Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Thế giới

Châu Âu “xù lông nhím” trước dòng người tị nạn

19/09/2015 19:30

(Kiến Thức) - Châu Âu “xù lông nhím” với những hàng rào dây thép gai tầng tầng lớp lớp nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn chạy trốn chiến tranh ồ ạt tràn vào.

Minh Châu (Theo Spiegel.de)

Thêm ảnh nhức nhối về khủng hoảng tị nạn ở châu Âu

Hungary đóng biên giới, người tị nạn đi qua bãi mìn

Đối với nhiều người tị nạn Syria, trở ngại đầu tiên chính là hàng rào dây thép gai trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Phải vượt qua được cửa ải đầu tiên này thì họ mới có thể nghĩ đến việc di cư đến Châu Âu và các nước khác.
Đối với nhiều người tị nạn Syria, trở ngại đầu tiên chính là hàng rào dây thép gai trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Phải vượt qua được cửa ải đầu tiên này thì họ mới có thể nghĩ đến việc di cư đến Châu Âu và các nước khác.
Hàng rào dây thép gai cũng không thể ngăn dòng người tị nạn. Trong ảnh: Hàng chục người tị nạn Syria xé rào chạy sang Akcale ở đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàng rào dây thép gai cũng không thể ngăn dòng người tị nạn. Trong ảnh: Hàng chục người tị nạn Syria xé rào chạy sang Akcale ở đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Cản đường dòng người tị nạn không chỉ có hàng rào dây thép gai tầng tầng lớp lớp mà còn có đội ngũ lính biên phòng đông đảo cùng với các biện pháp đóng cửa biên giới mà các nước Châu Âu đua nhau áp đặt.
Cản đường dòng người tị nạn không chỉ có hàng rào dây thép gai tầng tầng lớp lớp mà còn có đội ngũ lính biên phòng đông đảo cùng với các biện pháp đóng cửa biên giới mà các nước Châu Âu đua nhau áp đặt.
Hàng rào dây thép gai kiên cố ngăn người tị nạn trên biên giới Bulgaria-Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy là một trong những nước nghèo nhất Liên minh Châu Âu, nhưng Bulgaria vẫn không tiếc tiền để xây dựng hàng rào chống dòng người tị nạn tràn vào.
Hàng rào dây thép gai kiên cố ngăn người tị nạn trên biên giới Bulgaria-Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy là một trong những nước nghèo nhất Liên minh Châu Âu, nhưng Bulgaria vẫn không tiếc tiền để xây dựng hàng rào chống dòng người tị nạn tràn vào.
Nếu vượt qua được "cửa ải" Bulgaria, những người tị nạn lại vấp phải hàng rào dây thép gai của Macedonia. Trong ảnh: Trẻ em tị nạn khóc mếu trước hàng rào dây thép gai ở thị trấn biên giới Gevgelija.
Nếu vượt qua được "cửa ải" Bulgaria, những người tị nạn lại vấp phải hàng rào dây thép gai của Macedonia. Trong ảnh: Trẻ em tị nạn khóc mếu trước hàng rào dây thép gai ở thị trấn biên giới Gevgelija.
Trong tháng 8/2015, Macedonia đã đóng cửa cửa khẩu Gevgelija và chính quyền nước này đã không thể ngăn chặn dòng người tị nạn tràn qua biên giới.
Trong tháng 8/2015, Macedonia đã đóng cửa cửa khẩu Gevgelija và chính quyền nước này đã không thể ngăn chặn dòng người tị nạn tràn qua biên giới.
Đối với nhiều người tị nạn, Macedonia chỉ là nước quá cảnh để họ tràn vào Serbia và sau đó vào Hungary, trên đường sang Tây Âu. Trong ảnh: Cảnh sát Macedonia bế một bé tị nạn vượt biên.
Đối với nhiều người tị nạn, Macedonia chỉ là nước quá cảnh để họ tràn vào Serbia và sau đó vào Hungary, trên đường sang Tây Âu. Trong ảnh: Cảnh sát Macedonia bế một bé tị nạn vượt biên.
Kể từ tháng 7/2015, Macedonia đã ban hành một đạo luật dành cho những người tị nạn 72 tiếng đồng hồ để rời khỏi nước này và đã dùng phương tiên giao thông công cộng chở họ miễn phí đến biên giới Serbia.
Kể từ tháng 7/2015, Macedonia đã ban hành một đạo luật dành cho những người tị nạn 72 tiếng đồng hồ để rời khỏi nước này và đã dùng phương tiên giao thông công cộng chở họ miễn phí đến biên giới Serbia.
Người tị nạn tìm đủ mọi cách để vượt biên. Trong ảnh: Một phụ nữ đã cùng con nhỏ chui qua hàng rào trên biên giới.
Người tị nạn tìm đủ mọi cách để vượt biên. Trong ảnh: Một phụ nữ đã cùng con nhỏ chui qua hàng rào trên biên giới.
Rời Macedonia qua Serbia, dòng người tị nạn lại vấp phải rào cản Hungary, nước vừa xây dựng hàng rào dây thép dai kiên cố dài 175 km, trên biên giới với Serbia.
Rời Macedonia qua Serbia, dòng người tị nạn lại vấp phải rào cản Hungary, nước vừa xây dựng hàng rào dây thép dai kiên cố dài 175 km, trên biên giới với Serbia.
Binh lính Hungary tuần tra ngày đêm dọc theo hàng rào dây thép gai trên biên giới với Serbia. Chính phủ Hungary có kế hoạch rào riếp biên giới với Romania và Croatia.
Binh lính Hungary tuần tra ngày đêm dọc theo hàng rào dây thép gai trên biên giới với Serbia. Chính phủ Hungary có kế hoạch rào riếp biên giới với Romania và Croatia.
Để đối phó với những người tị nạn nổi loạn tìm cách xé rào, Hungary đã sử dụng vòi rồng phun nước và hơi cay khiến cho hàng chục người bị thương.
Để đối phó với những người tị nạn nổi loạn tìm cách xé rào, Hungary đã sử dụng vòi rồng phun nước và hơi cay khiến cho hàng chục người bị thương.
Ngay cả khi đã lọt vào Tây Âu, dòng người tị nạn lại vấp phải các hàng rào dây thép gai ngăn cản. Trong ảnh: Một người tị nạn tìm cách vượt hàng rào gần Calais (Pháp) để tìm đường sang Anh qua Eurotunnel.
Ngay cả khi đã lọt vào Tây Âu, dòng người tị nạn lại vấp phải các hàng rào dây thép gai ngăn cản. Trong ảnh: Một người tị nạn tìm cách vượt hàng rào gần Calais (Pháp) để tìm đường sang Anh qua Eurotunnel.
Ở gần thị trấn Calais (Pháp) đã mọc lên một trại tị nạn bất hợp pháp mang tên "rừng rú". Đây chính là một trong những biểu tượng về chính sách tị nạn thất bại của Liên minh Châu Âu.
Ở gần thị trấn Calais (Pháp) đã mọc lên một trại tị nạn bất hợp pháp mang tên "rừng rú". Đây chính là một trong những biểu tượng về chính sách tị nạn thất bại của Liên minh Châu Âu.

Top tin bài hot nhất

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Top sự thật kinh ngạc ít người biết về đất nước Uruguay

Top sự thật kinh ngạc ít người biết về đất nước Uruguay

15/05/2025 09:02
Phát hiện thi thể không nguyên vẹn trong khuôn viên trường đại học

Phát hiện thi thể không nguyên vẹn trong khuôn viên trường đại học

08/05/2025 20:30
Kinh ngạc cuộc sống bộ tộc du mục cuối cùng ở Nepal

Kinh ngạc cuộc sống bộ tộc du mục cuối cùng ở Nepal

08/05/2025 07:10
Nữ sinh câm điếc bị nghi là AI vì quá xinh đẹp

Nữ sinh câm điếc bị nghi là AI vì quá xinh đẹp

23/04/2025 20:30

Bạn có thể quan tâm

Kinh ngạc bên trong phòng giam của nhà tù khắp thế giới

Kinh ngạc bên trong phòng giam của nhà tù khắp thế giới

Bức tượng Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị lấy trộm

Bức tượng Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị lấy trộm

Câu chuyện sinh tồn phi thường của 6 chàng trai ở đảo hoang

Câu chuyện sinh tồn phi thường của 6 chàng trai ở đảo hoang

Ô tô va chạm xe tải, gia đình 5 người thiệt mạng

Ô tô va chạm xe tải, gia đình 5 người thiệt mạng

Israel mở chiến dịch quân sự mới tại Dải Gaza

Israel mở chiến dịch quân sự mới tại Dải Gaza

Lãnh đạo nhiều nước lên tiếng sau cuộc hòa đàm Nga - Ukraine

Lãnh đạo nhiều nước lên tiếng sau cuộc hòa đàm Nga - Ukraine

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status