“Chính biến” Ukraine: Tổng thống yêu cầu thủ tướng từ chức

(Kiến Thức) - Thủ tướng Ukraine, Arseniy Yatsenyuk, đang đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với việc Tổng thống Poroshenko yêu cầu "cải tổ toàn bộ nội các”.

Ngày 16/2, ông Svyatoslav Tsigalko - phát ngôn viên của Tổng thống Poroshenko - viết trên  Twitter: "Để khôi phục lòng tin trong chính phủ, Tổng thống (Poroshenko) yêu cầu Tổng Công tố viên và Thủ tướng (Yatsenyuk) từ chức”.
Theo Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, để tiến hành cải cách thành công, cần phải có một chính phủ có mức độ tín nhiệm cao. Để khôi phục niềm tin, "chữa trị bằng thuốc là không đủ mà cần phải phẫu thuật".
“Chinh bien” Ukraine: Tong thong yeu cau thu tuong tu chuc
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko yêu cầu Tổng Công tố viên và Thủ tướng Yatsenyuk từ chức.  
Tổng thống Poroshenko nói rằng tất cả bốn đảng hình thành liên minh thân phương Tây hiện nay ở Ukraine cần tham gia "một cuộc cải tổ toàn bộ nội các".
Các nhà lập pháp Ukraine đã thu thập đủ chữ ký để tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ Yatsenyuk. Đảng của Tổng thống Poroshenko sẽ bỏ phiếu chỉ trích các hoạt động của chính phủ Yatsenyuk là "không đạt yêu cầu" và muốn cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm diễn ra cuối ngày 16/2/2016.
Ông Maksym Burbak, trưởng nhóm các nghị sĩ quốc hội của đảng Yatsenyuk, cảnh báo các nhà lập pháp Ukraine rằng hậu quả của việc bỏ phiếu chống lại chính phủ sẽ được cảm nhận "ngay ngày hôm sau” và “có thể kích hoạt các cuộc bầu cử trước thời hạn và tình trạng hỗn loạn”.
Nếu Thủ tướng Yatsenyuk bị lật đổ,  điều này có thể làm chậm trễ hơn nữa các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về các đợt giải ngân của chương trình viện trợ hàng tỷ USD cho đất nước Ukraine đang nợ nần chồng chất. Đợt giải ngân lần này đã bị trì hoãn từ tháng 10/2015 vì tốc độ cải cách chậm chạp ở Ukraine.
Tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi liên minh cầm quyền ở Ukraine đoàn kết để "thúc đẩy cải cách, phù hợp với những cam kết trong chương trình tài trợ của IMF”. Không những thế, Nhà Trắng cho biết Phó Tổng thống Joe Biden "bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình an ninh ở miền đông Ukraine", trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Petro Poroshenko.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine đã được đẩy lên một mức cao hơn với sự từ chức của hai quan chức hàng đầu trong vòng chưa đầy hai tuần. Phó Tổng công tố Vitaliy Kasko đã từ chức vào ngày 15/2  để phản đối tình trạng tham nhũng.
Trong một tuyên bố phát trên truyền hình, Phó Tổng công tố Kasko nói: "Hiện thời, Văn phòng Tổng Công tố là một cái phanh kìm hãm cải cách tư pháp, một mảnh đất màu mỡ của tham nhũng, một công cụ đàn áp chính trị và là một trong những trở ngại chính đối với đầu tư nước ngoài ở  Ukraine".
Sự từ chức của Phó Tổng công tố Vitaliy Kasko diễn ra sau vụ từ chức Bộ trưởng Kinh tế Aivaras Abromavicius, một trong những bộ trưởng chủ chốt của chính phủ Yatsenyuk, ngày 3/2. Lý do từ chức của ông là để phản đối tình trạng tham nhũng và áp lực từ phía đảng của Tổng thống Poroshenko.
Trong một cuộc phỏng vấn với DW, ông Aivaras Abromavicius kêu gọi Thủ tướng Yatsenyuk từ chức bởi vì đất nước Ukraine đã bị sa vào “một cuộc khủng hoảng lòng tin" và cần phải có biện pháp triệt để nhằm lấy lại niềm tin. Ông Abromavicius nói với DW:  "Một đất nước không thể tiến hành cải cách thành công, nếu người đứng đầu chính phủ đã bị mất uy tín đến mức tệ hại”.

Thống đốc Saakashvili: Ukraine đang bị "chính phủ ma" điều hành

Thống đốc vùng Odessa, ông Mikheil Saakashvili cho rằng, đất nước Ukraine hiện nằm trong tay một “chính phủ ma”do các tài phiệt điều khiển trong bóng tối.

Đất nước Ukraine trên thực tế nằm trong tay một “chính phủ ma” bị quấn chặt bởi những sợi dây thừng do các tài phiệt điều khiển trong bóng tối, ông Mikheil Saakashvili, cựu Tổng thống Gruzia và hiện là Thống đốc vùng Odesa phát biểu tại Diễn đàn Chiến lược châu Âu Yalta được tổ chức tại Kiev hồi cuối tuần qua.

Mỹ biến Ukraine thành “con tốt” trên bàn cờ Châu Âu

(Kiến Thức) - Mỹ muốn cắt đứt mọi mối quan hệ  Ukraine-Nga nhằm biến Ukraine thành “con tốt" trên bàn cờ Châu Âu.

Theo nhận định của giáo sư nghiên cứu lịch sử đương đại Eugenio Di Rienzo, Mỹ muốn biến Ukraine thành con tốt trên bàn cờ Châu Âu.
“Đây là một phần trong chiến lược phong tỏa Nga. Mỹ muốn đặt một cái gai trong con mắt Nga. Tuy nhiên, Moscow sẽ không để điều này xảy ra”, giáo sư Eugenio nói.

Cải cách Hiến pháp Ukraine: Phép thử liên minh cầm quyền?

(Kiến Thức) - Báo chí Đức nhận định, cải cách Hiến pháp Ukraine về việc trao nhiều quyền hạn hơn cho các địa phương  là một phép thử đối với liên minh cầm quyền.

Sau cuộc bạo loạn bên ngoài Quốc hội hôm 31/8, các chuyên gia cho rằng, Tổng thống Petro Poroshenko đang gặp khó khăn trong việc huy động sự ủng hộ của các đảng phải đối với cải cách Hiến pháp Ukraine gây tranh cãi mà ông đề xuất lên quốc hội.
Cai cach Hien phap Ukraine: Phep thu lien minh cam quyen?
 Tổng thống Poroshenko trong một phiên họp Quốc hội.