Chính sách của Tổng thống Trump đối với Triều Tiên là thất bại

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 23/12 cho rằng, chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Triều Tiên là thất bại. Ông Bolton đồng thời cảnh báo Triều Tiên có thể sẽ đưa ra “mối đe dọa” sắp tới đối với Mỹ và các đồng minh.

Phát biểu của ông Bolton được đưa ra trong bối cảnh, Triều Tiên từng tuyên bố sẽ gửi “một món quà Giáng sinh” tới Mỹ nhằm phản đối sự đình trệ trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết, Mỹ từng tuyên bố không chấp nhận Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng tới điểm này dường như đó chỉ là lời nói khoa trương.
Chinh sach cua Tong thong Trump doi voi Trieu Tien la that bai
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh: France 24. 
Trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước, ông Bolton cũng nhắc lại quan điểm của mình, rằng Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân một cách tự nguyện. Mỹ cần một chính sách cụ thể hơn trước khi Triều Tiên sử dụng công nghệ hạt nhân hay bất cứ hình thức nào đe dọa nước Mỹ.
Căng thẳng giữa hai nước Mỹ - Triều ngày một gia tăng khi Triều Tiên đặt hạn chót vào cuối năm nay để Mỹ thay đổi quan điểm và đẩy nhanh các cuộc đàm phán hạt nhân.

Mỹ - Triều Tiên: Không ai chịu ai

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui hôm 20-4 chỉ trích Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton về việc ra điều kiện tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần 3 với Bình Nhưỡng.

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với trang Bloomberg hôm 17-4, ông Bolton cho rằng Mỹ cần phải thấy "dấu hiệu thực sự" về việc Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi hội nghị thượng đỉnh lần 3 giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể diễn ra.
"Chúng tôi chưa bao giờ hy vọng ông Bolton sẽ đưa ra những bình luận phù hợp. Nhưng ít nhất ông ấy cũng nên hiểu được tình trạng các cuộc đàm phán giữa các quan chức hàng đầu liên quan đến hội nghị thượng đỉnh lần 3 vì ông là cố vấn an ninh hàng đầu của Nhà Trắng" - bà Choe, một trong những nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Triều Tiên, nói với hãng thông tấn Triều Tiên KCNA.

Cận cảnh cuộc sống ở nước Mỹ trong năm 2019

(Kiến Thức) - Những bức ảnh do hãng thông tấn Reuters đăng tải dưới đây phần nào tái hiện cuộc sống ở nước Mỹ trong năm vừa qua.

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019
Reed Elliotte, 9 tuổi, cùng mẹ của cậu, Larrietta, đứng ngoài lắng nghe bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại hội nghị cựu chiến binh Mỹ ở Louisville, Kentucky, ngày 21/8/2019. (Nguồn: Reuters) 

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-2
 Một nhóm người tham gia cuộc biểu tình kêu gọi Thống đốc Ricardo Rossello từ chức tại San Juan, Puerto Rico, ngày 22/7/2019.

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-3
 Cảnh ngập lụt tại Fremont, Iowa, hồi tháng 3/2019. Có thể thấy, thiên tai như động đất, núi lửa, bão lũ,... xảy ra đã làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân nước Mỹ năm vừa qua.

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-4
Bà Diane Cohen, 64 tuổi, quay trở lại nơi từng là nhà của mình ở Kapoho, Hawaii, tháng 4/2019. Bà đã buộc phải rời khỏi nhà khi núi lửa Kilaueu phun trào mùa hè năm 2018.

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-5
Một lính tuần tra Mỹ truy tìm những người dân nhập cư bất hợp pháp gần Palmview, Texas, ngày 6/4/2019. 

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-6
 Cảnh ảm đạm trên ngọn đồi Santa Barbara, Califronia, sau đám cháy Cave ngày 26/11/2019.

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-7
 Những cô gái Mỹ gốc Phi của Học viện Quân sự Mỹ xúc động trong ngày tốt nghiệp ở West Point, New York, tháng 5/2019.

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-8
Isabel Milligan làm việc tại trang trại ở Amagansett, New York, ngày 11/7/2019. Theo Reuters, nhiều phụ nữ đang điều hành một số trang trại hữu cơ nổi tiếng nhất ở Long Island 
Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-9
 Isabel Milligan thu dọn quần áo sau trận lốc xoáy càn quét qua Beauregard, Alabama, ngày 4/3.

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-10
Tricia Cheshire, một cư dân trên đảo Amelia, tắm nắng trước khi trận bão Dorian ập đến ngày 1/9.

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-11
Một vụ nổ xảy ra tại nhà máy hóa dầu của Tập đoàn TPC ở Port Neches, bang Texas, tháng 11/2019. 

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-12
 Nước Mỹ phải đối mặt với lượng lớn người nhập cư trái phép đổ vào nước này trong năm qua. Ảnh: Các di dân trong khu trại tạm bợ ở McAllen, Texas, tháng 5/2019.

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-13
 Ông Antonio Basco khóc bên quan tài chứa thi thể vợ ông, Margie Reckard - người thiệt mạng trong vụ xả súng hàng loạt ở cửa hàng Walmart tại El Paso, Texas, hồi tháng 8/2019.

Can canh cuoc song o nuoc My trong nam 2019-Hinh-14
 Zak Tiemann, 34 tuổi, mặc váy áo cho con gái Zoey ở Seguin, Texas, ngày 15/7. Được biết, vợ anh, cô Amanda, đã qua đời ba năm trước, chỉ vài ngày sau khi sinh con. Amanda là một trong số 700 phụ nữ tử vong do các biến chứng trong thời kỳ mang thai mỗi năm tại Mỹ.

"Việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đúng tiến độ"

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, cho tới nay có thể nói cơ bản các công việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều theo đúng tiến độ. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn các cơ quan Thông tấn, báo chí. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn các cơ quan Thông tấn, báo chí. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN 
Kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un tháng 6/2018 tại Singapore, hai nước đã cam kết thiết lập mối quan hệ vì hòa bình thịnh vượng với nỗ lực xây dựng một nền hòa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên. Tiếp tục nỗ lực này, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai dự kiến được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và công tác chuẩn bị cho Hội nghị diễn ra trong thời gian tới.
Thứ trưởng có thể cho biết ý nghĩa của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam?
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai là sự kiện quốc tế được quan tâm hàng đầu hiện nay. Việc Mỹ và Triều Tiên đề nghị Việt Nam là nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai và Việt Nam cũng đã đồng ý như vậy. Sự kiện này có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, qua đó, Việt Nam thể hiện là quốc gia có trách nhiệm và tích cực trong cộng đồng quốc tế, mong muốn đóng góp vào quá trình hòa bình, thể hiện đường lối của chúng ta là nâng tầm đối ngoại đa phương. Chúng ta thấy, trong nhiều năm, Việt Nam đã đi các nơi như ở Genève (Thụy Sỹ), Paris (Pháp) để lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương cũng như ở Việt Nam. Hội nghị hòa bình lớn diễn ra tại Hà Nội lần này cũng đúng vào kỷ niệm 20 năm ngày UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” cho Hà Nội.
Thứ hai, qua đó, chúng ta cũng đáp ứng được mong mỏi của cộng đồng quốc tế và cả hai nước khi đề nghị Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị - một đất nước an ninh, an toàn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình phát triển, mở cửa thời gian qua và có quan hệ thân thiện, hữu nghị với các quốc gia láng giềng và các quốc gia, cộng đồng quốc tế. Một ý nghĩa rất quan trọng nữa, đây còn là dịp để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Đăng ký cho tới hôm nay (ngày 21/2) có 2.600 phóng viên quốc tế. Những người đến đây sẽ được tận mắt chứng kiến những thành tựu các mặt ở Việt Nam cũng như về đất nước và con người Việt Nam.
Việt Nam đã từng là nước đi đàm phán hòa bình, còn bây giờ Việt Nam lại là nơi tổ chức đàm phán cho hòa bình, Thứ trưởng có thể chia sẻ thêm về ý nghĩa ngoại giao của việc tổ chức đàm phán hòa bình?
Trong suốt quá trình lịch sử của mình, cả trong lịch sử hàng nghìn năm cũng như cận đại, hiện đại, Việt Nam là một dân tộc rất yêu chuộng hòa bình nhưng cũng đã từng gánh chịu những cuộc chiến tranh. Hiệp định Genève năm 1954 về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình Đông Dương đã được ký kết tại Thụy Sỹ. Lần này, tại Hà Nội, chúng ta là nước chủ nhà, đóng góp vào vấn đề kiến tạo hòa bình cho khu vực và trên thế giới. Đó là một thay đổi rất lớn thể hiện vị thế, năng lực, đổi mới của chúng ta trong rất nhiều lĩnh vực.
Cán bộ kỹ thuật của VNPT lắp đặt thiết bị, đường truyền viễn thông quốc tế, mạng Internet phục vụ phóng viên tới tác nghiệp tại Trung tâm Báo chí quốc tế phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
 Cán bộ kỹ thuật của VNPT lắp đặt thiết bị, đường truyền viễn thông quốc tế, mạng Internet phục vụ phóng viên tới tác nghiệp tại Trung tâm Báo chí quốc tế phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN