Chia sẻ của hai VĐV quốc tế tại đường chạy marathon Việt Nam

Hai vận động viên người Bangladesh Imamur Rahman và R A Eahsan gần đây đã thi đấu tại Vietnam Trail Marathon, mất 17 giờ 35 phút để hoàn thành hành trình 70km.

Chia sẻ với tờ Dhaka Tribune, hai vận động viên đã được trải nghiệm tuyến đường vượt qua nhiều ngọn núi với thiên nhiên tươi đẹp như mời gọi họ thưởng thức.
Cả R A Eahsan và Imamur Rahman, đều ở độ tuổi 30, cùng khẳng định đã có một hành trình khó quên sau khi trở về nhà. Họ là hai vận động viên Bangladesh duy nhất về đích cùng các vận động viên khác đến từ 35 quốc gia.
Cuộc đua đường mòn đầy khó khăn
Hai vận động viên này cho biết họ là những người Bangladesh đầu tiên hoàn thành một cuộc chạy đua hơn 70km có cả những cung đường đèo dốc. Hình thức này khó hơn các cuộc chạy marathon thông thường về cả quãng đường và các đoạn đường mòn, đường núi.
Chia se cua hai VDV quoc te tai duong chay marathon Viet Nam
Các vận động viên quốc tế ấn tượng cung đường chạy marathon tại Việt Nam. 
 Cuộc đua Vietnam Trail Marathon đã được tổ chức tại Mộc Châu, thuộc Tây Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 200km và ở độ cao 1.200m so với mực nước biển. Thời gian quy định là 20 giờ nhưng hai vận động viên Bangladesh chỉ mất 17 giờ 35 phút để hoàn thành đường đua.
Vào ngày 7 tháng 1, cả hai bắt đầu đường chạy lúc 4 giờ sáng với nhiệt độ là 9 độ C. Họ phải tìm những điểm đánh dấu tại các lối ngoặt và đi theo tuyến đường phù hợp, bất kể con đường có khó khăn đến đâu. Đây là những điều mà họ chưa từng trải qua trước đây.
Đã có nhiều lúc họ muốn bỏ cuộc. Một kỷ niệm đáng nhớ đó là sau khi vượt qua 52 km, một người trong số họ nghĩ rằng mình không thể thi đấu được nữa và muốn dừng thi. "Tôi bị chấn thương. Chuột rút cơ bắp. Sau đó tôi nghĩ mình nên bỏ cuộc. Đó là khoảng 5h30 chiều. Tôi đã nhận được sự hỗ trợ về tinh thần từ Eahsan và suy nghĩ mình đang đại diện cho Bangladesh cũng vực tôi dậy," Imamur chia sẻ với tờ Dhaka Tribune.
Cảnh đẹp thiên nhiên cũng giúp họ cảm thấy thư thái và truyền thêm cảm hứng. "Thiên nhiên thật ấn tượng. Vạn vật bỗng trở nên xanh tươi khi mặt trời mọc. Những con chim đang hót. Những ngọn núi nối tiếp nhau. Chúng tôi leo lên ngọn núi này rồi lại vượt qua ngọn núi khác. Ngoài ra còn có hồ nước trong xanh. Nếu khung cảnh thiên nhiên không đẹp thì sẽ khó hoàn thành chặng đua hơn," Imamur nói thêm.
Phần khó khăn nhất bắt đầu sau khi mặt trời lặn. Họ có đèn pha nhưng chúng không bao phủ đủ mặt đất và gây khó cho việc tìm đường.
"Mọi thứ dường như im lặng khi màn đêm buông xuống núi rừng. Chúng tôi không thể nhìn thấy những gì nằm ở phía trước 10 mét. Chúng tôi nghe thấy âm thanh của những con cáo. Có những con chó hoang. Chúng tôi chỉ có thể dùng gậy để đuổi chúng đi," Eahsan nói với Dhaka Tribune. Trong suốt hành trình, họ phải tìm đến năm trạm kiểm soát cũng như các điểm cung cấp nước, nơi có sẵn nước, đồ uống, thực phẩm và hỗ trợ y tế.
Và trong phần đường còn lại, mỗi người mang theo một chiếc túi có chai nước, đồ uống, chăn, đèn pin, sạc dự phòng và đồ sơ cứu.
Đam mê và mục tiêu hoàn thành các đường chạy
Cả hai vận động viên Bangladesh đều là những người kỳ cựu với các cuộc thi tại nhiều nơi trên thế giới. Eahsan là một trong những người về đích trong sự kiện Dare to Stair - sau khi hoàn thành quãng đường chạy cầu thang dài 5 km trên Đồi Chandranath ở Sitakunda, Chittagong, Bangladesh vào năm 2019.
Eahsan cũng đã tham gia cuộc đua bán marathon đường mòn JBG Kolkata Trail Run ở Kolkata, Ấn Độ cùng năm.
"Chúng tôi là những vận động viên chạy đường trường. Chúng tôi đã tham gia nhiều sự kiện chạy marathon. Đây là niềm đam mê của chúng tôi," Eahsan nói.
Eahsan đã tham gia khoảng 45 cuộc đua trong và ngoài nước trong sáu năm qua trong khi Imamur là một vận động viên đua xe đạp trước khi tham gia đua marathon một cách nghiêm túc. 
Imamur cho biết, "Tôi bắt đầu chạy vào năm 2013. Tôi đã tham gia hơn 15 sự kiện quốc tế. Tôi thích luyện tập hơn thi đấu."
Về công việc chính thức, Eahsan là một nhà sản xuất đa phương tiện làm việc cho một kênh truyền hình tư nhân trong khi Imamur có công việc kinh doanh của riêng mình.
Imamur đã giành được 14 huy chương quốc tế và Eahsan cũng mang về 9 huy chương. Tuy nhiên, huy chương không phải là mục tiêu của họ. Cả hai đều có cùng quan điểm: "Mục tiêu của chúng tôi là chạm đến mọi nơi trên Trái Đất thông qua các cuộc đua marathon. Chúng tôi mang theo một thông điệp và muốn chia sẻ ở khắp mọi nơi: cơ thể khỏe mạnh mang lại cho bạn tinh thần minh mẫn. Nếu bạn tập thể dục năm cây số hoặc 30 phút mỗi ngày, điều đó sẽ giúp cho bạn khỏe mạnh suốt đời".
"Thông qua thể thao, chúng ta có thể sống trong hòa bình về thể chất và tinh thần. Chúng tôi muốn nâng cao nhận thức về điều này. Chúng tôi muốn lan tỏa hòa bình", cả hai vận động viên nhấn mạnh.

Cầu hôn giữa trung tâm mua sắm, câu trả lời mới "sốc"

Chàng trai đã có hành động khiến nhiều người ngỡ ngàng sau màn cầu hôn thất bại tại trung tâm thương mại.

Không giống như trong những bộ phim ngôn tình lãng mạn mọi người thường xem, cầu hôn nơi công cộng không phải lúc nào cũng đem lại cái kết có hậu, lãng mạn.
  Đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội.

Được bạn trai cầu hôn bất ngờ ở chốn đông người, cô gái ngất xỉu

Một phụ nữ ở Quảng Tây (Trung Quốc) đã ngất xỉu sau khi được bạn trai bất ngờ cầu hôn tại buổi hòa nhạc.

 

Bữa ăn bàn chuyện rút 50 tỷ chia nhau tại Bộ Tư lệnh cảnh sát biển

Tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, ông Nguyễn Văn Sơn (cựu trung tướng, cựu Tư lệnh cảnh sát biển) đã trao đổi với 4 ông tướng khác về việc chỉ đạo rút 50 tỷ đồng để chi cho các Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh...

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát quân sự trung ương, ngày 21/2/2019, Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển dự toán ngân sách nhà nước chi quản lý hành chính năm 2019, tổng số tiền 450 tỷ đồng.

Ngày 8/3/2019, tại phiên họp của Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển mở rộng đã quyết nghị phân bổ cho Cục Kỹ thuật 150,1 tỷ đồng để mua sắm vật tư, thiết bị cung cấp cho các đơn vị.

Khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn (cựu trung tướng, cựu Tư lệnh cảnh sát biển) đã gặp ông Nguyễn Văn Hưng (cựu đại tá, cựu Cục trưởng Kỹ thuật) yêu cầu khi mua sắm vật tư, thiết bị, phải rút ra 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh cảnh sát biển sử dụng.

Ông Hưng báo cáo với ông Nguyễn Văn Sơn rằng, Cục Kỹ thuật chưa bao giờ thực hiện việc này, rút ra 50 tỷ đồng là rất lớn, khó thực hiện và phải thống nhất trong Thủ trưởng Bộ Tư lệnh thì Cục mới thực hiện.

Bua an ban chuyen rut 50 ty chia nhau tai Bo Tu lenh canh sat bien

Ông Nguyễn Văn Sơn

Thời điểm đó, do Bộ Quốc phòng điều chỉnh về việc giảm nguồn ngân sách chi cho quản lý hành chính phân bổ cho Bộ tư lệnh cảnh sát biển năm 2019 còn 444 tỷ đồng và để tạo điều kiện cho ông Hưng dễ thực hiện việc rút 50 tỷ đồng nên trước phiên họp Thường vụ Đảng ủy ngày 26/4/2019, ông Sơn chỉ đạo ông Bùi Văn Hòe (cựu thượng tá, cựu Phó Phòng Tài chính) cắt toàn bộ nguồn kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của 4 Vùng Cảnh sát biển để phân bổ thêm 29 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật.

Do đó, nguồn ngân sách cho Cục Kỹ thuật được tăng lên 179,1 tỷ đồng.

Đến đầu tháng 4/2019, tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, ông Sơn trao đổi với các ông Hoàng Văn Đồng (cựu trung tướng, cựu Chính ủy); Doãn Bảo Quyết (cựu thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy); Phạm Kim Hậu (cựu thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng); Bùi Trung Dũng (cựu thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh) về việc chỉ đạo ông Hưng rút 50 tỷ đồng từ nguồn kinh phí cho quản lý hành chính năm 2019 phân bổ cho Cục Kỹ thuật để chi cho các Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh. Khi đó, tất cả đồng ý và không có ý kiến gì khác.

Ngày 4/5/2019, ông Nguyễn Văn Sơn ký quyết định giao dự toán ngân sách cho Cục Kỹ thuật 179,1 tỷ đồng và tiếp tục yêu cầu ông Hưng rút lại 50 tỷ đồng để chuyển về Bộ Tư lệnh.

Chấp hành chỉ đạo, ông Hưng trao đổi và yêu cầu 6 trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Kỹ thuật khi thực hiện chi tiêu nguồn ngân sách quản lý hành chính phải rút lại tổng số tiền 50 tỷ đồng để ông Hưng chuyển lại cho Thủ trưởng Bộ Tư lệnh sử dụng vào việc chung.

Các trưởng phòng đều báo cáo với ông Hưng là khó thực hiện, nhưng ông Hưng tiếp tục yêu cầu 6 trưởng phòng này phải xác định việc rút lại 50 tỷ đồng là nhiệm vụ mà Thủ trưởng Bộ tư lệnh giao và phải hoàn thành.

Tiếp đó, các trưởng phòng đã phân chia nguồn ngân sách được giao thành 29 gói thầu, trong đó có 9 gói giá trị dưới 10 tỷ đồng để thuộc thẩm quyền Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt, không phải báo cáo Bộ Quốc phòng.

Các trưởng phòng cũng liên hệ với các nhà thầu để nâng giá nhằm hỗ trợ đơn vị có nguồn quỹ vốn sử dụng vào mục đích phúc lợi. Để được tham gia dự thầu và trúng thầu, các doanh nghiệp đồng ý nâng giá vật tư, thiết bị hoặc trích lại lợi nhuận từ giai đoạn khảo sát giá để xây dựng giá gói thầu nhằm mục đích rút lại 50 tỷ đồng nộp về Bộ tư lệnh Cảnh sát biển.

Sau khi nhận được 50 tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Sơn đã chia cho mình và các ông Đồng, Hậu, Quyết và Dũng mỗi người 10 tỷ đồng.

Đến ngày 19/6/2020, ông Phạm Kim Hậu (cựu thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng) đã làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo 2 file ghi âm phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của bản thân và các đồng phạm.

Cáo buộc cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là do các bị can chấp hành kỷ luật, pháp luật không nghiêm và lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để chiếm đoạt tiền nhằm mục đích vụ lợi cá nhân. Hơn nữa, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn nhiều thiếu sót là điều kiện làm phát sinh tội phạm và vi phạm kỷ luật.