Chi tiết Tháp Tài chính Quốc tế “xây mãi không xong” ở đất vàng Hà Nội

(Kiến Thức) - Dự án Tháp Tài chính Quốc tế (IFT) do Cty CP đầu tư SCIC – Bảo Việt làm chủ đầu tư, sau nhiều năm vẫn là bãi đất hoang cỏ mọc um tùm, trong khi đó, một phần của dự án đã được “tận dụng” làm bãi trông giữ ô tô.

Dự án Tháp Tài chính Quốc tế (IFT) do Công ty TNHH đầu tư Bảo Việt - SCIC làm chủ đầu tư nằm tại vị trí đường Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) với diện tích hơn 13.000 m2, chiều cao 150m. Ảnh: Zing.
 Dự án Tháp Tài chính Quốc tế (IFT) do Công ty TNHH đầu tư Bảo Việt - SCIC làm chủ đầu tư nằm tại vị trí đường Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) với diện tích hơn 13.000 m2, chiều cao 150m. Ảnh: Zing.
Theo chủ đầu tư, đây là tòa cao ốc đầu tiên tại Hà Nội được xây dựng theo tiêu chuẩn Tòa nhà xanh (Green Building) và Tòa nhà thông minh (Intelligent Building), với thiết kế tổng thể hướng đến sự phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải, bảo vệ môi trường. Dự kiến ban đầu, tòa tháp được khởi công vào quý I/2012 và hoàn thành vào năm 2015. Ảnh: Zing.
Theo chủ đầu tư, đây là tòa cao ốc đầu tiên tại Hà Nội được xây dựng theo tiêu chuẩn Tòa nhà xanh (Green Building) và Tòa nhà thông minh (Intelligent Building), với thiết kế tổng thể hướng đến sự phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải, bảo vệ môi trường. Dự kiến ban đầu, tòa tháp được khởi công vào quý I/2012 và hoàn thành vào năm 2015. Ảnh: Zing. 
Theo giới thiệu, IFT là tòa nhà văn phòng hạng A, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, thiết kế hiện đại với các khu công năng chính là văn phòng cao cấp, trung tâm thương mại với 2 tầng dành cho khu thương mại và bán lẻ, 1 tầng cho khu dịch vụ và 27 tầng còn lại dành cho khu văn phòng. Ảnh: Tiền Phong.
 Theo giới thiệu, IFT là tòa nhà văn phòng hạng A, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, thiết kế hiện đại với các khu công năng chính là văn phòng cao cấp, trung tâm thương mại với 2 tầng dành cho khu thương mại và bán lẻ, 1 tầng cho khu dịch vụ và 27 tầng còn lại dành cho khu văn phòng.  Ảnh: Tiền Phong. 
IFT được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm tài chính sầm uất, là địa điểm lý tưởng cho các định chế tài chính, ngân hàng, tập đoàn kinh tế đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước uy tín thiết lập quan hệ kinh doanh vững chắc và lâu dài tại Việt Nam. Ảnh: Giadinhvaphapluat.
IFT được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm tài chính sầm uất, là địa điểm lý tưởng cho các định chế tài chính, ngân hàng, tập đoàn kinh tế đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước uy tín thiết lập quan hệ kinh doanh vững chắc và lâu dài tại Việt Nam. Ảnh: Giadinhvaphapluat.
Tuy nhiên, theo báo Xây Dựng, cho đến thời điểm hiện tại ngoài khu nhà điều hành 1 tầng và hệ thống hàng rào được xây dựng, đưa vào sử dụng từ lâu thì toàn bộ dự án vẫn dự án vẫn án binh bất động, “đắp chiếu” và để cỏ hoang mọc um tùm. Ảnh: Giadinhvaphapluat.
 Tuy nhiên, theo báo Xây Dựng, cho đến thời điểm hiện tại ngoài khu nhà điều hành 1 tầng và hệ thống hàng rào được xây dựng, đưa vào sử dụng từ lâu thì toàn bộ dự án vẫn dự án vẫn án binh bất động, “đắp chiếu” và để cỏ hoang mọc um tùm. Ảnh: Giadinhvaphapluat.
Thế nhưng, thông tin trên Zing lại cho hay, trao đổi với báo chí, đại diện Công ty cổ phần đầu tư SCIC - Bảo Việt khẳng định dự án không chậm tiến độ, mà đang triển khai theo đúng lộ trình. Ảnh: KTNT.
Thế nhưng, thông tin trên Zing lại cho hay, trao đổi với báo chí, đại diện Công ty cổ phần đầu tư SCIC - Bảo Việt khẳng định dự án không chậm tiến độ, mà đang triển khai theo đúng lộ trình. Ảnh: KTNT. 
Vị này nhấn mạnh ngày 24/6/2017, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án này là Bảo Việt. Theo quyết định, thời gian chuẩn bị đầu tư là quý I/2017 đến quý IV/2017. Giai đoạn thực hiện đầu tư là quý I/2018 đến quý III/2020 và bắt đầu đưa vào khai thác, sử dụng là quý IV/2020. Ảnh: KTNT.
Vị này nhấn mạnh ngày 24/6/2017, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án này là Bảo Việt. Theo quyết định, thời gian chuẩn bị đầu tư là quý I/2017 đến quý IV/2017. Giai đoạn thực hiện đầu tư là quý I/2018 đến quý III/2020 và bắt đầu đưa vào khai thác, sử dụng là quý IV/2020. Ảnh: KTNT. 
Vị này còn cho biết giai đoạn chuẩn bị đầu tư đã kết thúc và chủ đầu tư bắt đầu vào giai đoạn thực hiện. Hiện nay, Bảo Việt đã hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật và dự toán đang trình Bộ Xây dựng để thẩm định thiết kế bởi vì đây là công trình hạng A. Ảnh: Xây dựng.
 Vị này còn cho biết giai đoạn chuẩn bị đầu tư đã kết thúc và chủ đầu tư bắt đầu vào giai đoạn thực hiện. Hiện nay, Bảo Việt đã hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật và dự toán đang trình Bộ Xây dựng để thẩm định thiết kế bởi vì đây là công trình hạng A. Ảnh: Xây dựng.
Trong khi đó, theo KTNT, Công ty TNHH Đầu tư Bảo Việt – SCIC - chủ đầu tư dự án này là một công ty liên doanh giữa 2 chủ đầu tư là Tập đoàn Bảo Việt và SCIC với số vốn điều lệ là 80 tỷ đồng, trong đó phần vốn của Bảo Việt là 40 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 50%. Ảnh: Khám Phá..
 Trong khi đó, theo KTNT, Công ty TNHH Đầu tư Bảo Việt – SCIC - chủ đầu tư dự án này  là một công ty liên doanh giữa 2 chủ đầu tư là Tập đoàn Bảo Việt và SCIC với số vốn điều lệ là 80 tỷ đồng, trong đó phần vốn của Bảo Việt là 40 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 50%. Ảnh: Khám Phá..
Thông tin về liên doanh này khá ít ỏi, trên website của BSI, Công ty TNHH Đầu tư Bảo Việt – SCIC được thành lập ngày 5/6/2009, giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102039244. Ảnh: Tiền Phong.
Thông tin về liên doanh này khá ít ỏi, trên website của BSI, Công ty TNHH Đầu tư Bảo Việt – SCIC được thành lập ngày 5/6/2009, giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102039244. Ảnh: Tiền Phong. 
Công ty có trụ sở tại số 220 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong.
Công ty có trụ sở tại số 220 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong. 
Trên website của công ty này, phần dự án cũng chỉ có duy nhất 1 dự án là Tháp Tài chính quốc tế (IFT). Ảnh: Tiền Phong.
 Trên website của công ty này, phần dự án cũng chỉ có duy nhất 1 dự án là Tháp Tài chính quốc tế (IFT). Ảnh: Tiền Phong.
Biển dự án đã bị gỡ hết xuống, phía mặt đường Nguyễn Chánh, phần quây tôn dự án đã được tháo tạo thành một cửa để làm chỗ để xe. Ảnh: Một góc bên trong dự án. Nguồn ảnh: Tiền Phong.
 Biển dự án đã bị gỡ hết xuống, phía mặt đường Nguyễn Chánh, phần quây tôn dự án đã được tháo tạo thành một cửa để làm chỗ để xe. Ảnh: Một góc bên trong dự án. Nguồn ảnh: Tiền Phong.

Mỹ sẽ xây dựng Tháp tài chính tại Thủ Thiêm TP Hồ Chí Minh - TTXVN.

Tiết lộ về nữ đại gia xây tòa nhà cao nhất Việt Nam

Nếu tòa tháp tài chính 108 tầng được xây dựng và hoàn thành sẽ phá vỡ kỷ lục tòa nhà cao nhất của Keangnam Landmark Tower.

Theo Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp) vừa được UBND TP Hà Nội công bố, trọng tâm khu vực này sẽ là tháp tài chính thương mại Phương Trạch có chiều cao dự kiến tối đa khoảng 108 tầng với kiến trúc hiện đại gắn với bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, mang tính biểu tượng cao, Vnexpress đưa tin.

2 triệu đổi 1m2 đất HN, Tập đoàn Lã Vọng làm cách nào?

(Kiến Thức) - Theo hợp đồng BT làm dự án Ba La - Xuân Mai, Công ty Louis của Tập đoàn Lã Vọng được trả 441 ha đất trên địa bàn các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai... khi chi ra số tiền 8.800 tỷ. 

Như vậy, tính ra mỗi m2 đất chỉ có giá khoảng 2 triệu đồng.
Thông tin trên Zing cho hay, UBND TP. Hà Nội đã có kiến nghị Thủ tướng cho phép áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư để triển khai thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai theo hình thức BT (gọi tắt là Dự án Ba La - Xuân Mai) với nhà đầu tư được lựa chọn là Louis Group.