Châu Âu trừng phạt hàng loạt quan chức tình báo quân sự Nga

Những đối tượng bị trừng phạt theo cáo buộc của EU có liên quan tới vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal và con gái tại Anh.

Liên minh châu Âu (EU) hôm nay (21/1) thông báo các lệnh trừng phạt mới nhằm vào những quan chức tình báo quân sự Nga, cùng 2 công dân nước này, với cáo buộc liên quan tới vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái tại Anh hồi năm ngoái.
Chau Au trung phat hang loat quan chuc tinh bao quan su Nga
Cựu điệp viên Nga Sergei Skripal tại tòa án ở Moscow năm 2006. Ảnh: Getty. 
Hai công dân Nga chịu lệnh cấm du lịch và đóng băng tài sản của Liên minh châu Âu là Alexander Petrov và Ruslan Boshirov, mà Anh khẳng định là làm việc cho Cơ quan Tình báo quân sự Nga.
Phía Anh cáo buộc những người này âm mưu sát hại cha con Skripal bằng chất độc thần kinh Novichok và dùng tên giả để nhập cảnh vào Anh. Tuy nhiên, cả Alexander Petrov và Ruslan Boshirov đều bác bỏ mạnh mẽ cáo buộc.
Ngoài ra, Liên minh châu Âu cũng quyết định trừng phạt người đứng đầu và phó giám đốc cơ quan tình báo quân sự của Nga. Tên của những người này dự kiến sẽ được công bố trong ngày 22/1, thời điểm các lệnh trừng phạt bắt đầu có hiệu lực.
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp các Ngoại trưởng EU nêu rõ, quyết định là nhằm củng cố nỗ lực của EU trong việc chống phổ biến và sử dụng vũ khí hóa học, vốn đe dọa đến an ninh quốc tế.
Chính phủ Nga cùng ngày ra tuyên bố chính thức bác bỏ mạnh mẽ những lệnh trừng phạt mới này của EU. Theo Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, đây là những cáo buộc không có căn cứ và EU tới nay vẫn chưa thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.
Vụ cựu điệp viên Skripal bị đầu độc tại Nga đã đẩy quan hệ giữa Nga và phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Dù chưa có kết luận điều tra, nhưng Anh cho rằng chất độc được dùng trong vụ ám sát được sản xuất tại Nga và cáo buộc nước này đứng sau vụ việc. Những căng thẳng này đã dẫn tới các quyết định trả đũa ngoại giao lẫn nhau giữa Nga và phương Tây, với các vụ trục xuất ngoại giao chưa từng có.

Hãi hùng người phụ nữ buộc 24 con chuột vào chân giấu trong váy

Một người phụ nữ bị bắt quả tang khi buộc 24 con chuột vào chân rồi giấu trong váy qua cửa hải quan.

Taiwan News đưa tin các nhân viên hải quan ở quần đảo Kim Môn, Đài Loan (Trung Quốc), hôm 17/1 phát hiện một phụ nữ có dáng đi lạ và mặc một chiếc váy phồng với kích cỡ bất thường. Sau khi kiểm tra, họ tìm thấy 24 con chuột nhảy được nghi phạm giấu ở dưới váy.
Hai hung nguoi phu nu buoc 24 con chuot vao chan giau trong vay
Người phụ nữ đã giấu 24 con chuột ở dưới váy. 

Thủ đô Hy Lạp bùng phát bạo loạn vì Macedonia

(Kiến Thức) - Đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động Hy Lạp đã nổ ra ở thủ đô Athens. Cuộc biểu tình nhằm phản đối một thỏa thuận của Chính phủ Hy Lạp với Macedonia.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia
Theo Daily Mail ngày 20/1, đụng độ dữ dội đã xảy ra tại thủ đô Athens khi hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình nhằm phản đối thoả thuận của Chính phủ Hy Lạp với Macedonia. (Nguồn ảnh: Daily Mail) 

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-2
 Quốc hội Hy Lạp sẽ bỏ phiếu trong tuần tới về việc có phê chuẩn thoả thuận liên quan đến tên nước của Macedonia hay không.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-3
 Theo thỏa thuận này, nước láng giềng phía Bắc Hy Lạp sẽ đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia, đổi lại Hy Lạp sẽ không phản đối nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-4
 Tuy nhiên, thỏa thuận đã làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ ở Hy Lạp, vì người dân nước này cho rằng thoả thuận này có quá nhiều sự nhượng bộ (cho Macedonia). Thậm chí, nhiều người Hy Lạp muốn nước láng giềng phía Bắc này bỏ tên gọi Macedonia vì cho rằng tên gọi này hàm ý nhận chủ quyền đối với một tỉnh cùng tên của Hy Lạp.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-5
 Ít nhất 60 nghìn người biểu tình đã đụng độ với cảnh chống bạo động Hy Lạp ở thủ đô Athens. Cảnh sát Hy Lạp đã phải sử dụng hơi cay để trấn áp đám đông người biểu tình, trong đó có một số người đã tấn công toà nhà Quốc hội.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-6
 Người biểu tình Hy Lạp giữa làn khói hơi cay mù mịt ở Athens.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-7
 Được biết, nhiều người biểu tình quá khích đã bị bắt giữ trong cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Hy Lạp.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-8
 Hình ảnh hỗn loạn trong cuộc đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động Hy Lạp.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-9
 Một người biểu tình dùng gậy gỗ tấn công cảnh sát trên đường phố.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-10
 Những người biểu tình Hy Lạp ẩu đả với cảnh sát chống bạo động ở thủ đô Athens.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-11
 Được biết, hàng trăm chiếc xe buýt chở những người biểu tình đến thủ đô Athens, trong đó có nhiều người đến từ khu vực phía bắc Hy Lạp.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-12
 Cảnh sát Hy Lạp đã phải vất vả để trấn áp những người biểu tình quá khích.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-13
 Một quả bom cháy phát nổ cạnh cảnh sát chống bạo động Hy Lạp.

Thu do Hy Lap bung phat bao loan vi Macedonia-Hinh-14
 Cảnh sát cho hay, ít nhất 25 cảnh sát bị thương và 7 người khác bị bắt giữ trong cuộc đụng độ dữ dội tại Hy Lạp vừa qua.

Ấn Độ chạy đua giải cứu sông Hằng

Chính phủ Ấn Độ đang gấp rút thực hiện mục tiêu làm sạch 100% sông Hằng vào năm 2020 với nỗ lực xử lý 4,8 tỷ lít nước thải mỗi ngày và loại bỏ các nhà máy hóa chất độc hại.

An Do chay dua giai cuu song Hang
 Một người đàn ông đánh răng khi đứng giữa dòng nước ô nhiễm của sông Hằng ở thành phố Kolkata, Ấn Độ. Sông Hằng thiêng liêng của Ấn Độ bắt nguồn từ dòng sông trong vắt trên dãy Himalaya băng giá nhưng trở nên ô nhiễm trong hành trình qua các thành phố đang phát triển và các trung tâm công nghiệp.