Cháy chung cư Grenfell Tower ở London: Vì đâu nên nỗi?

(Kiến Thức) - Cảnh sát Anh ngày 15/6 cho biết, số người thiệt mạng trong vụ cháy chung cư Grenfell Tower tại London đã tăng lên 17 người và con số dự kiến tiếp tục gia tăng.

Gần 24 giờ sau vụ cháy chung cư Grenfell Tower ở thủ đô London khiến ít nhất 17 người thiệt mạng, các nhân viên cứu hỏa vẫn đang dập lửa và tìm kiếm xác người. Hàng chục người vẫn còn bị mất tích khi tòa chung cư Grenfell Tower bốc cháy trong đêm, vào lúc mọi người vẫn còn đang yên giấc.
Chay chung cu Grenfell Tower o London: Vi dau nen noi?
Sau 24 giờ mà tòa chung cư Grenfell Tower vẫn còn bốc khói và lực lượng cứu hộ vẫn chưa được phép vào các căn hộ vì sợ đổ sập. Ảnh: Reuters
Người đứng đầu lực lượng cứu hỏa thành phố London cũng cho biết, lính cứu hỏa chưa thể lục soát toàn bộ tòa nhà để tìm các nạn nhân do kết cấu không bền vững của tòa nhà sau vụ cháy có thể nguy hiểm đến tính mạng của họ.
Vì sao đám cháy lan nhanh?
Làm thế nào mà đám cháy chung cư Grenfell Tower lây lan nhanh như vậy và tại sao cư dân ở đây lại khó thoát thân đến thế?
Ông Wayne Brown, Phó Giám đốc Cơ quan Cứu hỏa London, cho biết trong 25 năm làm việc, ông "không bao giờ nhìn thấy một đám cháy lại lan quá nhanh trong một tòa nhà có kích thước như Grenfell Tower”.
Nhiều cư dân của chung cư cao tầng Grenfell Tower nói với CNN rằng họ không nghe thấy tiếng báo cháy khi ngọn lửa bùng phát.
Chung cư cao tầng Grenfell Tower được xây dựng trong năm 1974. Vào thời điểm đó, các quy định về phòng cháy chữa cháy trong thiết kế không rõ ràng và nghiêm ngặt như hiện nay.
Các cư dân ở đây rõ ràng không hài lòng với hệ thống an toàn vì chỉ có một cầu thang đi bộ thoát hiểm duy nhất.
Mặc dù báo cáo của Nghị viện sau vụ cháy Lakanal House năm 2009 tại Camberwell (London) khiến 6 người thiệt mạng, đã đề xuất lắp đặt các hệ thống phun nước dập lửa trong các toà tháp trên khắp nước Anh, nhưng rõ ràng các biện pháp này đã không được thực hiện đầy đủ tại chung cư cao tầng Grenfell Tower.
Cư dân ở đây cũng tố rằng những cảnh báo của họ về việc thiếu các biện pháp phòng cháy chữa cháy đã không được tiếp thu và sửa chữa.
Nguy cơ hỏa hoạn của bất kỳ tòa nhà nào cũng phụ thuộc vào kết cấu của nó - nghĩa là khả năng chống lửa của vật liệu xây dựng.
Theo các báo cáo, các cấu trúc chính của Grenfell Tower chủ yếu được làm bằng bê tông cốt thép - một loại vật liệu có khả năng chịu lửa cao.
Có phải do lớp vỏ bọc bên ngoài chủ yếu bằng nhôm?
Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ lớp phủ bên ngoài được thêm vào trong đợt nâng cấp tòa chung cư Grenfell Tower tiêu tốn 8,7 triệu bảng Anh trong năm 2016.
Vật liệu được sử dụng cho lớp vỏ bọc chủ yếu là nhôm, không có khả năng chịu lửa. Hơn nữa, nhôm có tính dẫn nhiệt cao nên vỏ bọc của nó có thể nóng lên rất nhanh, không ngăn cản lửa lan truyền qua các cửa sổ và bên ngoài tòa nhà từ tầng này sang tầng khác.
Cơ quan cứu hỏa London nói vẫn còn quá sớm để suy đoán về nguyên nhân đám cháy lan nhanh với tốc độ chóng mặt.
Tuy nhiên, điều mà các nhà điều tra cần lưu ý cư dân của Grenfell Tower đã bày tỏ lo ngại về sự an toàn của tòa nhà, đặc biệt chỉ ra các nguy cơ hỏa hoạn.
Phát biểu vào chiều 14/6, Thị trưởng London Sadiq Khan nói rằng ông sẽ "yêu cầu trả lời" về việc liệu những quan ngại trước đây của người dân có bị bỏ qua.
Thủ tướng Anh Theresa May cũng đã ra lệnh mở cuộc điều tra toàn diện vụ cháy tòa nhà chung cư cao tầng ở thủ đô London sáng 14/6 làm ít nhất 17 người thiệt mạng và vẫn còn nhiều người mất tích. Phát biểu ngày 15/6, Thủ tướng Theresa May nhấn mạnh người dân Anh đang chờ đợi câu trả lời về vụ cháy thảm khốc và cuộc điều tra sẽ mang tới câu trả lời mà người dân xứng đáng được nhận.

Ảnh hiếm thủ đô London bị không kích trong Thế chiến II

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, thủ đô London (Anh) đã bị tàn phá nặng nề khi hứng chịu những đợt không kích của phát xít Đức.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II
Chiến dịch không kích Tia chớp (Blitz) của phát xít Đức nhằm vào nước Anh trong khoảng thời gian từ ngày 7/9/1940 tới 10/5/1941 thời Thế chiến II. Thủ đô London cùng nhiều thành phố khác của Anh đã bị tàn phá trong chiến dịch không kích này. Ảnh: Hai máy bay ném bom Đức bay qua thủ đô London trong ngày đầu tiên của cuộc không kích Blitz. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-2
 Khói lốc lên ở khu vực phía trước Nhà thờ chính tòa Thánh Paul, thủ đô London, hồi tháng 12/1940. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-3
 Tòa nhà ở thành phố Manchester bốc cháy sau khi bị oanh kích đêm 23/12/1940. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-4
 Một phụ nữ lớn tuổi ngủ trong hầm rượu ở Đông London năm 1940 do lo sợ những đợt không kích của phát xít Đức. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-5
Cảnh tượng đổ nát ở Balham, Nam London, sau một vụ ném bom. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-6
 Ga tàu điện ngầm ở Nam London trở thành hầm tránh bom cho người dân Anh hồi tháng 11/1940. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-7
 Đống đổ nát ở Aston, thành phố Birmingham, ngày 11/12/1940. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-8
Các bé trai chơi bài trong hầm trú ẩn ở phía đông nam thủ đô London năm 1940. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-9
Các binh sĩ đang dọn dẹp đống đổ nát ở thành phố Hull sau khi nơi này bị không kích. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-10
 Cảnh ngổn ngang bên ngoài cửa hàng John Lewis trên phố Oxford, thủ đô London, hồi tháng 9/1940. Theo Wikipedia, tính đến cuối tháng 5/1941, hơn 43.000 dân thường, một nửa trong số đó là dân London, đã thiệt mạng trong  những cuộc không kích. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-11
Các tình nguyện viện chuẩn bị trà cho những người đi lánh nạn ở Bắc London. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-12
 Người đàn ông ngủ tạm trong trong một chiếc quan tài bằng đá ở Đông London hồi tháng 11/1940. Ảnh: VT.

Anh hiem thu do London bi khong kich trong The chien II-Hinh-13
 Bé trai cắm cờ trước ngôi nhà đã bị phá hủy trong một đợt không kích ở London năm 1940. Ảnh: VT.

Cơ cực trẻ vô gia cư ở Nga thập niên 1920

(Kiến Thức) - Bộ ảnh dưới đây phần nào tái hiện cuộc sống cơ cực của những đứa trẻ vô gia cư ở Nga hồi thập niên 1920 và 1930.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920
 Theo English Russia, ước tính có ít nhất 6 triệu trẻ vô gia cư ở Nga vào năm 1921. Bố mẹ của các em đã bị sát hại, chết vì đói hoặc rời bỏ đất nước,…

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-2
 Những em nhỏ vô gia cư rong ruổi khắp đất nước và sống cuộc sống nay đây mai đó. Những đứa trẻ nhỏ nhất rơi vào tình cảnh này khi mới 5 tuổi.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-3
 Chúng đều phải cố gắng để tồn tại bằng cách ăn xin trên đường phố, thậm chí trộm đồ,…

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-4
 Một vài em nhỏ còn mang theo cả thú cưng.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-5
 Khi bị cảnh sát bắt, những đứa trẻ vô gia cư này thường được đưa đến trường học. Tuy nhiên, nhiều em nhỏ sau đó trốn khỏi trường vì chúng đã quen với cuộc sống tự do.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-6
 Chính quyền Liên Xô đã cố gắng để giải quyết tình trạng này bằng cách thành lập các trung tâm chăm sóc cho trẻ vô gia cư trên khắp đất nước.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-7
Các em được cung cấp nơi ăn, chỗ ở miễn phí… 

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-8
 …cũng như được kiểm tra sức khỏe.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-9
Trước khi được đưa đến trung tâm chăm sóc, nhiều em nhỏ chưa tắm rửa trong suốt khoảng thời gian dài. 

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-10
 Một số đứa trẻ vô gia cư hút thuốc khi còn nhỏ.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-11
 Chúng được học trong các trung tâm này. Được biết, hầu hết các em nhỏ vô gia cư đều không biết đọc hoặc viết.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-12
 Ngoài ra, những em nhỏ vô gia cư này còn được dạy một số nghề, chẳng hạn như sửa giày,…

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-13
 Tuy vậy, nhiều trẻ vẫn trốn khỏi các trung tâm chăm sóc và sống lang thang ngoài đường phố.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-14
 Trong khoảng thời gian đó, nước Nga đối mặt với một nạn đói trầm trọng vì chiến tranh và hạn hán, khiến hơn 5 triệu người thiệt mạng.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-15
Nạn đói đã khiến cuộc sống của những đứa trẻ ở nhiều lứa tuổi khác nhau bị ảnh hưởng. 

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-16
Những bé trai tuần hành kêu gọi chấm dứt tình trạng trẻ vô gia cư ở đất nước. 

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-17
 Tại một số thành phố ở nước Nga, nhiều trạm di động được thiết lập để cung cấp đồ ăn cho những đứa trẻ đường phố. Ảnh: ER.