Chính thức bãi bỏ thanh tra bộ, thanh tra huyện và thanh tra sở

Luật mới bãi bỏ quy định về thanh tra bộ, thanh tra huyện và thanh tra sở, chỉ còn Thanh tra Chính phủ và thanh tra tỉnh.

Ngày 25.6, với 443/445 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua luật Thanh tra (sửa đổi). Luật có hiệu lực thi hành từ 1.7, với nhiều điểm mới về hệ thống cơ quan thanh tra.

2.jpg
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong ẢNH: GIA HÂN

Bỏ thanh tra bộ, huyện và sở

Theo luật mới, cơ quan thanh tra sẽ tổ chức theo mô hình 2 cấp, gồm Thanh tra Chính phủ và thanh tra tỉnh. Cùng đó là cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thanh tra cơ yếu; cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế.

So với quy định hiện hành, luật mới đã bãi bỏ các cơ quan thanh tra bộ, thanh tra huyện, thanh tra sở, thanh tra cấp tổng cục…

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh.

Đồng thời, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của bộ không có thanh tra bộ.

Thanh tra Chính phủ cũng sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ không có thanh tra bộ; thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp…

Trong khi đó, thanh tra tỉnh sẽ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh; UBND cấp xã; đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp xã.

Cạnh đó là thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu, trừ trường hợp Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra…

22.jpg
Đại biểu tham gia biểu quyết thông qua dự án luật tại kỳ họp thứ 9 ẢNH: GIA HÂN

Thanh tra được trích một phần tiền thu hồi

Luật mới quy định cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi, phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chi cho hoạt động và nâng cao năng lực của cơ quan thanh tra.

Quá trình xây dựng luật, có ý kiến đề nghị xem xét quy định về việc trích kinh phí, bởi lẽ các hoạt động thanh tra đã được ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện, quy định này tạo cảm giác không khách quan. Thay vào đó, nên quy định theo hướng Nhà nước cấp đủ nguồn lực, phương tiện, có chế độ đãi ngộ riêng cho hoạt động thanh tra mà không phụ thuộc vào kết quả thu hồi.

Cũng có ý kiến đề nghị quy định rõ tỷ lệ được trích ngay trong luật.

Báo cáo tiếp thu, giải trình nội dung trên, Chính phủ cho hay, việc cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi, phát hiện qua thanh tra đã được quy định, thực hiện ổn định từ năm 2006 đến nay.

Bản chất của cơ chế tài chính này nhằm bù đắp phần thiếu hụt của nguồn ngân sách cấp chi theo định mức biên chế cho cơ quan thanh tra; có tác dụng hỗ trợ, nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất cho cơ quan thanh tra và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.

Hàng năm, các cơ quan thanh tra báo cáo khoản tiền thu hồi qua thanh tra thực nộp ngân sách kèm theo dự toán sử dụng kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí; chi tiêu đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, có chứng từ theo quy định; được kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước và thẩm định, kiểm tra, kiểm toán…

Chính phủ cho biết thêm, phần kinh phí trích từ khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra được sử dụng để: chi bổ sung tăng cường cho công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường cơ sở vật chất; khen thưởng; chi nghiệp vụ đặc thù...

Bộ Tài chính kiến nghị gỡ vướng cho dự án Ngăn triều 10.000 tỷ tại TP HCM

Bộ Tài chính đã có Tờ trình gửi Chính phủ về Nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (dự án ngăn triều giai đoạn 1)

Cụ thể, Bộ Tài chính vừa có văn bản số 8931/BTC-ĐT ngày 20/6/2025 gửi Thủ tướng Chính phủ để báo cáo theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại văn bản số 4920/VPCP-CN ngày 4/6/2025 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến 02 Dự án BT trên địa bàn TP HCM, trong đó có dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 (dự án ngăn triều 10.000 tỷ).

du-an-ngan-trieu-04-copy.jpg
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng (Ảnh: TNG)

1.500 tỷ đồng xây dựng 2 công trình bảo dưỡng máy bay tại Sân bay Long Thành

Bộ Xây dựng vừa thông báo, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng máy bay số 3 và số 4 tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

4.jpg

Dự án nhằm hình thành tổ hợp bảo dưỡng máy bay hiện đại, phục vụ các hãng hàng không trong nước, đảm bảo lợi ích quốc gia và yêu cầu khai thác giai đoạn 1 của sân bay Long Thành.

Nhiều thay đổi tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Cảnh báo “đỏ” với con nợ chây ỳ

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua vào tuần tới sẽ là tiếng chuông cảnh báo với các con nợ chây ỳ, giúp ngành ngân hàng sớm đưa 1 triệu tỷ đồng “vốn chết” quay lại nền kinh tế.

1.jpg
Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 tạo điều kiện cho các ngân hàng thu hồi nợ

Con nợ không còn cơ hội trốn tránh trả nợ ngân hàng