Chính biến ở Myanmar: Nguyên nhân là gì?

Quân đội Myanmar tiến hành cuộc đảo chính, nguyên nhân sâu xa không chỉ vì gian lận bầu cử mà còn vì mâu thuẫn âm ỉ trong nội bộ đất nước này.

Động thái diễn ra trong bối cảnh quân đội Myanmar đe dọa "hành động" vì cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử vào tháng 11, khi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng. Điều này đã gây lo ngại về một cuộc đảo chính.
NLD do bà Suu Kyi lãnh đạo giành được 83% số ghế trong cuộc bầu cử ngày 8/11. Đây cũng được coi là cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ dân chủ của bà.
Chinh bien o Myanmar: Nguyen nhan la gi?
 Nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi và các nhân vật cấp cao khác của đảng cầm quyền bị bắt giữ sau cuộc đột kích sáng 1/2, theo phát ngôn viên của đảng.
Ai điều hành ở Myanmar?
Quân đội, với tư cách kiến tạo hiến pháp năm 2008 và nền dân chủ non trẻ của Myanmar, tự coi mình là người bảo vệ sự thống nhất quốc gia và hiến pháp, đồng thời giữ một vai trò lâu dài trong hệ thống chính trị Myanmar.
Được gọi là Tatmadaw, họ có 25% số ghế không qua bầu cử trong Quốc hội và kiểm soát các bộ quốc phòng, nội vụ và biên giới, đảm bảo vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị.
Người đoạt giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, lên nắm quyền sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015. Cuộc đấu tranh vì dân chủ trong nhiều năm đã khiến bà trở thành một biểu tượng quốc tế.
Đảng cầm quyền vật lộn với thách thức
Mặc dù giành được những chiến thắng quan trọng nhưng đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đối mặt với nhiều vấn đề, khiến bà vấp phải không ít chỉ trích cả trong nước lẫn quốc tế.
Vị thế quốc tế của bà bị tổn hại với cuộc khủng hoảng liên quan đến xung đột với quân đội, các nhóm thiểu số, cũng như thách thức phát triển kinh tế.
Dù hướng đến giảm phụ thuộc vào quân đội, NLD vẫn cần sự hỗ trợ của quân đội trong việc sửa đổi hiến pháp hay duy trì hòa bình với các cộng đồng người dân tộc thiểu số. Việc cân bằng mối quan hệ trong thời gian gần đây chưa hiệu quả khi căng thẳng giữa quân đội và chính phủ Myanmar liên tục leo thang, ảnh hưởng đến sự phát triển chung.
Chinh bien o Myanmar: Nguyen nhan la gi?-Hinh-2
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. (Ảnh: Reuters) 
Chính phủ mới cũng phải đối phó với sự đa dạng của xã hội Myanmar, trong đó nhiều dân tộc thiểu số cho rằng NLD bị thống trị bởi người dân tộc Bamar chiếm đa số. Nhiều nhóm dân tộc thiểu số được trang bị vũ khí và trên thực tế có quyền kiểm soát các khu vực của đất nước, đã có những cuộc giao tranh liên miên trong nhiều thập kỷ.
Trong 5 năm qua, các dân tộc thiểu số ngày càng mất niềm tin vào NLD, và các nỗ lực hòa bình không có nhiều tiến triển. Điều này dẫn đến cuộc bầu cử năm 2020 phân tán hơn, với một số đảng có nền tảng là sắc tộc thiểu số mới được dự kiến sẽ mở rộng/phát triển ở cấp bang.
Tăng trưởng kinh tế cũng là một thách thức khác. Trong lộ trình bầu cử, ban lãnh đạo NLD nhấn mạnh vào vấn đề tăng trưởng kinh tế và việc làm, tuy nhiên việc thực hiện những lời hứa đó sẽ phụ thuộc vào việc thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Trong khi, đại dịch COVID-19 và vấn đề người thiểu số Hồi giáo ở Rakhine khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Chinh bien o Myanmar: Nguyen nhan la gi?-Hinh-3
Chính phủ Myanmar bị công chúng chỉ trích phản ứng chậm với COVID-19. (Ảnh: AA) 
Chính biến vì gian lận bầu cử?
Quân đội Myanmar cáo buộc có những vấn đề trong cuộc bầu cử, chẳng hạn như tên trùng lặp trong danh sách bỏ phiếu. Họ không hài lòng với phản ứng của ủy ban bầu cử đối với các khiếu nại. Dù vậy, quân đội không cho biết liệu những bất thường có đủ lớn để thay đổi kết quả bầu cử hay không.
Cùng bất bình là đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh (USDP), đảng cầm quyền trước đây do quân đội thành lập. USDP, được coi là một đại diện quân sự, chỉ giành được 33 trong số 476 ghế trong cuộc bầu cử.
Trong số hơn 90 đảng tham gia giành phiếu bầu, ít nhất 17 đảng đã phàn nàn về những bất thường nhỏ của cuộc bầu cử.
Bà Suu Kyi chưa bình luận gì về chiến thắng bầu cử của đảng bà cũng như khiếu nại của quân đội, nhưng NLD cho biết các cáo buộc của quân đội là vô căn cứ và những sai sót bầu cử không làm thay đổi kết quả.
Ủy ban bầu cử hôm 28/1 cho biết không có sai sót nào trên quy mô tương đương với gian lận hoặc có thể làm cuộc bầu cử bị mất uy tín.
Hiến pháp Myanmar nói rằng tổng tư lệnh chỉ có thể nắm quyền trong những trường hợp cực đoan, có thể gây ra "sự tan rã của liên minh, sự tan rã của đoàn kết dân tộc và mất quyền lực chủ quyền", nhưng chỉ trong tình trạng khẩn cấp, do tổng thống dân sự tuyên bố.
Tổng tư lệnh, Thượng tướng Min Aung Hlaing, đã gây đồn đoán vào tuần trước khi nói với các quân nhân rằng hiến pháp là “luật mẹ cho tất cả các luật” và nếu không tuân theo, nó nên bị thu hồi.

Bí ẩn lực lượng ám sát Thống đốc ở Syria

(Kiến Thức) - Một Thống đốc ở Syria đã bị ám sát khi đang trên đường tới chỗ làm ở vùng nông tỉnh Daraa.

Hãng SANA dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết, Thống đốc Mamdouh Mafalani của một thị trấn ở Syria đã bị ám sát khi đang trên đường đi làm ở vùng nông thôn tỉnh Daraa.
Thống đốc Mafalani sau đó đã được vào Bệnh viện Izraa nhưng không qua khỏi do vết thương quá nặng.

Myanmar bắt đầu tổng tuyển cử

Ngày 8/11, Myanmar đã bắt đầu cuộc tổng tuyển cử lần thứ 3 trong vòng 60 năm qua, với hơn 37 triệu cử tri đủ quyền tới các địa điểm bỏ phiếu trên cả nước.

Theo thông báo, tổng cộng 42.047 điểm bỏ phiếu đã mở cửa từ 6 giờ sáng (giờ địa phương).
Trong cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar lần này, tổng cộng có 5.831 ứng cử viên thuộc hơn 90 đảng phái và các ứng cử viên độc lập đăng ký tham gia tranh cử. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc đua chính giữa đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền của bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Đoàn kết và phát triển (USDP) đối lập.

Toàn cảnh bức tranh thế giới đầy biến động trong tháng 1/2021

(Kiến Thức) - Bạo loạn ở Điện Capitol, động đất ở Indonesia hay lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Biden,...là một số sự kiện quan trọng đã diễn ra trong tháng đầu tiên của năm 2021.

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021
 Hôm 6/1, hàng trăm người tham gia một cuộc mít tinh ủng hộ ông Donald Trump đã xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ (Điện Capitol) gây hỗn loạn. Ảnh: Reuters. 

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-2
Những người biểu tình quá khích phá cửa vào trong, buộc các nhà lập pháp Thượng viện và Hạ viện phải sơ tán khi đang họp xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống 2020. Ảnh: Reuters.  

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-3
 Một ngày sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol, theo CNN, vào sáng 7/1 (giờ địa phương), Phó Tổng thống Mỹ khi đó là ông Mike Pence (ảnh), với cương vị Chủ tịch Thượng viện, chính thức xác nhận ông Joe Biden, với 306 phiếu đại cử tri nhận được, đã vượt qua ngưỡng 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử Tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters. 

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-4
 Hôm 13/1, với tỷ lệ 232 - 197, Hạ viện Mỹ thông qua các điều khoản luận tội ông Trump. Ảnh: Reuters.

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-5
 Theo đó, ông Trump bị cáo buộc kích động bạo loạn, liên quan tới bài phát biểu của ông trước hàng nghìn người ủng hộ hôm 6/1 trong khi lưỡng viện Mỹ tổ chức phiên họp chung kiểm đếm phiếu bầu của đại cử tri và xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống 2020. Ảnh: Reuters. 

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-6
 Phiên xử luận tội ông Trump tại Thượng viện Mỹ dự kiến sẽ diễn trong tháng 2/2021. Ảnh: Reuters. 

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-7
 Trưa 20/1 (giờ Mỹ), ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. “Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ trung thành điều hành văn phòng tổng thống và làm hết khả năng của mình để giữ gìn và bảo vệ Hiến pháp Mỹ”, ông Joe Biden tuyên thệ tại buổi lễ nhậm chức. 

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-8
 Vào giữa tháng 1/2021, trận động đất mạnh 6,2 độ Richter đã làm rung chuyển đảo Sulawesi (Indonesia), khiến hàng trăm người thương vong. Ảnh: AP. 
Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-9
 Tâm chấn của trận động đất ở Indonesia vừa qua nằm ở độ sâu 10 km, cách thành phố Majene khoảng 6 km về phía đông bắc. Ảnh: Basarnas. 

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-10
 Chiếc máy bay Boeing 737-500 mang số hiệu SJ182 thuộc hãng hàng không Sriwijaya Air (Indonesia) chở 62 hành khách và thành viên phi hành đoàn đã bị rơi xuống vùng biển ngoài khơi Jakarta hôm 9/1. Ảnh: The Sun. 

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-11
 Ngay sau đó, hoạt động tìm kiếm, cứu nạn khẩn trương được tiến hành. Quân đội và nhiều phương tiện cứu hộ như tàu chiến, trực thăng và thợ lặn phải "chạy đua" với thời gian để tìm kiếm nạn nhân, hộp đen cũng như xác chiếc máy bay gặp nạn. Ảnh: Getty. 

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-12
 Dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành thế giới trong tháng 1/2021. Ảnh: Reuters. 

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-13
 Cảnh sát dùng vòi rồng giải tán đám đông trong một cuộc biểu tình phản đối lệnh giới nghiêm vì COVID-19 ở Amsterdam, Hà Lan, ngày 24/1. Ảnh: Reuters. 

Toan canh buc tranh the gioi day bien dong trong thang 1/2021-Hinh-14
 Lực lượng an ninh Guatemala ngăn đoàn di dân đang cố vào lãnh thổ Guatemala, tại Vado Hondo, Guatemala, ngày 17/1. Ảnh: Reuters.