ý đồ thương lượng trên thế mạnh:
“Trong 12 ngày liên tiếp, từ 18/12 đến 30/12/1972, Mỹ ném bom Hà Nội và Hải Phòng với sự tàn bạo hơn bao giờ hết trong lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam, thả trên 35.000 tấn bom vào bên trong hai trung tâm đô thị lớn. Mỹ dùng 200 pháo đài bay B52 bay từng nhóm ba chiếc, mang bom 500 và 700 cân Anh, mà khi thả xuống, đúng là đã nhận chìm những khu vực hình chữ nhật có bề dài một dặm và bề ngang nửa dặm trong khói lửa (…) chỉ riêng Hà Nội hơn 2.000 dân thường chết, nhà thương Bạch Mai, cơ sở hiện đại nhất của Hà Nội với trên 900 giường biến thành nơi đổ nát” (Amter, sđd tr.423).
Rốt cuộc, 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi (trong đó có 34 pháo đài bay B52 và 5 máy bay chiến thuật F.111), lại bị dư luận quốc tế và ngay nước Mỹ phản đối dữ dội về cuộc tàn sát diễn ra vào mùa giáng sinh ấy. Tiếp đó là Hiệp định Paris 28/1/1973 với nội dung cơ bản là Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết chấm dứt dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và quân đội các nước đồng minh ra khỏi Việt Nam.
Dầu vậy, chuyến đi của Nixon tạo điều kiện để Mỹ và Trung Quốc lập mối quan hệ hữu nghị. Đặc biệt, đã gieo cấy tình bạn giữa Mao Trạch Đông và Nixon. Mao Trạch Đông thể hiện tình cảm thắm thiết của mình bằng cách mời Nixon đến Trung Quốc lần thứ hai vào tháng 2/1976 với tư cách cá nhân (vì lúc đó Nixon đã phải từ chức tổng thống, rời khỏi Nhà trắng bởi “sự kiện Watergate”). Mao ra lệnh điều một chiếc máy bay Boeing 707 mới mua về chưa lâu đến tận sân bay Los Angeles của Mỹ để đón Nixon sang Bắc Kinh. Đây là chuyện chưa từng xảy ra trong ứng xử ngoại giao của Mao Trạch Đông. Lần này, chính Mao đã “bắc cây cầu dài 16.000 dặm đường” từ Bắc Kinh đến Mỹ để đón “người bạn mới” sau buổi tiệc chia tay cách đó vừa đúng 4 năm…

Vì sao Chu Ân Lai thoát nạn trong vụ mưu sát? (2)

Theo Cốc Chính Văn, về cơ bản Chu Ân Lai không biết đặc vụ Đài Loan lên kế hoạch ám sát mình. Chu Ân Lai thoát nạn là do mạng ông lớn.

Cả thế giới bàng hoàng trước sự kiện máy bay chở Chu Ân Lai gặp nạn. Ngay cả Chủ nhiệm văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Dương Thượng Côn cũng giật mình khi được đại sứ Liên Xô tại Trung Quốc thông báo tin này.

Mặc dù đài phát thanh Đài Loan thân Tưởng Giới Thạch loan đi tin báo máy bay chở Chu Ân Lai đã tan thành xác pháo, nhưng Mao Nhân Phượng và Cốc Chính Văn biết rõ Chu Ân Lai cùng những nhân vật chủ chốt của đoàn đại biểu Trung Quốc dự hội nghị Á - Phi lần thứ nhất giờ chót đã không lên chiếc chuyên cơ Kashmir Princess. Thực tế cũng cho thấy, trên chuyên cơ Kashmir Princess hôm đó, ngoài tổ lái chỉ có 3 nhân viên công tác đoàn đại biểu Trung Quốc và 5 phóng viên nước này cùng 1 phóng viên Ba Lan, 1 phóng viên Ôxtrâylia và 1 nhân viên công tác người Việt Nam.

 

Tại sao Chu Ân Lai thoát nạn? Theo Cốc Chính Văn, về cơ bản Chu Ân Lai không biết rằng đặc vụ Đài Loan lên kế hoạch ám sát mình. Chu Ân Lai thoát nạn là do mạng ông ta lớn. Cũng có thể là vậy bởi thông tin đoàn đại biểu Trung Quốc sử dụng chuyên cơ Kashmir Princess để tới Inđônêxia dự Hội nghị Á - Phi lần thứ nhất là hoàn toàn chính xác. Nhưng đó là dự kiến ban đầu. Nhận lời mời của Thủ tướng Miến Điện (nay là Mianma), Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tới Yangon trước khi đến Giacácta dự hội nghị Á - Phi lần thứ nhất. Do đó, lịch trình cũng có những xáo trộn nhất định. Thay vì lên máy bay đi Inđônêxia từ Hồng Kông, Chu Ân Lai tới Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc), từ Côn Minh đáp máy bay đi Yangon. Khi các nhân viên đặc vụ Đài Loan biết được sự thay đổi này thì đã quá muộn, vì thế chiếc Kashmir Princess vẫn phải ra đi đúng kế hoạch.

Tuy nhiên, khi cơ quan đặc vụ Đài Loan tăng cường chuẩn bị thực hiện kế hoạch ám sát Chu Ân Lai, cơ quan phản gián Trung Quốc đã nhận được tin cơ sở báo đặc vụ Đài Loan đang âm mưu tiến hành một hoạt động phá hoại lớn ở Hồng Công, nhưng cụ thể là gì thì chưa rõ. Qua phân tích, đặt trong bối cảnh một số sự kiện lớn chuẩn bị diễn ra, tình báo Trung Quốc phán đoán có thể đặc vụ Đài Loan sẽ nhằm vào chiếc Kashmir Princess. Tin này lập tức được cấp báo lên Chu Ân Lai (lúc này đang ở Côn Minh).

Ngày 9/4, Chu Ân Lai gọi điện về văn phòng Thủ tướng ở Trung Nam Hải, ra lệnh cho nhân viên công tác tức tốc báo cáo tình hình cho Bộ Ngoại giao và chỉ thị cho Bộ Ngoại giao trước khi chiếc Kashmir Princess do Trung Quốc thuê của Hãng hàng không Ấn Độ hạ cánh xuống sân bay Khởi Đức phải thông báo tin đặc vụ Đài Loan âm mưu đặt thuốc nổ trên chiếc máy bay này cho cơ quan đại diện Anh ở Trung Quốc, phân xã Hồng Kông của Tân Hoa xã và cho những nhân viên công tác đoàn đại biểu Trung Quốc đang ở Hồng Kông.

Ngay trong đêm 9/4, Chủ nhiệm Văn phòng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Đổng Việt Thiên đã thông báo chỉ thị của Chu Ân Lai và yêu cầu Phân xã Hồng Kông và những nhân viên công tác đoàn đại biểu Trung Quốc đang ở Hồng Kông đề cao cảnh giác. 9 giờ 30 phút sáng 10/4, Vụ phó Vụ châu Âu và châu Phi Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Việt triệu kiến khẩn cấp Tham tán Addison thuộc Văn phòng đại diện Anh ở Trung Quốc thông báo tình hình và yêu cầu lập tức báo cáo cho các nhà chức trách Anh để có biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho các nhân viên đoàn đại biểu Trung Quốc tại Hồng Kông.

Ngoài ra, khoảng hơn 1 giờ sáng ngày 11/4, đoàn đại biểu Trung Quốc còn cử người tới nhà giám đốc đại diện tại Hồng Kông của Hãng hàng không Ấn Độ thông báo có người muốn ngăn không cho đoàn đại biểu Trung Quốc tới Giacácta dự Hội nghị Á - Phi, nếu để xảy ra vấn đề, hậu quả rất nghiêm trọng, nên yêu cầu Hãng hàng không Ấn Độ có biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho máy bay cũng như các nhân viên công tác của Trung Quốc. Sau một hồi, vị giám đốc này cũng đồng ý, đích thân tới sân bay chỉ huy công việc giám sát, phái người kiểm tra chặt chẽ việc vận chuyển hành lý lên máy bay, tiếp nhiên liệu, thực phẩm.

Tuy nhiên, các nhà chức trách Anh tại Hồng Kông đã không đưa ra bất cứ biện pháp đặc biệt nào, nhất là đối với những nhân viên phục vụ mặt đất ở sân bay và không tiến hành kiểm tra, giám sát một cách nghiêm túc, ngoại trừ việc cử hai xe cảnh sát đến sân bay Khởi Đức giám sát chiếc Kashmir Princess từ xa và đặt trọng điểm giám sát vào bộ phận kiểm tra hành lý, kiểm soát ra vào. Kết quả là Chu Câu đã dễ dàng lọt qua tất cả các cửa kiểm tra, đặt mìn hẹn giờ vào khoang hành lý máy bay một cách trót lọt, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ám ảnh CTTG1: Xác binh sĩ nằm trên dây thép gai

(Kiến Thức) - Thi thể binh sĩ nằm trên hàng rào dây thép gai ở chiến trường là một trong những bức hình gây ám ảnh về Chiến tranh thế giới 1.

Hình ảnh binh sĩ Mỹ tử trận ngã xuống hàng rào dây thép gai ở chiến trường Bắc Âu.
Hình ảnh binh sĩ Mỹ tử trận ngã xuống hàng rào dây thép gai ở chiến trường Bắc Âu.