Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

ChinaDaily gọi "áo dài Việt Nam là phong cách Trung Quốc": Bằng chứng cho thấy sự ngụy biện!

23/11/2019 06:42

(Kiến Thức) - Đã bao đời nay, áo dài được biết đến là bộ trang phục truyền thống của Việt Nam. Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận năm 2002 này luôn được cả thế giới ca ngợi bởi kiểu dáng đặc trưng và khác biệt, mang đậm dấu ấn người Việt. 

Quốc Lê

Đẹp mê mẩn thiếu nữ áo dài Việt trong ảnh người Thái

Ảnh cực đẹp phụ nữ Việt quyến rũ trên tạp chí LIFE

Loạt ảnh cực độc về thiếu nữ áo dài Huế xưa trên xe đạp

Mới đây, công chúng Việt đang rất phẫn nộ trước thông tin một bài viết của tờ China Daily (Trung Quốc) đăng tải các thiết kế y chang áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và nghiễm nhiên gọi đây là "phong cách Trung Quốc". Những thiết kế này xuất hiện trong bộ sưu tập của thương hiệu thời trang Ne Tiger (Trung Quốc), được giới thiệu trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân hè 2019 vào tháng 10/2018. Điều khiến dư luận bức xúc hơn nữa là cụm từ "Chinese style " xuất hiện trong tiêu đề bài viết: "Chinese style delights China S/S Fashion Week" (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc đem tới sự thích thú tại Tuần lễ thời trang Xuân - Hè). Chính cụm từ "Chinese style" (Phong cách Trung quốc) càng tố cáo trang báo này đã ngang nhiên mặc định những trang phục này là mang phong cách Trung Quốc. Theo đánh giá của dư luận, đây là hành vi "nhận vơ" và “đạo nhái” trắng trợn chiếc áo dài truyền thống của người Việt. Ảnh: Mẫu trang phục giống y chang áo dài Việt Nam được trình diễn trong Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân hè 2019 tại Bắc Kinh vào tháng 10/2018. Nguồn: Plo.vn.
Mới đây, công chúng Việt đang rất phẫn nộ trước thông tin một bài viết của tờ China Daily (Trung Quốc) đăng tải các thiết kế y chang áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và nghiễm nhiên gọi đây là "phong cách Trung Quốc". Những thiết kế này xuất hiện trong bộ sưu tập của thương hiệu thời trang Ne Tiger (Trung Quốc), được giới thiệu trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân hè 2019 vào tháng 10/2018. Điều khiến dư luận bức xúc hơn nữa là cụm từ "Chinese style " xuất hiện trong tiêu đề bài viết: "Chinese style delights China S/S Fashion Week" (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc đem tới sự thích thú tại Tuần lễ thời trang Xuân - Hè). Chính cụm từ "Chinese style" (Phong cách Trung quốc) càng tố cáo trang báo này đã ngang nhiên mặc định những trang phục này là mang phong cách Trung Quốc. Theo đánh giá của dư luận, đây là hành vi "nhận vơ" và “đạo nhái” trắng trợn chiếc áo dài truyền thống của người Việt. Ảnh: Mẫu trang phục giống y chang áo dài Việt Nam được trình diễn trong Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân hè 2019 tại Bắc Kinh vào tháng 10/2018. Nguồn: Plo.vn.
Xưa nay, ai cũng biết, áo dài là một biểu tượng văn hóa của người Việt. Trang phục này có nguồn gốc từ các loại áo truyền thống phổ biến trong thế kỷ 17-19, là áo giao lĩnh, áo tứ thân và áo ngũ thân. Ảnh: Áo dài tứ thân là trang phục của phụ nữ Việt từ thế kỷ 17. (Ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng Áo dài, TP HCM).
Xưa nay, ai cũng biết, áo dài là một biểu tượng văn hóa của người Việt. Trang phục này có nguồn gốc từ các loại áo truyền thống phổ biến trong thế kỷ 17-19, là áo giao lĩnh, áo tứ thân và áo ngũ thân. Ảnh: Áo dài tứ thân là trang phục của phụ nữ Việt từ thế kỷ 17. (Ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng Áo dài, TP HCM).
Vào thập kỷ 1930, chiếc áo dài hiện đại được định hình khi họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường cải tạo lại chiếc áo tứ thân để nó chỉ còn lại hai vạt trước sau và mang một số nét Tây hóa với dải thắt eo, dáng tay phồng, cổ áo khoét hình trái tim, nối cầu vai... Ảnh: Một mẫu áo dài tân thời thập niên 1930.
Vào thập kỷ 1930, chiếc áo dài hiện đại được định hình khi họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường cải tạo lại chiếc áo tứ thân để nó chỉ còn lại hai vạt trước sau và mang một số nét Tây hóa với dải thắt eo, dáng tay phồng, cổ áo khoét hình trái tim, nối cầu vai... Ảnh: Một mẫu áo dài tân thời thập niên 1930.
Sau đó, xuất hiện thêm các mẫu áo dài của họa sĩ Lê Phổ và áo dài Raglan của nhà may Dung ở Sài Gòn. Các kiểu áo này tiếp tục có những cải tiến nhằm tăng tính thẩm mỹ và sự thoải mái của người mặc. Ảnh: Áo dài cổ cao của thập niên 1950.
Sau đó, xuất hiện thêm các mẫu áo dài của họa sĩ Lê Phổ và áo dài Raglan của nhà may Dung ở Sài Gòn. Các kiểu áo này tiếp tục có những cải tiến nhằm tăng tính thẩm mỹ và sự thoải mái của người mặc. Ảnh: Áo dài cổ cao của thập niên 1950.
Thập niên 1960, trước sự du nhập của chất liệu nylon, bà Trần Lệ Xuân đã để lại dấu ấn với chiếc áo dài nylon bóng bẩy, cổ khoét sâu táo bạo với cổ áo dài rộng, cổ tròn, cổ vuông, cổ trái tim... Ảnh: Áo dài hở cổ phong cách Trần Lệ Xuân, người phụ nữ quyền lực nhất Sài Gòn thời đó.
Thập niên 1960, trước sự du nhập của chất liệu nylon, bà Trần Lệ Xuân đã để lại dấu ấn với chiếc áo dài nylon bóng bẩy, cổ khoét sâu táo bạo với cổ áo dài rộng, cổ tròn, cổ vuông, cổ trái tim... Ảnh: Áo dài hở cổ phong cách Trần Lệ Xuân, người phụ nữ quyền lực nhất Sài Gòn thời đó.
Những thập niên sau đó, các nhà tạo mẫu đã đem những vẻ đẹp mới cho tà áo dài Việt Nam. Từ kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều vào nhiều chất liệu mới và những phong cách mới phù hợp với thị hiếu của xã hội. Ảnh: Áo dài vẽ là mốt vào cuối thập kỷ 1980.
Những thập niên sau đó, các nhà tạo mẫu đã đem những vẻ đẹp mới cho tà áo dài Việt Nam. Từ kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều vào nhiều chất liệu mới và những phong cách mới phù hợp với thị hiếu của xã hội. Ảnh: Áo dài vẽ là mốt vào cuối thập kỷ 1980.
Văn hoá truyền thống Việt Nam đã được đề cao trong những tà áo dài như việc thêu, vẽ những hoạ tiết trang trí, điểm xuyết những hoa văn từ các trang phục của các dân tộc Việt Nam, hoạ tiết từ trống đồng Ngọc Lũ, đã tạo nên ấn tượng đẹp cho áo dài Việt Nam. Ảnh: Áo dài biến tấu thổ cẩm.
Văn hoá truyền thống Việt Nam đã được đề cao trong những tà áo dài như việc thêu, vẽ những hoạ tiết trang trí, điểm xuyết những hoa văn từ các trang phục của các dân tộc Việt Nam, hoạ tiết từ trống đồng Ngọc Lũ, đã tạo nên ấn tượng đẹp cho áo dài Việt Nam. Ảnh: Áo dài biến tấu thổ cẩm.
Chiếc áo dài đã đi vào mọi mặt đời sống của người phụ nữ Việt, là trang phục học đường, là lễ phục dùng trong những dịp trang trọng, và cũng là kiểu mẫu thời trang không thể thiếu trong các cuộc thi sắc đẹp của người Việt. Ảnh: Áo dài của NSND Trà Giang.
Chiếc áo dài đã đi vào mọi mặt đời sống của người phụ nữ Việt, là trang phục học đường, là lễ phục dùng trong những dịp trang trọng, và cũng là kiểu mẫu thời trang không thể thiếu trong các cuộc thi sắc đẹp của người Việt. Ảnh: Áo dài của NSND Trà Giang.
Trên bình diện quốc tế, từ “Áo dài” được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được nhấn mạnh là trang phục của phụ nữ Việt. Năm 2002, áo dài đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam. Ảnh: Áo dài của bà Nguyễn Thị Bình (trái) và bà Tôn Nữ Thị Ninh (phải), hai nhà ngoại giao Việt Nam.
Trên bình diện quốc tế, từ “Áo dài” được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được nhấn mạnh là trang phục của phụ nữ Việt. Năm 2002, áo dài đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam. Ảnh: Áo dài của bà Nguyễn Thị Bình (trái) và bà Tôn Nữ Thị Ninh (phải), hai nhà ngoại giao Việt Nam.
Một lần nữa, phải khẳng định việc những trang phục giống hệt áo dài Việt Nam được đem ra trình diễn trong Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân/ Hè 2019 tại Bắc Kinh và việc nhà thiết kế coi đó là "sáng tạo riêng" của họ là hành vi “đạo nhái” trắng trợn chiếc áo dài truyền thống của người Việt. Ảnh: Toàn cảnh không gian Bảo tàng Áo dài ở TP HCM.
Một lần nữa, phải khẳng định việc những trang phục giống hệt áo dài Việt Nam được đem ra trình diễn trong Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân/ Hè 2019 tại Bắc Kinh và việc nhà thiết kế coi đó là "sáng tạo riêng" của họ là hành vi “đạo nhái” trắng trợn chiếc áo dài truyền thống của người Việt. Ảnh: Toàn cảnh không gian Bảo tàng Áo dài ở TP HCM.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Tìm thấy yên ngựa gỗ cổ nhất thế giới, chuyên gia sốc vì...

Tìm thấy yên ngựa gỗ cổ nhất thế giới, chuyên gia sốc vì...

Tận mục mảnh vỡ thiên thạch 34 tấn sừng sững trong bảo tàng

Tận mục mảnh vỡ thiên thạch 34 tấn sừng sững trong bảo tàng

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status