Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Chiếc giếng cổ cực thiêng gắn với lịch sử triều Tây Sơn

16/06/2018 07:12

(Kiến Thức) - Có tuổi đời trên hai thế kỷ, chiếc giếng cổ trong khuôn viên đền thờ Tây Sơn tam kiệt ở Bình Định được tin rằng rất thiêng, có khả năng trị được bệnh tật và đem lại may mắn cho người uống.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Trong khuôn viên đền thờ Tây Sơn tam kiệt ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định có một chiếc giếng cổ đặc biệt gắn với lịch sử của triều đại Tây Sơn.
Trong khuôn viên đền thờ Tây Sơn tam kiệt ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định có một chiếc giếng cổ đặc biệt gắn với lịch sử của triều đại Tây Sơn.
Cùng với một cây me cổ thụ, chiếc giếng này là di vật trong vườn nhà của ông Hồ Phi Phúc, cha của ba anh em nhà Tây Sơn. Tương truyền, sau khi ông Hồ Phi Phúc từ quê vợ sang định cư tại làng Kiên Mỹ thì có trồng cây me và đào một giếng nước trong sân nhà.
Cùng với một cây me cổ thụ, chiếc giếng này là di vật trong vườn nhà của ông Hồ Phi Phúc, cha của ba anh em nhà Tây Sơn. Tương truyền, sau khi ông Hồ Phi Phúc từ quê vợ sang định cư tại làng Kiên Mỹ thì có trồng cây me và đào một giếng nước trong sân nhà.
Giếng nước ngày xưa được ghép bằng đá ong, không có vữa hồ, không có thành giếng, sâu khoảng 8m, đường kính gần 1m. Sau này giếng mới được xây thêm thành giếng và hàng rào bảo vệ.
Giếng nước ngày xưa được ghép bằng đá ong, không có vữa hồ, không có thành giếng, sâu khoảng 8m, đường kính gần 1m. Sau này giếng mới được xây thêm thành giếng và hàng rào bảo vệ.
Qua nhiều thế hệ, người dân trong vùng vẫn lưu truyền những câu chuyện về tuổi thơ của ba anh em nhà Tây Sơn gắn với giếng nước, với cây me trước sân nhà. Suốt thuở thiếu thời, ngày ngày anh em Tây Sơn tam kiệt luyện võ dưới gốc me, khi mệt thì ngồi quanh giếng nước nghỉ ngơi.
Qua nhiều thế hệ, người dân trong vùng vẫn lưu truyền những câu chuyện về tuổi thơ của ba anh em nhà Tây Sơn gắn với giếng nước, với cây me trước sân nhà. Suốt thuở thiếu thời, ngày ngày anh em Tây Sơn tam kiệt luyện võ dưới gốc me, khi mệt thì ngồi quanh giếng nước nghỉ ngơi.
Sau khi dấy nghĩa, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã chủ trì nhiều cuộc luận bàn chuyện quốc sự cùng văn thần võ tướng quanh cây me, giếng nước. Vì vậy, đây là những chứng tích gắn liền với sự nghiệp của nhà Tây Sơn.
Sau khi dấy nghĩa, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã chủ trì nhiều cuộc luận bàn chuyện quốc sự cùng văn thần võ tướng quanh cây me, giếng nước. Vì vậy, đây là những chứng tích gắn liền với sự nghiệp của nhà Tây Sơn.
Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long đã tìm cách xóa sổ tất cả những gì liên quan đến dòng họ và vương triều Tây Sơn. Tuy nhiên, cây me và giếng nước trong vườn nhà ông Hồ Phi Phúc vẫn được người dân bảo vệ.
Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long đã tìm cách xóa sổ tất cả những gì liên quan đến dòng họ và vương triều Tây Sơn. Tuy nhiên, cây me và giếng nước trong vườn nhà ông Hồ Phi Phúc vẫn được người dân bảo vệ.
Để thể hiện lòng biết ơn với nhà Tây Sơn, vào năm 1823, người dân làng Kiên Mỹ đã xây dựng ngôi đình làng trên nền nhà cũ của ông Hồ Phi Phúc để bí mật thờ ba anh em nhà Tây Sơn. Sau này công trình được xây lại và trở thành đền thờ Tây Sơn tam kiệt.
Để thể hiện lòng biết ơn với nhà Tây Sơn, vào năm 1823, người dân làng Kiên Mỹ đã xây dựng ngôi đình làng trên nền nhà cũ của ông Hồ Phi Phúc để bí mật thờ ba anh em nhà Tây Sơn. Sau này công trình được xây lại và trở thành đền thờ Tây Sơn tam kiệt.
Xưa kia, giếng nước trong sân nhà Tây Sơn tam kiệt là giếng nước chính của làng Kiên Mỹ nên người dân gọi đó là giếng làng. Sau này, làng có thêm nhiều giếng mới nhưng nhiều người vẫn thích dùng nước giếng làng vì nước rất mát và ngon.
Xưa kia, giếng nước trong sân nhà Tây Sơn tam kiệt là giếng nước chính của làng Kiên Mỹ nên người dân gọi đó là giếng làng. Sau này, làng có thêm nhiều giếng mới nhưng nhiều người vẫn thích dùng nước giếng làng vì nước rất mát và ngon.
Do được thờ phụng từ lâu đời, người dân tin rằng nước giếng rất thiêng, có khả năng trị được bệnh tật và đem lại may mắn cho người uống.
Do được thờ phụng từ lâu đời, người dân tin rằng nước giếng rất thiêng, có khả năng trị được bệnh tật và đem lại may mắn cho người uống.
Qua nhiều thế kỷ, dù thời tiết nắng hạn hay mưa bão, nước giếng lúc nào cũng trong vắt, mát ngọt. Có những năm nắng hạn, các giếng trong làng Kiên Mỹ đều khô cạn thì giếng trong đền thờ vẫn còn nước.
Qua nhiều thế kỷ, dù thời tiết nắng hạn hay mưa bão, nước giếng lúc nào cũng trong vắt, mát ngọt. Có những năm nắng hạn, các giếng trong làng Kiên Mỹ đều khô cạn thì giếng trong đền thờ vẫn còn nước.
Không chỉ có người dân địa phương, du khách đến Bảo tàng Quang Trung sau khi dâng hương tại điện thờ thường ra giếng nước múc nước rửa mặt và uống với niềm tin sẽ tránh được bệnh tật và nhận được may mắn.
Không chỉ có người dân địa phương, du khách đến Bảo tàng Quang Trung sau khi dâng hương tại điện thờ thường ra giếng nước múc nước rửa mặt và uống với niềm tin sẽ tránh được bệnh tật và nhận được may mắn.
Thậm chí, có người còn mang theo chai lọ khấn xin rồi múc nước đem về cho người thân trong gia đình cùng uống...
Thậm chí, có người còn mang theo chai lọ khấn xin rồi múc nước đem về cho người thân trong gia đình cùng uống...
ời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Bạn có thể quan tâm

Cú đùa ám ảnh tuổi thơ khiến Lý Tiểu Long sợ nước cả đời

Cú đùa ám ảnh tuổi thơ khiến Lý Tiểu Long sợ nước cả đời

Kế hoạch điên rồ của Hitler khi làm bá chủ thế giới

Kế hoạch điên rồ của Hitler khi làm bá chủ thế giới

Vải tím hoàng gia 3.000 năm tuổi khiến giới khảo cổ sửng sốt

Vải tím hoàng gia 3.000 năm tuổi khiến giới khảo cổ sửng sốt

Sự thật rợn người phía sau bức ảnh đáng sợ nhất lịch sử

Sự thật rợn người phía sau bức ảnh đáng sợ nhất lịch sử

Sự thật rùng rợn phía sau nghi lễ “chặt tay” của yakuza Nhật

Sự thật rùng rợn phía sau nghi lễ “chặt tay” của yakuza Nhật

Quái vật đầu bò mình người khiến người Hy Lạp cổ ám ảnh

Quái vật đầu bò mình người khiến người Hy Lạp cổ ám ảnh

Chiến thần 3 mắt có thật sự mạnh hơn Tôn Ngộ Không?

Chiến thần 3 mắt có thật sự mạnh hơn Tôn Ngộ Không?

Thất bại quân sự ê chề của Caesar Đại đế trước người Gaul

Thất bại quân sự ê chề của Caesar Đại đế trước người Gaul

Trục vớt thanh kiếm cổ dưới sông hé lộ bí mật chấn động

Trục vớt thanh kiếm cổ dưới sông hé lộ bí mật chấn động

Hé lộ chi tiết kỳ lạ trong bức họa Mona Lisa trứ danh

Hé lộ chi tiết kỳ lạ trong bức họa Mona Lisa trứ danh

Di tích quốc gia đặc biệt tháp Bà Ponagar

Di tích quốc gia đặc biệt tháp Bà Ponagar

Các nước chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thế nào?

Các nước chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thế nào?

Top tin bài hot nhất

Thất bại quân sự ê chề của Caesar Đại đế trước người Gaul

Thất bại quân sự ê chề của Caesar Đại đế trước người Gaul

18/07/2025 06:42
Chiến thần 3 mắt có thật sự mạnh hơn Tôn Ngộ Không?

Chiến thần 3 mắt có thật sự mạnh hơn Tôn Ngộ Không?

18/07/2025 07:12
Hé lộ chi tiết kỳ lạ trong bức họa Mona Lisa trứ danh

Hé lộ chi tiết kỳ lạ trong bức họa Mona Lisa trứ danh

17/07/2025 19:08
Kế hoạch điên rồ của Hitler khi làm bá chủ thế giới

Kế hoạch điên rồ của Hitler khi làm bá chủ thế giới

18/07/2025 12:50
Trục vớt thanh kiếm cổ dưới sông hé lộ bí mật chấn động

Trục vớt thanh kiếm cổ dưới sông hé lộ bí mật chấn động

17/07/2025 20:10

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status