Chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy

(Kiến Thức) - Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ phát hiện những người có thói quen ăn uống lành mạnh giúp giảm khoảng 15 % nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

Thói quen ăn uống lành mạnh giúp giảm khoảng 15 % nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
 Thói quen ăn uống lành mạnh giúp giảm khoảng 15 % nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
Các nhà khoa học tại khoa dịch tễ học ung thư và di truyền học thuộc Viện Ung thư quốc gia Mỹ (USNCI) đã tiến hành đánh giá thói quen ăn uống của hơn 500.000 người từ 50-71 tuổi.
Kết quả là những người theo chế độ ăn uống lành mạnh (nhiều chất dinh dưỡng, hạn chế các chất béo bão hòa, cholesterol, đường, muối và rượu) đã giảm 15% nguy cơ bị ung thư tuyến tụy.
Mặc dù ung thư tuyến tụy rất hiếm – chỉ có khoảng 1,5 % người dân Mỹ mắc phải căn bệnh này nhưng nó lại là một trong những bệnh ung thư nghiêm trọng nhất và gây chết người. Chỉ có khoảng 6% những người bị ung thư tuyến tụy có thể sống được 5 năm sau khi được chẩn đoán.
Hannah Arem, một trong những người tham gia nghiên cứu cho biết, nhóm nghiên cứu đã quan tâm đến mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Thiếu dinh dưỡng cũng được xem là một yếu tố dẫn đến các bệnh ung thư khác. Bà cũng lưu ý những người béo phì, chiếm hơn 1/3 người Mỹ trưởng thành.
"Béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư tụy", bà Arem cho biết. "Tuy nhiên, những người thừa cân hoặc béo phì áp dụng chế độ ăn uống phù hợp lại có nguy cơ bị ung thư tụy thấp hơn so với những người có cân nặng bình thường". Mặc dù vậy, bà Arem cho rằng cần nghiên cứu thêm về vấn đề này.
Nghiên cứu này vẫn chưa xác định được những loại thực phẩm không lành mạnh cụ thể có thể gây ra ung thư tuyến tụy, cũng như không tìm ra loại thực phẩm lành mạnh có thể ngăn ngừa bệnh. Thay vào đó, nghiên cứu đưa ra cách tiếp cận tổng thể và kết luận rằng chế độ ăn uống lành mạnh - bao gồm các loại rau xanh và củ quả màu cam, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại dầu ăn và các sản phẩm sữa, sẽ giúp giảm nguy cơ bị ung thư tụy.
Tiến sĩ Bernard Levin, một chuyên gia về phòng chống ung thư đánh giá phát hiện này có ý nghĩa quan trọng.
"Ung thư tuyến tụy là một căn bệnh rất nguy hiểm, và nghiên cứu để ngăn chặn nó là rất quan trọng", ông Levin, giáo sư danh dự tại Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Houston, Mỹ cho biết. "Tiểu đường, thuốc lá và béo phì từng được biết là yếu tố dẫn đến ung thư tụy, nhưng vấn đề chế độ ăn uống phức tạp hơn".
Tiến sĩ Alfred Neugut, chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư tiêu hóa và dịch tễ học Mỹ đồng ý rằng vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh ung thư.
"Khi bạn thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, nó luôn luôn tốt sức khỏe. Tuy nhiên, để xác định chính xác chế độ ăn uống chống lại bệnh ung thư vẫn là vấn đề cần nhiều nghiên cứu hơn nữa”, ông Neugut nhận định.

Những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư tuyến tụy

- Những triệu chứng ban đầu của căn bệnh này mang rất nhiều ý nghĩa khác biệt, bạn cần hiểu rõ thì mới có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Mọi người thường tưởng rằng, bệnh ung thư tuyến tụy không hề có dấu hiệu hay triệu chứng ban đầu. Sự thực hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên, để hiểu rõ những triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm chết người này không phải là một điều dễ dàng. Dưới đây là những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh.

Đột ngột bị tiểu đường

Một trong những dấu hiệu ban đầu của ung thư tuyến tụy là bị tiểu đường, đặc biệt nếu căn bệnh đột ngột xảy đến. Mới đây, Viện nghiên cứu Y khoa Mayo Clinic (Mỹ) đã công bố nghiên cứu cho thấy, 40% bệnh nhân tuyến tụy được chẩn đoán mắc tiểu đường 1 - 2 năm trước khi phát hiện khối u ung thư.

Do đó, các nhả nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do khối u chưa được phát hiện. Vấn đề là, căn bệnh tiểu đường rất phổ biến, vì vậy không phải bất cứ ai mắc tiểu đường cũng bị ung thư tuyến tụy. Nếu bạn đột ngột bị tiểu đường và không có bệnh sử mắc bệnh này trong gia đình, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ càng.

Vàng da hoặc mắt

Ngay cả một khối u nhỏ trong tuyến tụy cũng có thể chặn các ống dẫn mật ở đầu tuyến tụy, khiến mật tích tụ và gây vàng da.

Ngứa lòng bàn tay và lòng bàn chân

Một tác dụng phụ ít người biết của căn bệnh vàng da là gây ngứa tay và ngứa chân. Đây là phản ứng của da với bilirubin - một chất màu nâu vàng trong gan gây vàng da.

Ăn không thấy ngon

Trong một nghiên cứu của Italy, nhiều bệnh nhân cho biết, họ đột nhiên mất cảm giác ngon miệng và luôn thấy no dù ăn rất ít vào thời điểm 6 - 8 tháng trước khi phát hiện mắc bệnh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đau bụng

Bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường xuyên bị cơn đau này giày vò. Nó cứ gặm nhấm, hành hạ bệnh nhân từ từ chứ không bộc phát. Đặc biệt, cơn đau tỏa ra từ phía sau người và sẽ biến mất khi bạn nghiêng người về phía trước.

Giảm cân đột ngột

Bệnh nhân ung thư tuyến tụy ban đầu có thể bị giảm cân đột ngột. Tuy nhiên, không như nhiều người lầm tưởng, đây chưa chắc là dấu hiệu cho thấy căn bệnh ung thư đã lan tới gan. Hiện tượng này có thể xảy ra vì bệnh nhân bị thiếu enzym tuyến tụy, khiến chất béo đi qua cơ thể mà không được hấp thụ.

Đi ngoài phân đen

Triệu chứng này là do hiện tượng chảy máu phía trên ruột tạo thành. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư tuyến tụy cũng có thể đi ngoài ra phân có màu nhợt nhạt. Điều này xảy ra do khối u tuyến tụy ngăn các enzym tiêu hóa đến ruột, khiến cơ thể không thể tiêu hóa các thức ăn nhiều chất béo. Theo các bác sĩ, đây là một dấu hiệu ban đầu đáng chú ý, tuy nhiên nó lại thường bị bỏ qua.

Nếu bạn thấy mình có 2 hoặc 3 dấu hiệu đáng ngại trên, hãy lập tức đến gặp bác sĩ và yêu cầu nội soi. Đôi lúc, chụp cộng hưởng từ có thể giúp phát hiện tế bào ung thư nhưng điều này còn tùy thuộc vào địa điểm ẩn mình của khối u.

Thịt nướng gây ung thư như thế nào?

(Kiến Thức) - Khi thịt động vật được nấu nướng ở nhiệt độ cao, sẽ sản sinh các amin dị vòng (HCA) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) - các chất hóa học gây ung thư.

Thịt nướng ở nhiệt độ cao có thể tạo ra hóa chất gây ung thư.
Thịt nướng ở nhiệt độ cao có thể tạo ra hóa chất gây ung thư.
Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, HCA và PAH đều gây ung thư trên các mẫu động vật thí nghiệm (chuột). Cho đến nay, vẫn chưa rõ người mới mắc bệnh ung thư có phát triển bệnh nhanh hơn sau khi nhiễm HCA và PAH hay không.