Chim cánh cụt nhận ra bạn tình bằng cách ghi nhớ đốm chấm

Những nghiên cứu mới về loài chim cánh cụt Châu Phi đã tiết lộ một điều vô cùng đặc biệt về chúng.

Theo trang IFL Science mới đây đưa tin về một điều vô cùng thú vị ở loài chim cánh cụt. Trước hết chúng ta cần biết ở loài chim, khả năng nhận dạng các cá thể chủ yếu dựa vào tín hiệu âm thanh hơn là tín hiệu thị giác, trong hầu hết các trường hợp, động vật sẽ ẩn náu trên cây và do đó có thể không dễ dàng phân biệt bằng mắt thường. Tuy nhiên, loài chim cánh cụt lại nằm ngoại lệ quy luật trên.

Một đàn chim cánh cụt châu Phi (Spheniscus demersus) được nuôi tại Zoomarine Italia - Công viên biển gần Rome, sẽ giải đáp về cách các loài chim nhận ra nhau.

Chim cánh cụt nhận ra bạn tình bằng cách ghi nhớ đốm chấm ảnh 1

Ảnh minh hoạ.

Theo Luigi Baciadonna, nhà tâm lý học người thực hiện nghiên cứu tại Đại học Turin, những chấm nhỏ trên ngực của những con chim này rất nổi bật. Mỗi con chim cánh cụt lại có chấm khác nhau, cho phép những người trông coi vườn thú xác định và để mắt đến những con vật mà họ chăm sóc. Vậy loài chim có sử dụng những dấu hiệu này cho mục đích tương tự không?

Để kiểm tra nó, Baciadonna và các đồng nghiệp đã thiết lập một thử nghiệm đơn giản tại công viên để khám phá. Vào giờ cho ăn, chim cánh cụt sẽ được nhẹ nhàng dẫn vào một chuồng nhỏ, ở cuối không gian là hai bức ảnh có kích thước thật của những con chim cánh cụt khác gồm một bức ảnh về bạn đời của chú chim cánh cụt được bao bọc và bức còn lại là một thành viên khác trong đàn của nó.

Chim cánh cụt nhận ra bạn tình bằng cách ghi nhớ đốm chấm ảnh 2

Cuối cùng, trong thử nghiệm thứ ba, chim cánh cụt được cho xem hai bức ảnh tương tự như thử nghiệm đầu tiên (với ảnh của bạn đời và một thành viên khác trong đàn), trong phiên bản này, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ các dấu chấm khỏi cả hai hình ảnh. Và những con chim dường như không nhận ra bạn tình của mình.

Do đó có vẻ như khả năng nhận ra các cá thể khác cùng loài là khả năng được nhiều loài động vật nắm giữ hơn so với suy nghĩ trước đây. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hành vi động vật .

Sai lầm khiến hàng nghìn chim cánh cụt bị thảm sát bởi quỷ Tasmania

Nỗ lực bảo tồn số lượng loài quỷ Tasmania bằng cách đưa chúng đến đảo Maria, Australia đã trở thành cuộc "thảm sát" kinh hoàng của hàng nghìn con chim cánh cụt nhỏ. 

Sai lam khien hang nghin chim canh cut bi tham sat boi quy Tasmania
 Hòn đảo Maria có diện tích 116 km2 là nơi trú ẩn và sinh sản của 6.000 con chim cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor) cách đây một thập kỷ. Đây là loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới, sống và làm tổ trên mặt đất.

Những bức ảnh chụp trên không đoạt giải Drone Photo Awards

Giải Drone Photo Awards 2023 đã công bố những bức ảnh chiến thắng và giành được sự tán dương sau khi nhận về hàng nghìn bài dự thi từ khắp các quốc gia trên thế giới.

Nhung buc anh chup tren khong doat giai Drone Photo Awards

Một sân chơi ở miền Nam Ba Lan trong tia nắng đầu tiên, được chụp từ trên không.

Nhung buc anh chup tren khong doat giai Drone Photo Awards-Hinh-2

Một con gấu bắc cực đi trên lớp băng mỏng vào cuối mùa xuân ở Svalbard. Diện tích băng biển trên Svalbard ngày càng nhỏ lại mỗi năm, trong khi khu vực này nóng lên nhanh gấp 7 lần so với phần còn lại của thế giới.