Chống rửa tiền bất động sản, mọi thanh toán thực hiện qua ngân hàng

Đó là đề xuất của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) góp ý Đề cương Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

HoREA cho rằng, quy định này nhằm chống lại hoạt động rửa tiền qua bất động sản và nằm trong khuôn khổ quy định của Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Nghị định 116 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền.
Chong rua tien bat dong san, moi thanh toan thuc hien qua ngan hang

Biệt thự hàng chục tỷ bỏ hoang tại dự án Lideco Hoài Đức, Hà Nội

Trước đó, trong một báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã bày tỏ một số quan ngại về thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh năm 2019, trong đó có cảnh báo hiện tượng rửa tiền ở phân khúc cao cấp, hạng sang.

Cụ thể, theo báo cáo thị trường của CBRE năm 2018, trong phân khúc BĐS cao cấp, hạng sang, thì tỷ lệ mua đầu tư chiếm đến 61%, đầu tư ngắn hạn chiếm 13%, khách hàng mua để ở chỉ chiếm 26%. So sánh với năm 2017, mua đầu tư chiếm 50%, đầu tư ngắn hạn chiếm 15%, khách hàng mua để ở chiếm 35%, thì tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017.

"Hiệp hội nhận thấy, trong phân khúc nhà ở trung cấp, tỷ lệ nhà đầu tư khoảng 20-30%, phân khúc bình dân khoảng 10%. Việc gia tăng quá nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trong phân khúc nhà ở cao cấp và trung cao cấp nhằm đầu tư kinh doanh, cất giữ tài sản, cũng có thể nhằm mục đích rửa tiền, dễ dẫn đến việc đầu cơ và kích giá ảo trên thị trường BĐS", HoREA lo ngại.

Ghi nhận thực tế hiện nay, không ít các khu đô thị quanh Hà Nội như Sudico Nam An Khánh, Lideco Hoài Đức, Khu đô thị mới Vân Canh (huyện Hoài Đức), Tasco Xuân Phương... có giá hàng chục tỷ đã có chủ nhưng bỏ hoang.

Gần đây xuất hiện thêm tình trạng bán nhà 2 giá. Giá bán ghi trên hợp đồng thấp hơn so với giá trị thực giao dịch. Các chuyên gia bất động sản nhận định, đây cũng là một trong những chiêu thức rửa tiền mang lại rủi do cho cả người bán và trốn thuế.

Dự đoán xu hướng định hình thị trường bất động sản 2021

(Kiến Thức) - Trong năm 2021, thị trường bất động sản 2021 có thể có nhiều thay đổi, trong đó dẫn đầu là xu hướng đô thị trong đại đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe.

Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát đã tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống, xã hội, trong đó có cả lĩnh vực bất động sản.

Vì sao sàn BĐS Đại Nam, Legend Land, Nhật Minh Land… bị công an “bêu tên”?

Có 30 sàn giao dịch bất động sản và khoảng hơn 80 doanh nghiệp, cá nhân tại TP.Hạ Long đang kinh doanh dịch vụ bất động sản không chấp hành việc đăng ký hoạt động cùng nhiều vi phạm khác nhau. Trong đó có sàn Đại Nam, Legend Land, Nhật Minh Land…

Mới đây, trong báo cáo về một số vi phạm trong hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP.Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã phát hiện hàng loạt vi phạm của các doanh nghiệp, sàn giao dịch bất động sản.
Vi sao san BDS Dai Nam, Legend Land, Nhat Minh Land… bi cong an “beu ten”?
Thị trường bất động sản tại Hạ Long những năm gần đây không ngừng sôi động. 
Thông tin trên vietnamfinance, cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư Legend Land và Công ty TNHH GD Land Hạ Long có đăng ký ngành nghề kinh doanh là tư vấn, môi giới bất động sản. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.

Hàng nghìn công ty địa ốc giải thể, dừng hoạt động năm 2019

Trước thị trường bất động sản năm 2019 với nhiều khó khăn, hàng nghìn doanh nghiệp địa ốc đã phải thể, ngưng hoạt động.
 

Ghi nhận trong năm 2019, kinh doanh bất động sản dẫn đầu trong những ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể nhiều nhất với 1.284 doanh nghiệp.