“Châu Âu không còn đủ sức che chở Ukraine”

(Kiến Thức) - Trong một cuộc họp toàn thể, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker chia sẻ rằng, họ không còn đủ ngân sách để hỗ trợ cho Ukraine.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, Kiev sẽ cần thêm khoản hỗ trợ tài chính trị giá 15 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế đang lâm vào khó khăn. Tuần này, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk đã kiến nghị lên EU về khoản hỗ trợ tài chính khẩn cấp. Theo ông Yatsenyuk, Ukraine đang phải tập trung nguồn lực cho cuộc chiến chống lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền đông và đất nước này có nguy cơ vỡ nợ nếu phương Tây không cấp thêm tài chính.
Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker đang đứng lên phát biểu tại một sự kiện.
Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker đang đứng lên phát biểu tại một sự kiện.
“Ukraine sẽ cần nhiều sự giúp đỡ. IMF đã hoàn thành xong việc dự toán khoản tài chính bổ sung dành cho Kiev. Họ (tức Ukraine) cần thêm 15 tỷ USD để thực hiện các kế hoạch đã định. Bây giờ, chúng ta chỉ còn dư một khoản tài chính nhỏ cho năm sau. Và nếu chuyển hết khoản ngân sách này cho Ukraine, chúng ta sẽ không có gì để đối phó với những việc khác trong vòng 2 năm tới”, Chủ tịch EC Juncker nói trong phiên họp diễn ra ngày 17/12.
Vào hồi tuần trước, một đoàn chuyên gia của IMF đã tới thăm Kiev để nói chuyện về gói cứu trợ trị giá 17 tỷ USD hiện nay. Một năm với đầy những biến cố cả về chính trị và kinh tế đã đẩy đồng nội tệ của Ukraine là Hryvnia (UAH) sụt giảm nghiêm trọng.
Trước mắt, ông Juncker cho hay, Ukraine sẽ cần gấp 2 tỷ Euro (2,5 tỷ USD) từ EU. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên liên minh này sẽ phải đóng góp bởi vì ngân sách của khối không đủ lượng tiền như vậy.
Phát biểu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và châu Á, bà Victoria Nuland, kêu gọi IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tăng mức hỗ trợ cho Ukraine.

Lính NATO giết thời gian ở Afghanistan như thế nào?

(Kiến Thức) - Cận cảnh những giây phút thảnh thơi của lính NATO trong cuộc chiến kéo dài 13 năm ở Afghanistan.

Lính Anh nghỉ ngơi trong căn cứ ở Afghanistan.
Lính Anh nghỉ ngơi trong căn cứ ở Afghanistan.

Những mốc đáng nhớ trong Chiến tranh Lạnh

(Kiến Thức) - Mặc dù cuộc Chiến tranh Lạnh lùi vào quá khứ một thời gian dài, nhưng sự kiện này vẫn luôn là bài học đắt giá cho các thế hệ sau.

Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc cũng là tiền đề cho cuộc Chiến tranh Lạnh. Đây được coi là cuộc đấu tranh giữa các nước theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Nhằm giải quyết những bất đồng sau thời hậu chiến, lãnh đạo ba cường quốc gồm Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã tham gia Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945.
Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc cũng là tiền đề cho cuộc Chiến tranh Lạnh. Đây được coi là cuộc đấu tranh giữa các nước theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Nhằm giải quyết những bất đồng sau thời hậu chiến, lãnh đạo ba cường quốc gồm Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã tham gia Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945.