Chim trĩ bụng trắng cực hiếm xuất hiện, mê hoặc lòng người

(Kiến Thức) - Có thể nói, độ quý hiếm và giá trị văn hóa của chim trĩ bụng trắng chỉ đứng sau rồng tượng trưng cho hoàng đế, phượng hoàng tượng trưng cho hoàng hậu và bạch hạc, tượng trưng cho quan nhất phẩm trong triều.

Mới đây, nhiếp ảnh gia Dương Bang Khánh ở Vân Nam, Trung Quốc bất ngờ phát hiện một con chim trĩ bụng trắng hoang dã rất quý hiếm ở một khu rừng vắng thuộc thị xã Mang, châu Đức Hoành, tỉnh Vân Nam.
Chim tri bung trang cuc hiem xuat hien, me hoac long nguoi
 
Lần theo dấu vết của con chim trĩ bụng trắng, cuối cùng nhiếp ảnh gia họ Dương cũng ghi lại được những hình ảnh tuyệt đẹp, có độ nét cao về loài động vật này.
Chim tri bung trang cuc hiem xuat hien, me hoac long nguoi-Hinh-2
 
Theo nhiếp ảnh gia chia sẻ, chim trĩ bụng trắng được xếp vào loại động vật quý hiếm, được bảo vệ cấp độ 2 của quốc gia.
Chim tri bung trang cuc hiem xuat hien, me hoac long nguoi-Hinh-3
 
May mắn, trong khi khám phá thiên nhiên hoang dã, anh đã phát hiện và chụp được những hình ảnh duyên dáng, tuyệt mỹ của con chim xinh đẹp này.

Mời quý vị xem video: 5 loài chim độc đáo, hiếm có nhất

Những hình ảnh này sẽ là tư liệu tốt, cung cấp thêm nhiều thông tin về con chim hiếm.
Chim tri bung trang cuc hiem xuat hien, me hoac long nguoi-Hinh-4
 
Theo tìm hiểu, chim trĩ bụng trắng có tên tiếng Anh là Lady Amherst's Pheasant, tên khoa học là Chrysolophus amherstiae, là một loài chim thuộc chi gà. Nó còn được gọi là gà đồng, gà lôi, chim rừng... Đây là một loài trĩ quý hiếm, độc đáo ở Trung Quốc (cũng được tìm thấy ở Miến Điện).
Chim tri bung trang cuc hiem xuat hien, me hoac long nguoi-Hinh-5
 
Hơn 170 năm trước, người Anh đã mang chim trĩ bụng trắng sang London, cùng với chim trĩ bụng đỏ, trĩ bụng trắng nổi tiếng với vẻ ngoại mỹ miều của mình.
Chim tri bung trang cuc hiem xuat hien, me hoac long nguoi-Hinh-6
 
Thời nhà Thanh, trang phục chính thức của quan nhị phẩm sẽ được trang trí lông chim trĩ bụng trắng. Có thể nói, độ quý hiếm và giá trị văn hóa của chim trĩ bụng trắng chỉ đứng sau rồng tượng trưng cho hoàng đế, phượng hoàng tượng trưng cho hoàng hậu và bạch hạc, tượng trưng cho quan nhất phẩm trong triều.

Gặp loài chim “cao thủ” về trình quyến rũ bạn tình

(Kiến Thức) - Chim bowerbird còn được biết đến với tên gọi khác là chim xanh, chim phòng the. Đây là loài chim khiến cánh mày sâu phải nể phục bởi khả năng quyến rũ bạn tình vô cùng điêu luyện.

Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh

Chim bowerbird, hay còn gọi là chim phòng the là loài chim đặc hữu trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt của miền đông nước Úc. Loài chim này có sở thích lạ lùng đó là ưa chuộng màu xanh dương. Ảnh pixabay.

Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-2
 Chim bowerbird có bộ lông màu xanh đen, ánh kim, trọng lượng khoảng 250g - 300g với chiều dài thân từ đầu đến đuôi khoảng 30cm. Ảnh genkcdn.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-3
 Chim bowerbird ăn trái cây, đôi khi chúng cũng ăn côn trùng. Ảnh tinmoi.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-4
 Những chú chim bowerbird đực có niềm đam mê đặc biệt với việc trang trí cho chiếc tổ của mình bằng hoa, lông, những viên đá, các mảnh nhựa hay viên thủy tinh nhiều màu sắc. Ảnh khoahoc.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-5
 Chiếc tổ bắt mắt này được những chú chim bowerbird đực sử dụng làm mồi nhử dụ dỗ những chú chim cái tới để “góp mồi đẻ con chung” với chúng. Ảnh jcapt.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-6
 Những chú chim bowerbird đực phải mất 9 - 10 tháng để xây dựng và trang hoàng tổ ấm. Ảnh blogspot.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-7
 Những con chim bowerbird cái thích là dáng đi khệnh khạng hoa mỹ và những tiếng kêu lớn của chim đực. Ảnh SunFlower.

Mời quý vị xem video: Top các loài chim độc đáo nhất. Nguồn video: Top 5 kỳ thú

Hãi hùng sự thực sau khuôn mặt đẫm máu của chim điên

(Kiến Thức) - Theo nhiếp ảnh gia Michiel Oversteegen, anh rất lo lắng khi phát hiện con chim điên bị một chiếc móc câu đâm thẳng vào cánh trái. Vài ngày sau, anh lại phát hiện con chim bị thêm một chiếc móc câu móc vào phần mỏ.

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien
Mới đây, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Michiel Oversteegen, 50 tuổi đã ghi lại được những hình ảnh ấn tượng về một con chim điên bụng trắng bị tàn phá bởi chất thải của con người. Đáng nói, hình ảnh này được chụp tại hòn đảo Arbua, hòn đảo được mệnh danh là thiên đường.  

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-2
 Theo nhiếp ảnh gia Michiel Oversteegen, anh rất lo lắng khi phát hiện con chim điên bị một chiếc móc câu đâm thẳng vào cánh trái. 

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-3
 Vài ngày sau, anh lại phát hiện con chim bị thêm một chiếc móc câu móc vào phần mỏ, khiến nó vô cùng đau đớn, khó chịu. 

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-4
 Nhìn thấy cảnh tượng đó, nhiếp ảnh gia quyết tâm giúp đỡ chim điên. Cuối cùng, khi con chim điên đang nghỉ ngơi trên bờ, anh Michiel Oversteegen và hai người bạn của mình đã bắt lấy nó và gỡ móc câu, dây câu ra khỏi cánh và mỏ chim điên. 

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-5
 Chẳng bao lâu sau, con chim điên đã hồi phục và quay trở lại cuộc sống như thường nhật. Tuy vậy, hình ảnh đau đớn của nó đã gây được tiếng vang mạnh mẽ. 

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-6
Nếu như hòn đảo Arbua được mệnh danh là thiên đường đối với nhiều du khách thì những hình ảnh về con chim điên đáng thương đã khiến họ phải suy nghĩ lại. Vẫn còn rất nhiều thách thức cho những nhà hoạch định chính sách du lịch tại địa phương. 

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-7
Trong ảnh là chim điên sau khi được giải cứu đã trở lại cuộc sống thường nhật của mình.  

Mời quý vị xem video: Ghê rợn trước bẫy săn bắt động vật hoang dã. Nguồn video: VTC14