Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Phản ứng “lạ” của hai nước

(Kiến Thức) - Cuối tuần trước, Mỹ và Trung Quốc "tung đòn" áp thuế đáp trả nhau khiến cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này tiếp tục leo thang. Tuy nhiên, đầu tuần này, Bắc Kinh và Wahsington lại có những tuyên bố góp phần hạ nhiệt căng thẳng.

Ngày 23/8, Quốc vụ viện Trung Quốc bất ngờ thông báo sẽ áp thuế 5-10% lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ 1/9 và 15/12 nhằm đáp trả Washington. "Trung Quốc buộc phải thực hiện các biện pháp đáp trả Mỹ", Quốc vụ viện Trung Quốc khẳng định.
Ngày lập tức, Tổng thống Trump chỉ trích việc Trung Quốc áp đặt thuế mới lên 75 tỷ USD hàng của Mỹ.
Vài giờ sau, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng mức thuế thêm 5% đối với khoảng 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc - một động thái tiếp tục làm theo thang căng thẳng cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Chien tranh thuong mai My-Trung: Phan ung “la” cua hai nuoc
 Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ tăng mức thuế hiện tại đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 25% lên 30% kể từ ngày 1/10. Ngoài ra, mức thuế đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/9 tới, sẽ tăng từ 10% lên 15%.
Tổng thống Trump khẳng định Mỹ không cần Trung Quốc và yêu cầu các công ty Mỹ tìm phương án mới thay thế thị trường Trung Quốc để rút khỏi nước này.
Việc Mỹ và Trung Quốc "tung đòn" áp thuế đáp trả nhau khiến cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này tiếp tục leo thang, làm dấy lên quan ngại về tình trạng đối đầu sẽ kéo nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, trong một động thái đầy bất ngờ, ngày 26/8, Tổng thống Trump tuyên bố đàm phán thương mại với Trung Quốc "ý nghĩa hơn bao giờ hết", đồng thời khẳng định các cuộc thương lượng nghiêm túc với Bắc Kinh sẽ sớm bắt đầu.
Ông chủ Nhà Trắng nói thêm rằng đàm phán sẽ được nối lại sau khi Bắc Kinh gọi điện đề nghị.
Tuyên bố trên được Tổng thống Trump đưa ra ngày 26/8 trong Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại thành phố Biarritz của Pháp.
Về phần mình, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho hay Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết tranh chấp thương mại với Washington thông qua đàm phán và kiên quyết phản đối leo thang cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
"Trung Quốc sẵn sàng giải quyết tranh chấp thương mại với Washington thông qua đàm phán và kịch liệt phản đối leo thang cuộc chiến thương mại", Phó Thủ tướng Lưu Hạc phát biểu tại một Hội thảo công nghệ ở thành phố Trùng Khánh thuộc miền Tây Nam Trung Quốc ngày 26/8.

Mời độc giả xem thêm video: Nguy cơ từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: VTV1)

Trước đó, ngày 25/8, bất chấp căng thẳng thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc với đòn trả đũa thuế liên tiếp, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho hay tiến trình đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ tiếp tục, đồng thời nhận định rằng, các vòng đối thoại giữa hai nước đang tỏ ra hữu ích.
Mặc dù vậy, dư luận vẫn hoài nghi về triển vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận thương mại mà cả hai nước đều cảm thấy hài lòng.

Toàn cảnh 3 ngày Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Pháp

(Kiến Thức) - Nhiều nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel,...đã có mặt tại thành phố Biarritz, Pháp, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7.

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap
 Ngày 24/8, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) chính thức khai mạc tại Biarritz, Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Canada và Italy đã có mặt tại đây để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7. (Nguồn ảnh: Reuters/Insider)

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-2
 Trong 3 ngày diễn ra hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 đã thảo luận về nhiều vấn đề nóng trên thế giới hiện nay như cháy rừng nghiêm trọng ở Amazon, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc gây ra, căng thẳng vùng Vịnh hay chương trình hạt nhân Iran,...

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-3
 Các nhà lãnh đạo G7 chụp ảnh lưu niệm cùng khách mời tới dự hội nghị ở Biarritz ngày 25/8. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-4
 Tối 26/8, Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc với việc đạt được đồng thuận về một số vấn đề quốc tế quan trọng. Đáng chú ý, các nhà lãnh đạo G7 cam kết sẽ nhanh chóng giải ngân 20 triệu USD để giúp dập tắt cháy rừng Amazon và bảo vệ "lá phổi xanh của hành tinh" này.

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-5
 Dự kiến, các nhà lãnh đạo G7 sẽ công bố bản tóm tắt về các cuộc thảo luận sau hội nghị. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-6
 Ngoài chương trình nghị sự với một loạt chủ đề nóng hiện nay, các cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị G7 cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-7
Mở màn cho chuỗi các cuộc gặp song phương trong ngày khai mạc Hội nghị G7 là cuộc gặp giữa Tổng thống nước chủ nhà Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-8
 Được biết, Mỹ và Pháp đã đạt được thỏa hiệp về việc đánh thuế những tập đoàn công nghệ lớn.

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-9
Một cuộc gặp đáng chú ý khác là cuộc gặp giữa Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Mỹ Trump. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Boris Johnson trở thành người đứng đầu Chính phủ Anh hồi đầu tháng 7/2019. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-10
Tổng thống Trump trao đổi với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc gặp ở Biarritz ngày 26/8.  

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-11
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) gặp song phương Tổng thống Trump ngày 26/8. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-12
 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) trao đổi với Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-13
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (trái) trao đổi với Tổng thống Pháp Macron tại cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị G7 ngày 26/8.

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-14
 Thủ tướng Anh Johnson thảo luận với người đồng cấp Canada Justin Trudeau cuối tuần trước về thỏa thuận thương mại hiện tại giữa Canada với Liên minh Châu Âu (EU).

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung “đảo lộn” cuộc sống người dân hai nước

(Kiến Thức) - Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hiện chưa rõ cuộc thương chiến này sẽ tác động đến toàn cầu ra sao, nhưng có thể thấy nó đang làm "đảo lộn" cuộc sống người dân hai nước.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp diễn và chưa có hồi kết. Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 6/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông có thể áp thuế thêm lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, còn phía Bắc Kinh khẳng định sẽ đáp trả.
Ông Trump cho biết sẽ quyết định việc có áp thuế thêm nữa hay không sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 cuối tháng này tại Nhật Bản. "Tôi sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chúng ta hãy xem chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng có lẽ tôi sẽ quyết định việc đó (áp thuế) sau Hội nghị G20", ông chủ Nhà Trắng nói.