Chỉ huy Ukraine: Không có gì hối hận khi đầu hàng Nga

Chỉ huy Tiểu đoàn 501 của Thủy quân lục chiến Ukraine bảo vệ quyết định hạ vũ khí, khẳng định bản thân "không hối hận" khi đầu hàng.

Trong một cuộc phỏng vấn được kênh truyền hình nhà nước Rossiya-1 của Nga đăng tải hôm 18/4, Trung tá Nikolay Biryukov, Chỉ huy Tiểu đoàn 501 của Thủy quân lục chiến Ukraine nói rằng, việc để lại binh sĩ trên chiến trường là điều vô nghĩa, đồng thời công khai thừa nhận người dân ở Mariupol có khuynh hướng tiêu cực đối với Lực lượng vũ trang Ukraine.
"Sau khi xem xét tất cả những điều đó, quyết định rút quân được đưa ra", chỉ huy Tiểu đoàn 501 của Thủy quân lục chiến Ukraine bảo vệ quyết định hạ vũ khí của mình, khẳng định bản thân "không hối hận" khi đầu hàng. "Tôi đã nghĩ về việc đó suốt hai ngày", Biryukov nói. "Không có gì phải hối hận cả vì hiện tại mọi người đều được sống". 
Chi huy Ukraine: Khong co gi hoi han khi dau hang Nga
 Trung tá Nikolay Biryukov, Chỉ huy Tiểu đoàn 501 của Thủy quân lục chiến Ukraine. Ảnh: Rossiya-1 
Trước đó, ngày 4/4, Tiểu đoàn 501 đã hành quân không vũ trang qua Mariupol với hai tay giơ cao. Không lâu sau, nhiều nguồn tin khẳng định, khoảng 250 lính thủy đánh bộ Ukraine đã bị bắt làm tù binh. Tuy nhiên, theo Biryukov, vào thời điểm đó, chính anh là người yêu cầu cấp dưới hạ vũ khí, thể hiện sự đầu hàng hàng loạt lớn nhất của các lực lượng Ukraine trong bối cảnh chiến dịch đặc biệt của Nga nhằm "phi quân sự hóa" và "phi phát phát xít hóa" Ukraine đang diễn ra.
Các binh sĩ ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng tuyên bố đã bắt giữ khoảng 3.000 chiến binh Ukraine kể từ khi chiến dịch quân sự của Nga bắt đầu hồi cuối tháng 2. Trước đó, 1.026 binh sĩ của Lữ đoàn 36 Thủy quân lục chiến Ukraine, trong đó có 162 sĩ quan, cũng đầu hàng, theo Bộ Quốc phòng Nga.
Trước tình hình "vô vọng" mà các lực lượng Ukraine tiếp tục phải đối mặt, Đại tá Mikhail Mizintsev, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nga, đề nghị "binh sĩ các tiểu đoàn dân tộc chủ nghĩa và lính đánh thuê nước ngoài" cố thủ trong nhà máy luyện kim Azovstal ở Mariupol hạ vũ khí đầu hàng.
Tuy vậy, theo CNN, Myhailo Vershynin, cảnh sát trưởng tuần tra Mariupol khẳng định những binh sĩ "sẵn sàng cho sự kháng cự quyết liệt"."Họ biết số phận của họ có thể ra sao, nhưng không ai có ý định từ bỏ. Không ai đồng ý việc sẽ rời đi mà không có vũ khí", Vershynin nói.

Tỷ phủ giàu nhất Ukraine “thề sẽ tái thiết đất nước“

Trả lời Hãng thông tấn Reuters hôm 16/4, tỷ phú giàu nhất Ukraine cam kết sẽ khôi phục những thiệt hại do chiến dịch quân sự của Nga gây ra.

"Chúng tôi sẽ xây dựng lại toàn bộ Ukraine. Tôi tin tưởng rằng tất cả chúng ta sẽ xây dựng lại một Ukraine tự do, một quốc gia châu Âu, dân chủ và thắng lợi", Rinat Akhmetov, tỷ phú giàu nhất Ukraine tuyên bố.
Ông Akhmetov cho biết sẽ bắt đầu lời hứa của mình bằng việc tái thiết thành phố Mariupol, thủ phủ của ngành sản xuất thép của Ukraine, nơi tập đoàn Metinvest sở hữu hai nhà máy thép lớn, Azovstal và Ilyich Iron & Steel Works. Trước đó, trong một báo cáo hồi đầu tháng 3, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine, nước này đã mất tới 40% năng suất luyện kim.

Tổng thống Zelensky: “Tất cả thế giới nên cảm thấy lo lắng“

"Tất cả các quốc gia nên chuẩn bị cho khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân", ông Zelensky tuyên bố với CNN.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của CNN tại văn phòng tổng thống ở Kiev hôm 15/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ lo ngại về việc rất có thể ông Putin sẽ chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc hóa học. 
"Không chỉ tôi mà tất cả các quốc gia trên thế giới nên lo lắng vì điều đó có thể thành sự thật", ông Zelensky bày tỏ lo ngại. "Vũ khí hóa học, họ có thể làm điều đó, ý tôi là họ có thể làm như vậy. Chúng ta không sợ hãi nhưng phải chuẩn bị sẵn sàng. Không chỉ Ukraine mà còn cả thế giới". 

Những sự thật về các nữ chiến binh Samurai của Nhật Bản

Những nữ chiến binh Samurai hay Onna-Bugeisha mạnh mẽ, can trường không thua kém nam giới, từng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ đất nước.

Nhung su that ve cac nu chien binh Samurai cua Nhat Ban
 Hoàng hậu hay Thiên hoàng Jingu (169-269) được xem là Onna-Bugeisha đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Sau cái chết của chồng, Thiên hoàng Chuai, bà lên ngôi và đích thân lãnh đạo trận chiến với Silla - Hàn Quốc ngày nay.