Cháy rừng làm ít nhất 51 người chết, Chile ban bố tình trạng khẩn cấp

Chính phủ Chile đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi có khoảng 92 vụ cháy rừng với tổng diện tích bị ảnh hưởng lên đến 43.000 ha, khiến ít nhất 51 người thiệt mạng.

Tổng thống Chile Gabriel Boric hôm 3/2 cảnh báo con số nạn nhân chắc chắn sẽ tăng lên trong thời gian tới, đồng thời cho biết sẽ có thêm nhiều đơn vị quân sự được triển khai đến các khu vực bị ảnh hưởng.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Chile Carolina Tohá, khoảng 92 vụ cháy rừng đang hoành hành với tổng diện tích bị ảnh hưởng lên đến 43.000 ha. Lực lượng cứu hỏa đang ưu tiên đối phó các đám cháy tại thành phố cảng Valparaíso vì nó ở gần các khu vực đô thị. Một đám cháy đã lan rộng tới 6.800 ha. Ngoài ra, ít nhất 372 cư dân tại Valparaíso đã được trình báo mất tích.
Cháy rừng hoành hành trong bối cảnh thủ đô Santiago và các khu vực khác ở Chile đang phải hứng chịu nắng nóng và tình trạng khô hạn. Các nhà khí tượng học cảnh báo thời tiết nóng cực đoan sẽ trở nên thường xuyên hơn trong mùa hè ở nước này.
Chay rung lam it nhat 51 nguoi chet, Chile ban bo tinh trang khan cap
Cháy rừng tại TP Vina del Mar - Chile hôm 3/2 Ảnh: REUTERS
Nhiều khu vực ở Úc hôm 4/2 cũng đối mặt nắng nóng. Cục Khí tượng Úc (BOM) đã ban bố cảnh báo sóng nhiệt tại bang New South Wales đông dân nhất nước, vùng lãnh thổ thủ đô Úc, vùng lãnh thổ phía Bắc và bang Tây Úc.
Theo BOM, nhiệt độ tại một số nơi có thể lên đến 40 độ C. Điều kiện nóng, khô kèm gió giật mạnh cũng khiến BOM cảnh báo về "nguy cơ hỏa hoạn cực độ" ở một số khu vực thuộc các bang Victoria và Nam Úc. Nguy cơ cháy rừng cũng được đánh giá là sẽ tăng cao dưới sự kết hợp của hiện tượng thời tiết El Nino.
Cùng ngày, Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc đã gia hạn cảnh báo màu cam về bão tuyết ở một số khu vực của đất nước. Trước đó, cảnh báo này đã được đưa ra hôm 3-2 cho 7 tỉnh ở miền Đông và miền Trung. 
Theo Tân Hoa Xã, các tỉnh Hà Nam, An Huy, Giang Tô và Sơn Đông có tuyết rơi dày 2 - 5 cm từ ngày 4 đến sáng 5/2. Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc hôm 3-2 cho biết 56 tuyến đường cao tốc tại 9 tỉnh đã bị đóng cửa một phần do băng tuyết.
Ngoài ra, Cục Đường sắt Thượng Hải phải tạm dừng 39 chuyến tàu cao tốc trong các ngày 3 và 4/2, ảnh hưởng đến kế hoạch về quê đón Tết Nguyên đán của nhiều người.

Hy Lạp: Máy bay chữa cháy rừng gặp tai nạn kinh hoàng

Trong lúc cố gắng dập tắt các đám cháy rừng do nhiệt độ tăng cao gây ra ở Hy Lạp, một chiếc máy bay chữa cháy đã gặp nạn khiến 2 phi công thiệt mạng.

Một chiếc máy bay cứu hỏa của lực lượng không quân Hy Lạp đã bị rơi khi tham gia công tác chữa cháy rừng ở miền nam Hy Lạp ngày 25/7, hai phi công đã thiệt mạng.
 

Quần đảo nơi cùng lúc nhìn thấy quá khứ và tương lai

Dù thuộc hai châu lục khác nhau nhưng thực tế, hai quốc gia này chỉ cách nhau chưa đầy 4km. Tại địa điểm kỳ lạ này, con người có thể nhìn thấy cả quá khứ và tương lai.

Quan dao noi cung luc nhin thay qua khu va tuong lai
Các hòn đảo Big Diomede và Little Diomede thuộc quần đảo Diomede, nằm trong eo biển Bering, giữa Alaska (Mỹ) và Siberia (Nga). Xét về địa lý, chúng cách nhau khoảng 3,8km nhưng lại được đánh dấu biên giới quốc tế giữa hai nước Nga và Mỹ. Do vậy, chúng có sự cách biệt khá lớn về múi giờ. Little Diomede thuộc biên giới của Mỹ, trong khi đó Big Diomede lại do Nga cai quản. 

Quan dao noi cung luc nhin thay qua khu va tuong lai-Hinh-2
Nếu một người đứng ở đảo "Little Diomede" để ngắm "Big Diomede", có nghĩa là họ đang chiêm ngưỡng thế giới ở 23h trong tương lai và ngược lại. Chính điểm thú vị này khiến nhiều người gọi chúng với cái tên là Đảo Ngày mai và Đảo Hôm qua. Nếu ở Little Diomede (bên phải) đang là buổi trưa thì tại Big Diomede (bên trái) lại là 9h ngày hôm sau. 

Quan dao noi cung luc nhin thay qua khu va tuong lai-Hinh-3
Không chỉ có thể nhìn được “quá khứ” và “tương lai”, mà những ai khi đặt chân tới đây còn có thể trực tiếp đi bộ “xuyên không”. Vào mùa đông, khí hậu tại quần đảo này rất khắc nghiệt, toàn bộ nước tại đây sẽ đóng thành băng, vô tình tạo thành cây cầu kết nối giữa hai đảo. Người ta có thể đi bộ giữa Mỹ và Nga, tuy vậy việc vượt qua eo biển Bering là bất hợp pháp. Bạn có thể đi lại thoải mái giữa “quá khứ” và “hiện tại” nếu được cho phép. 

Quan dao noi cung luc nhin thay qua khu va tuong lai-Hinh-4
 Cả hai đảo đều có địa hình khá bằng phẳng và bị cô lập. Vào mùa hè, chúng bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc.

Quan dao noi cung luc nhin thay qua khu va tuong lai-Hinh-5
 Vào mùa đông thời tiết lạnh giá, người dân từ đảo nọ có thể đi sang đảo kia nhờ một cây cầu bằng băng.

Quan dao noi cung luc nhin thay qua khu va tuong lai-Hinh-6
 Trên thực tế, chỉ những cư dân bản địa, người Eskimo, mới có thể đi lại tự do giữa các đảo thuộc quần đảo Diomede. Họ đã sinh sống ở những vùng đất này từ lâu trước khi người Châu Âu đầu tiên đặt chân đến nơi đây.

Quan dao noi cung luc nhin thay qua khu va tuong lai-Hinh-7
 Thời kỳ chiến tranh lạnh, Nga đã di dời toàn bộ cư dân trên đảo Ngày Mai vào trong đất liền. Ngày nay, nơi đây chỉ có quân đội cư trú. Còn đảo Ngày Hôm Qua vẫn có khoảng 150 người Mỹ sinh sống, tập trung thành một ngôi làng, nổi tiếng với nghề chạm khắc ngà.

Quan dao noi cung luc nhin thay qua khu va tuong lai-Hinh-8
Trên đảo không có các con đường trải nhựa, cao tốc, đường sắt hay đường thủy. Cách duy nhất để di chuyển là đi bộ trên những con đường mòn, dùng xe trượt tuyết hoặc ván trượt. Ngoài du khách, đảo còn đón tiếp các đoàn nghiên cứu từ đất liền tới thăm.