Chính thức đàm phán xong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất vào khoảng 18h tối nay (theo giờ Việt Nam).

Sau 5 năm ròng rã với vô số bất đồng và trở ngại, tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất tại thành phố Atlanta (Mỹ), mở đường cho khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và một số thành viên Đoàn Việt Nam tham gia đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và một số thành viên Đoàn Việt Nam tham gia đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ. 
Những nút thắt cuối cùng đối với hiệp định được đánh giá là “lịch sử” đã được tháo gỡ sau khi Bộ trưởng 12 nước tham gia TPP đạt được đồng thuận về 3 lĩnh vực gai góc nhất còn lại là ô tô, sữa và thời hạn bản quyền sở hữu sinh dược sau 6 ngày đàm phán đầy căng thẳng tại Atlanta, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn đối với tự do thương mại trên toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
12 quốc gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán TPP từ năm 2010, với mục tiêu giảm rào cản thương mại và thiết lập những tiêu chuẩn cao nhằm tăng cường thương mại và đầu tư, thúc đẩy sáng kiến, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm trong khối.
TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm tới 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu, và được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.
Bộ trưởng các nước đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ.
 Bộ trưởng các nước đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ.
TPP được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước nhảy vọt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước. Sau khi hiệp định được đưa vào thực hiện, trước mắt, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ… sẽ được miễn hoặc giảm thuế đáng kể khi tiếp cận thị trường Mỹ, Australia và các nước đối tác khác.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong só các nước thành viên TPP.
Dù đàm phán đã kết thúc nhưng để đi vào thực hiện thì TPP còn phải nhận được sự phê chuẩn của quốc hội một số nước, đặc biệt là Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là cửa ải không dễ vượt qua khi nhiều nghị sỹ của cả 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa đang phản đối TPP do lo ngại khả năng thao túng tỷ giá của các nước tham gia TPP và nguy cơ đối với thị trường lao động nội địa do các công ty Mỹ sẽ tìm kiếm nguồn nhân công rẻ hơn tại nước ngoài.
Vừa qua, 45 Hạ nghị sỹ đã gửi thư cho đại diện thương mại Mỹ Michael Froman, yêu cầu đảm bảo rằng các nước thành viên khác trong TPP mở cửa thị trường cho nông sản Mỹ.
Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ Orrin Hatch cũng đề nghị chính phủ Mỹ không nên vội vàng kết thúc đàm phán nếu không đạt được các yêu cầu về mở cửa thị trường, quyền sở hữu trí tuệ và các ưu tiên khác, nếu không thỏa thuận đạt được sẽ khó được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Theo quy định thì Quốc hội Mỹ chỉ có thể bỏ phiếu về Hiệp định TPP sớm nhất là vào tháng 1/2016.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe

Chiều 15/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản ở thủ đô Tokyo.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong hoi dam voi Thu tuong Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN 
Thủ tướng Shinzo Abe nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Nhật Bản, cho rằng chuyến thăm Nhật Bản lần này của Tổng Bí thư sẽ mở ra cơ hội mới góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nhật Bản phát triển ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn.
Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh Nhật Bản hết sức coi trọng và ưu tiên cao cho quan hệ với Việt Nam, mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.

Tổng Bí thư trả lời phỏng vấn báo chí Nhật Bản

Ngày 12/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp và trả lời phỏng vấn của báo chí Nhật Bản.

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 15 đến ngày 18/9/2015.
Tong Bi thu tra loi phong van bao chi Nhat Ban
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp và trả lời phỏng vấn một số hãng thông tấn , báo chí lớn của Nhật Bản. Ảnh: Trí Dũng– TTXVN  

Trung Quốc đe dọa mục tiêu TPP

(Kiến Thức) - Sự hiện diện của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp có thể đe dọa mục tiêu của Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương.

Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông có thể cản trở nỗ lực của Mỹ và Nhật Bản trong việc thúc đẩy kinh tế và an ninh khu vực ở Châu Á thông qua Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Mỗi ngày, khoảng 350 tàu đi qua eo biển Malacca và 1/4 số tàu này thuộc sở hữu của các công ty Nhật Bản. Biển Đông là tuyến đường biển thương mại quan trọng trong chuỗi phân phối của các nhà sản xuất và cung cấp năng lượng cho Châu Á.