Chiêm ngưỡng 5 thư viện “khủng” thời cổ đại bị phá hủy
Vì một số nguyên nhân mà một số thư viện "khủng" thời cổ đại bị phá hủy. Theo đó, nhiều cuốn sách, tài liệu cổ quý hiếm của các nền văn minh bị phá hủy khiến nhân loại tiếc nuối.
Thư viện Alexandria ở Ai Cập là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, thư viện "khủng" này lưu giữ hàng trăm nghìn tài liệu quý giá được viết trong những cuộn giấy. Theo đó, thư viện này thu hút nhiều nhà tư tưởng, học giả từ nhiều nơi đến để học tập, nghiên cứu, giảng dạy, trau dồi kiến thức.
Một số nhân vật nổi tiếng từng đạt được thành tựu lớn tại đây như Archimedes, Eratosthenes, Euclid... Tuy nhiên, thư viện Alexandria bị phá hủy vào khoảng 2.000 năm trước. Nguyên nhân là vì xảy ra hỏa hoạn.
Giống thư viện Alexandria, thư viện Pergamum ở Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Các thành viên của triều đại Attalid đã cho xây dựng nơi lưu trữ tri thức đồ sộ này.
Theo một số tài liệu, thư viện Pergamum là nơi lưu giữ khoảng 200.000 cuốn sách quý và bản thảo được viết trên giấy da. Trong số này, nhiều học giả từ khắp nơi đến Pergamum để nghiên cứu triết học. Đến nay, các chuyên gia chưa thể giải mã công trình này biến mất khi nào, nguyên nhân khiến thư viện bị phá hủy.
Thư viện Ashurbanipal được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Nơi đây lưu giữ nhiều cuốn sách, tài liệu quý hiếm và được các học giả đánh giá cao. Vào năm 1850, các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích thư viện cổ xưa này khi thực hiện cuộc khai quật ở Kuyunjik, Iraq.
Năm 1930, các chuyên gia tìm thấy hơn 30.000 mảnh đất sét khắc chữ hình nêm. Đây là một loại chữ sử dụng phổ biến ở Iraq thời cổ đại. Hiện những tài liệu, sách cổ được phục hồi từ thư viện Ashurbanipal được lưu giữ tại Bảo tàng Anh ở London.
Thư viện Ulpian của đế chế La Mã được xây dựng vào khoảng năm 112 sau Công nguyên. Công trình cổ xưa này gồm 2 phần cấu trúc riêng biệt, được làm từ bê tông, đá cẩm thạch và đá granit.
Ulpian là thư viện đầu tiên trong lịch sử trang bị máy ép để bảo quản giấy, sách. Các chuyên gia đã tìm thấy một số dấu tích của những máy ép này trong quá trình khai quật thư viện Ulpian.
Thư viện Hoàng gia Constantinople được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên là nơi lưu giữ nhiều tài liệu, sách cổ của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại trong gần 1.000 năm.
Do xảy ra hỏa hoạn và chiến tranh nên nhiều tài liệu ở thư viện Constantinople bị phá hủy hoặc hư hại một phần. Đến năm 1453, thành phố Constantinople bị đế quốc Ottoman tấn công. Hậu quả là toàn bộ tài liệu của thư viện biến mất vĩnh viển khỏi Trái đất.
Mời độc giả xem video: Thư viện 4 trong 1 đầu tiên dành cho thiếu nhi Việt. Nguồn: THĐT1.
Ghé thăm những kho tàng tri thức bí ẩn nhất thế giới
Một số kho tàng tri thức trên thế giới được bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế người ra vào hoặc nằm ở dưới lòng đất. Điều này khiến công chúng càng tò mò hơn.
Văn khố Cơ mật Vatican hay còn gọi Văn khố Giáo hoàng Vatican là một trong những kho tàng tri thức bí ẩn nhất hành tinh. Bên trong thư viện này lưu trữ nhiều sách, tài liệu quý hiếm như: lá thư bày tỏ sự quan ngại trước yêu cầu của Vua Henry VIII muốn ly dị Hoàng hậu Catherine xứ Aragon để kết hôn Anne Boleyn, văn thư về vụ tòa án dị giáo của Tòa Thánh xét xử nhà thiên văn học Galileo...
Ngọc lục bảo Mughal được giới chuyên gia đánh giá là viên ngọc lục bảo chạm khắc lớn nhất thế giới.
Được chế tác từ năm 1695, ngọc lục bảo Mughal được coi là viên ngọc lục bảo chạm khắc lớn nhất thế giới. Trên thế giới có rất ít viên lớn hơn hoặc giá trị hơn ngọc lục bảo Mughal.