Chống tham nhũng: Tìm ra rồi!

(Kiến Thức) - Cứ như vị lãnh đạo nói thì, cán bộ hỏng là do dân tự làm hư họ. Người ta đã không vòi thì thôi, việc gì phải đưa hối lộ cho bằng được để tiền mất tật mang còn cán bộ thì bị hàm oan tham nhũng?

- Cụ ơi, hôm rồi đọc báo xem ti vi, nghe ông Cục phó Cục Phòng chống tham nhũng nói phải đến năm 2020 mới bắt đầu đẩy lùi được tham nhũng mà tui cứ băn khoăn mãi…
- Ôi dào, chuyện của người ta, ông ôm rơm chi cho rặm bụng?
- Cụ nói thế mà nghe được sao. Chống tham nhũng là trách nhiệm của toàn dân chứ đâu chỉ mình nhà nước lo?
- Thì vưỡn, nhưng tui hỏi ông, tham nhũng là ai?
- Tất nhiên là người có chức quyền rồi!
- Sai!
- Cụ bảo sao?
- Tui bảo sai, người có chức quyền không bao giờ tham nhũng!
- Cụ nói chi lạ rứa! Là ai thì đến đứa trẻ lên ba nó cũng biết, vậy mà cụ lại bảo không phải.
- Đấy, mấu chốt của vấn đề là ở chỗ ấy đấy! Lâu nay ta ngộ nhận, cứ nghĩ chỉ có cán bộ mới có điều kiện tham nhũng.
Chống tham nhũng còn nhiều khó khăn. Ảnh minh họa.
 Chống tham nhũng còn nhiều khó khăn. Ảnh minh họa.
- Thì thực tế hàng ngàn vụ tham nhũng to nhỏ lâu này bị phát giác đều do người có chức quyền gây ra. Đến như ông tổ phó tổ thu tiền nước ở TP. Hồ Chí Minh chức quèn như thế mà trong vòng một năm cũng đút túi được 2,5 tỉ đồng nữa là.
- Đấy chẳng qua là do các vị bị “oan” mà thôi!
- Úi trời ơi! Cụ nói chi lạ! “Oan” Thị Mầu thì có!
- Thế ông không nghe vị lãnh đạo nọ đã từng khẳng định trên truyền hình à? Rằng là "Cán bộ của tôi không có đồng chí nào vòi tiền hối lộ cả, toàn dân tự đưa thôi".
- Ủa, có chuyện đó thật sao?
- Thật chứ chả lẽ ông ấy lại nói xạo.
- Thế ra lâu nay ta nhìn gà hóa quốc, “đánh” nhầm đối tượng ư?
- Chứ còn gì nữa. Cứ như vị lãnh đạo nói thì, cán bộ hỏng là do dân tự làm hư họ. Người ta đã không vòi thì thôi, việc gì phải đưa hối lộ cho bằng được để tiền mất tật mang còn cán bộ thì bị hàm oan tham nhũng?
- Thế ra theo cụ thì dân mình chính là nguồn cơn của tham nhũng?
- Không hẳn là thế nhưng rõ ràng là cán bộ mình rất trong sạch, họ đâu có vòi vĩnh gì.
- Nhưng tui nghĩ chắc phải có lí do chi đó thì dân mới buộc phải đưa hối lộ chứ, ví như cán bộ cứ rình rang, viện đủ lí do không chịu giải quyết, hành dân đủ điều, đến nước đành phải “tự” chấp nhận “bôi trơn” thì mới được việc. Bây giờ nghĩ lại mới thấy Cụ Nguyễn Du ngày xưa nói thật chí lí: “Có ba trăm lạng việc này mới xong”.
- Ý, cái đó gọi là “đúng qui trình” đấy ông ạ. Cũng như chuyện ông đang băn khoăn ấy, tham nhũng ngày càng tinh vi, giảo quyệt không dễ gì một sớm một chiều mà trị được cho nên phải có lộ trình thích hợp. Đợi đến năm 2020, chúng sẽ biết tay. He he...

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Mù Cang Chải: Phía sau những thửa ruộng bậc thang

(Kiến Thức) - Mù Cang Chải đẹp lắm! Điều ấy chẳng ai nghi ngờ cả. Nhưng phía sau vẻ đẹp của thiên nhiên, là những ánh mắt buồn buồn của những đứa trẻ.

Đẹp như tranh ...
Mù Cang Chải (Yên Bái) từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa đẹp nhất trong năm: mùa lúa chín. Ruộng bậc thang uốn lượn theo những triền núi thành những hình khối tuyệt đẹp, có chỗ lúa đã chín vàng, có chỗ lúa còn đang xanh mướt tạo thành một bức tranh tràn đầy màu sắc. Có khi khuất sau một triền núi chợt hiện ra một thung lũng ngập nắng vàng, khiến ta phải sững sờ. Nhưng chẳng hiểu sao lên đến đây, tôi lại thấy sợ cái tính từ "đẹp như tranh" ấy. Bởi vì tranh thì đẹp đấy, nhưng chỉ để ngắm mà chẳng ăn được.

Chế lời Quốc ca là xúc phạm tình yêu Tổ quốc

(Kiến Thức) - Quốc ca là thiêng liêng. Chế lời Quốc ca dù nhằm mục đích gì thì cũng đều là hành vi vô văn hóa, xúc phạm đến tình yêu Tổ quốc.

Nói về lòng yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Đó là tình cảm thiêng liêng nhất trong lòng mỗi người dân nước Việt, là cội nguồn sức mạnh để cho đất nước trường tồn.