Châu Á-Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt “siêu thảm họa“

(Kiến Thức) - Châu Á-Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt "siêu thảm họa" và trận động đất Nepal chính là hồi chuông cảnh báo.


Theo ước tính, tổn hại do thiên tai gây ra trong khoảng thời gian 1980-2011 ở khu vực trên vào khoảng 453 tỷ USD.
Chuyên gia nghiên cứu cao cấp ở Viện Năng lượng học, ông Martin Lasater nhấn mạnh, khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ nằm ở trên Vành đai lửa - một vị trí địa lý đặc biệt - mà còn nơi tập trung dân cư đông đúc.
Chau A-Thai Binh Duong se phai doi mat
Một trận sóng thần xảy ra ở Nhật Bản. 
"Từ trận động đất Krakatoa (năm 1883) tới Tohoku (2011) cũng như siêu bão Haiyan (2013), thì châu Á-Thái Bình Dương đã trải qua những hiện tượng thiên nhiên có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử. Tới 2025, khu vực này sẽ là nhà của 21 trên tổng số 31 siêu đô thị trên toàn thế giới, khiến nhiều trận thiên tai với ước tính thiệt hại lên tới hàng tỷ USD diễn ra thậm chí thường xuyên hơn nữa", chuyên gia Lasater cảnh bảo.
Dẫn báo cáo năm 2013 của Ngân hàng Thế giới (WB), chuyên gia Lasater chỉ ra, tổng số thiệt hại trong các vụ thiên tai ở châu Á-Thái Bình Dương chiếm tới gần 61% trên toàn thế giới trong 20 năm trở lại đây.
Quả thực, Liên Hiệp Quốc ước tính, người dân sống ở châu Á-Thái Bình Dương có nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi thiên tai cao gấp 67 lần so với ở châu Âu.
Cho đến nay, chính phủ các nước nơi đây cần phải lên các kế hoạch đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực quản lý rủi ro thảm họa và các chính sách khắc phục.
Báo cáo đánh giá hiểm họa thiên tai năm 2008 của Tổ chức Geoscience Australia nêu các vùng có khả năng hứng chịu các thiên tai nặng nề như thung lũng Marikina (Philippines), Dhaka (Bangladesh) và Bắc Kinh (Trung Quốc).
Indonesia, Papua New Guinea, Myanmar cũng như Vanuatu và Tonga cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các trận đại hồng thủy bất ngờ.
Chuyên gia Martin nói tiếp, người dân ở châu Á-Thái Bình Dương có thể trở thành những nạn nhân xấu số của các vụ phun trào núi lửa, động đất, sóng thần.
Chau A-Thai Binh Duong se phai doi mat
 Bản so sánh các vụ thiên tai ở châu Á-Thái Bình Dương năm 2014.
Phần lớn khu vực châu Á-Thái Bình Dương nằm giữa mảng lục địa Australasian và mảng lục địa Ấn Độ đã phải chịu đựng các thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Vành đai lửa Thái  Bình Dương (có hình dạng như một cái móng ngựa và kéo dài 40.000 km) là một chuỗi các ngọn núi lửa đang hoạt động ven bờ Thái Bình Dương. Khoảng 90% tất cả các trận động đất trên thế giới xảy ra dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương vốn chiếm tới 75% tất cả các hoạt động núi lửa trên Trái đất. Hơn 450 núi lửa trải dài từ cực nam của Nam Mỹ, dọc theo bờ biển Bắc Mỹ, qua eo biển Bering, xuống qua Nhật Bản và vào New Zealand. Kể từ năm 1850, khoảng 90% trong số 16 vụ  núi lửa phun trào mạnh nhất trên Trái đất đã xảy ra trong Vành đai lửa Thái Bình Dương.
Vành đai lửa hình "móng ngựa" thực ra là chuỗi các núi lửa và là khu vực hay xảy ra các hoạt động địa chấn. Vành đai lửa được hình thành do sự dịch chuyển và va chạm giữa các mảng địa chất.
Với khả năng cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo ở mức mạnh mẽ, nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Australia ... đang nỗ lực hết sức mình đều đối phó với mối nguy này. Tuy nhiên, chuyên gia Martin Lasater lo lắng rằng, "một trong những lỗ hổng lớn nhất trong sự chuẩn bị ứng phó với thiên tai của các nước khu vực châu Ấ-Thái Bình Dương đó chính là các thiên tai tồi tệ tác động tới nhiều quốc gia cùng một lúc.
Theo ông Lasater, chỉ lực lượng quân sự của những cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản ... có thể gánh vác thử thách như vậy.
Chuyên gia cao cấp Lasater kết luận, sự hợp tác đa phương cũng như các cuộc diễn tập chung thường niên sẽ cải thiện công tác ứng phó với những siêu thảm họa thiên tai xảy ra ở châu Á-Thái Bình Dương.
http://sputniknews.com/analysis/20150424/1021344412.html

Quân đội Iraq đang dồn phiến quân IS “vào chân tường“

Thủ tướng Haider al-Abadi nhận định phiến quân IS bị "dồn vào chân tường" và đang trên đường thất bại thủ ở Iraq, song vẫn ngoan cố chống cự.

Ngày 15/4, quân đội Iraq đã mở chiến dịch quy mô lớn nhằm giành lại các khu vực ở miền bắc thành phố Tikrit, thủ phủ tỉnh Salahudin từ tay nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Quan doi Iraq dang don phien quan IS “vao chan tuong
Binh sĩ quân đội Iraq đang dồn phiến quân IS "vào chân tường".
Theo chỉ huy chiến dịch Abdul-Wahab al-Saedi, quân chính phủ cùng các nhóm vũ trang Shi'ite và Sunni, với sự hỗ trợ của liên quân do Mỹ đứng đầu và các máy bay chiến đấu Iraq, đã tấn công IS ở khu vực nhà máy lọc dầu Baiji lớn nhất nước này, cách Baghdad 200km về phía bắc, cũng như các đường tiếp tế từ Shirqat và Mosul, các thành phố mà phiến quân chiếm giữ.

Con cố diễn viên Hồng Sơn mắc kẹt động đất ở Nepal

(Kiến Thức) - Nhà thiết kế Lê Kim Chi, con gái cố diễn viên Hồng Sơn cho biết chị trải qua trận động đất kinh hoàng vừa diễn ra tại Nepal. 

Theo thông báo trên Facebook của một nhóm người Việt thích du lịch cho biết, một nhóm người Việt bị mắc kẹt tại Nepal, trong đó có nhà thiết kế Lê Kim Chi - con gái cố diễn viên Hồng Sơn hiện đang du lịch tại thành phố Kathmandu. 
Ít giờ sau khi động đất xảy ra, chị Kim Chi đã lên trang Facebook cá nhân chia sẻ thông tin, chị vừa phải trải qua những thời khắc sinh tử gần vùng tâm chấn động đất: 
Con co dien vien Hong Son mac ket dong dat o Nepal
Nhà thiết kế Lê Kim Chi chia sẻ giây phút kinh hoàng trên trang Facebook cá nhân. 

"Cảm giác sợ hãi, hốt hoảng kinh hoàng vẫn chưa rời khỏi tâm trí tôi dù chỉ một phút, từ sau trận động đất 7,9 độ richter ở Nepal ngày hôm nay. Chúng tôi đã có một ngày dài khủng khiếp, căng thẳng trên từng km đường chạy từ Kathmandu tới Pokhara. Trục đường chính trong trận động đất này. Ngay khi chúng tôi vừa dừng lại chuẩn bị cho buổi rafting chiều nay, đứng cách Kathmandu 80km (rất gần với tâm chấn). Lúc đó khoảng hơn 11h trưa, đang lục tục mặc áo phao thì bất ngờ dưới chân tôi mặt đất rung chuyển mạnh. Chúng tôi nhìn nhau và cảm giác như trong phút chốc mọi người đều im lặng đứng chết trân, bàng hoàng vài giây chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì nghe thấy quá nhiều tiếng la hét. Tất cả mọi người đều đang đứng rất gần bờ sông bắt đầu chạy tán loạn, nháo nhác. Lúc đó tôi thật sự hoảng loạn, tim đập thình thịch, chỉ kịp nghe tiếng chồng gọi cả nhóm chạy lên phía trên dốc cao hơn rồi dừng lại ở 1 bãi đất trống. Mặt đất vẫn tiếp tục rung chuyển mạnh, chúng tôi nhìn nháo nhác xung quanh và nhận ra ngọn đồi trước mặt có 2 ngôi nhà đổ sập xuống, khói bụi cuốn mù mịt. Chúng sập xuống ngay cơn chấn động đầu tiên. Sau đó còn 2 cơn rung chấn nữa cách nhau vài phút. Trên con đường chúng tôi đi tiếp có rất nhiều đoạn đường đầy đất đá lở. Tâm trí chúng tôi căng như dây đàn suốt chặng đường hơn 100km về Pokhara. Dọc đường đi nhìn thấy đông người dân nằm ngồi ở ngoài đường. Tôi đoán là có chỉ thị từ phía chính quyền. Và đúng vậy họ yêu cầu toàn bộ người dân ở những khu vực chịu ảnh hưởng động đất sẽ ở trên nền đất bên ngoài nhà mình để đề phòng dư chấn. 

Cho đến lúc này có thống kê lên tới khoảng 1400 người thiệt mạng ở Nepal. Khu vực Everest basecamp có 6 người leo núi thiệt mạng do lở tuyết. 

Đọc tin và theo dõi hình ảnh về Kathmandu bị tàn phá kinh hoàng, đền thờ, cung điện, phố cổ nơi chúng tôi vừa đứng đó chiều qua tận hưởng sự thanh bình trầm mặc nghìn năm tuổi mà xót từ trong ruột. Có quá nhiều xác người được kéo ra từ đống đổ nát. Mọi thứ chỉ một màu đau đớn tan hoang. có lẽ những bức ảnh chúng tôi chụp được là một thong những khoảnh khắc bình yên cuối cùng còn xót lại của Patan. 

Con co dien vien Hong Son mac ket dong dat o Nepal-Hinh-2
Ảnh chụp Kathmandu xinh đẹp, bình yên trong sự cũ kỹ nguyên vẹn trước trận động đất khoảng hơn 2 tiếng. Ảnh: FBNV. 

Vừa trải qua những phút giây này, ý nghĩ lớn nhất trong đầu tôi: cuộc sống vô thường, mọi sự tranh đấu của con người cũng chỉ như hạt cát nằm trên lòng bàn tay của tạo hóa. Mong manh làm sao! Sống được trên đời ngày nào hãy sống cho trọn tâm trọn sức. Chỉ 1 tích tắc thôi mọi thứ có thể vỡ nát. Còn gì để mà tiếc, mà thương!".

Con co dien vien Hong Son mac ket dong dat o Nepal-Hinh-3
Nhà thiết kế Lê Kim Chi cho biết mình và các bạn đã an toàn. 
Sáng nay (26/4), nhà thiết kế Lê Kim Chi cho biết thêm, chị và các bạn đã an toàn sau trận động đất tại Nepal và cảm phục ý thức của con người nơi thảm họa xảy ra: "Kẹt xe dài nhiều km đường từ Kathmandu tới Pokhara. Nhiều đoạn đường hứng chịu lở đá nguy hiểm. Lái xe qua trong tình cảnh này thấy các bạn Nepal vô cùng ý thức, các xe ô tô đều xếp hàng một nối đuôi nhau bình tĩnh đứng chờ, không chen lấn cướp đường. Trong thảm họa càng hiểu và cảm mến tinh thần của các bạn. Tối qua vượt qua chặng đường quá nguy hiểm này đến được Pokhara lúc nửa đêm, mới cảm thấy bình tâm hơn một chút. Ơn trời mọi điều kinh khủng sẽ qua mau!".
Con co dien vien Hong Son mac ket dong dat o Nepal-Hinh-4
Chị Kim Chi chia sẻ ảnh kẹt xe dài nhiều km đường từ Kathmandu tới Pokhara.  
Lê Kim Chi là con gái cố nghệ sĩ Hồng Sơn, mẹ chị là bà Thu Hương, diễn viên kiêm giảng viên khoa kỹ thuật biểu diễn Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Chị sinh năm 1983, tốt nghiệp thủ khoa Mỹ thuật truyền thống, đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội khóa 34.

Sau động đất, dân Nepal sống cảnh “màn trời chiếu đất“

(Kiến Thức) - Do lo sợ dư chấn của trận động đất kinh hoàng hôm 25/4, nhiều người dân Nepal đã phải sống tạm bợ trong cảnh "màn trời, chiếu đất".

Sau dong dat, dan Nepal song canh “man troi chieu dat“
Chưa hết lo sợ  động đất và các dư chấn của nó, nhiều người dân Nepal đã tập trung ở các khu đất rộng để dựng lán trại tá túc qua đêm. Ảnh chụp ở Quảng trường Basantapur Durbar hôm 26/4.