Chiến đấu cơ Trung, Nhật rượt đuổi nhau vì ADIZ

Quân đội Trung Quốc (PLA) đang tính đến khả năng thiết lập khu vực xác định phòng không (ADIZ) có thể gồm cả vùng Biển Hoa Đông chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản.

Chiến đấu cơ Trung-Nhật có khả năng đụng độ nhau nhiều hơn trong tương lai.
 Chiến đấu cơ Trung-Nhật có khả năng đụng độ nhau nhiều hơn trong tương lai.

Hãng tin Kyodo ngày 10/11 dẫn nguồn tin quân sự nội bộ của Trung Quốc cho biết, động thái này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Một ADIZ giống như một vành đai quốc phòng mà theo đó có thể gây ra những cuộc rượt đuổi bằng máy bay chiến đấu một khi chiến đấu cơ của nước ngoài xâm nhập vùng này mà không cần có cảnh báo trước. Những khu vực này được thiết lập bên ngoài không phận quốc gia nhằm ngăn chặn các vụ xâm nhập của các máy bay nghi vấn.
Trung Quốc đến nay vẫn chưa xác định ADIZ. Nếu nước này thiết lập một vùng phòng không như vậy thì chắc chắn nó sẽ chồng lấn với Nhật Bản vì phần lớn ADIZ của Nhật Bản trên Biển Hoa Đông gần với Trung Quốc hơn so với đường trung tuyến giữa hai nước.
Tài liệu nội bộ mà Kyodo có được cho thấy một sĩ quan không quân cấp cao ở Bắc Kinh đã đề xuất tăng cường các hoạt động phòng không của nước này bằng cách thiết lập ADIZ, đồng thời cho rằng các nước láng giềng “đang khăng khăng đòi hỏi tính hợp lệ của ranh giới biển gây bất lợi cho Trung Quốc”.
Vị sĩ quan này cũng cho rằng Trung Quốc không thể kiểm soát tài nguyên biển hiệu quả nếu không có ADIZ.
Động thái trên xuất hiện vào thời điểm ngày càng có nhiều máy bay của Trung Quốc đi vào không phận Nhật Bản kể từ khi chính quyền Tokyo quốc hữu hóa một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông hồi tháng 9/2012.
Một máy bay của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc đã bay vào không phận Nhật Bản trên quần đảo này hồi tháng 12/2012, cuộc xâm nhập không phận đầu tiên xảy ra ở Nhật Bản.
Trong khi đó, Nhật Bản không thể phản đối động thái này của Bắc Kinh vì những vùng xác định phòng không đó được các nước thiết lập dựa vào luật nội địa và không có quy định quốc tế nào liên quan đến chúng

Cha tuyệt vọng nhìn 3 con bị bão Haiyan cuốn chết

(Kiến Thức) - Anh Marvin Isanan bất lực nhìn ba con gái nhỏ bị sóng nước cuốn trôi trong siêu bão Haiyan.

Không một ngôi nhà nào trong thành phố ven biển 200.000 dân thoát khỏi sức hủy diệt của siêu bão Haiyan.
Các con đường trong thành phố này đều ngổn ngang, không thể đi lại được từ suốt hôm thứ Bảy (9/11). Tất cả các phương tiện thông tin liên lạc, ngoại trừ điện thoại vệ tinh đều bị cắt. Thuốc thang, thực phẩm và nước trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết và nạn cướp bóc bắt đầu manh nha. Tất cả thiếu thốn trên đều khiến người dân lo lắng, nhưng trên hết điều họ còn quan tâm hơn - đó chính là số phận những người thân mất tích.

10 thành phố có giao thông tệ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Chính quyền các thành phố như Rome, Paris, Sau Paulo, hay Istanbul đang đau đầu tìm cách giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông.

1.Theo một báo cáo mới về giao thông toàn cầu của hãng sản xuất GPS TomTom, Moscow đứng ở vị trí cuối cùng về chỉ số giao thông trong tổng cộng 169 quốc gia trên toàn thế giới. Để đi một quãng đường như nhau, trong giờ cao điểm buổi sáng, người tham gia giao thông sẽ tốn thời gian gấp hơn 2 lần so với các thời gian khác trong ngày.
1.Theo một báo cáo mới về giao thông toàn cầu của hãng sản xuất GPS TomTom, Moscow đứng ở vị trí cuối cùng về chỉ số giao thông trong tổng cộng 169 quốc gia trên toàn thế giới. Để đi một quãng đường như nhau, trong giờ cao điểm buổi sáng, người tham gia giao thông sẽ tốn thời gian gấp hơn 2 lần so với các thời gian khác trong ngày.