Chánh án “mây mưa” kế toán ở trụ sở: Cả anh, cả chị đều kết đắng?

(Kiến Thức) - Sau lùm xùm quan hệ bất chính, Chánh án TAND huyện Minh Hóa và nữ kế toán tòa này đã phải nhận cái kết đắng khi người bị cách chức, người bị kỷ luật cảnh cáo. Nhưng mức kỷ luật lớn hơn cả chính là sự lên án của dư luận.

Liên quan vụ Chánh án TAND huyện Minh Hóa quan hệ với nữ kế toán ngay tại phòng làm việc, ông Đinh Lâm Xướng đã bị TAND tối cao quyết định cách chức Chánh án TAND huyện Minh Hóa. Sau khi bị cách chức Chánh án tòa Minh Hóa, ông Xướng sẽ được điều chuyển và bố trí công việc khác.
Đối với bà Đ.T.K.C (SN 1970, Kế toán TAND huyện Minh Hóa), mới đây, ngày 7/1, lãnh đạo TAND tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với vì vi phạm đạo đức lối sống. Nữ kế toán này được xác định đã có hành vi quan hệ tình dục với ông Đinh Lâm Xướng - Chánh án TAND huyện Minh Hóa ngay tại trụ sở cơ quan.
Trước đó, cách đây 3 tháng, huyện ủy Minh Hóa đã nhận được một clip “nóng” tố cáo ông Đinh Lâm Xướng quan hệ tình dục với nữ kế toán C. ngay tại trụ sở TAND huyện Minh Hóa trong giờ hành chính khi cả hai đều đã có gia đình riêng. Ngay sau đó, cơ quan chức năng huyện này đã tiến hành xác minh, bước đầu ông Xướng và bà C. thừa nhận hành vi của mình.
Chanh an “may mua” ke toan o tru so: Ca anh, ca chi deu ket dang?
Trụ sở tòa án nhân dân huyện Minh Hóa. 
Ngay sau đó, Tỉnh ủy Quảng Bình đã ra quyết định cách hết các chức vụ về mặt Đảng đối với ông Đinh Lâm Xướng, Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ, Chánh án TAND huyện Minh Hóa. Nữ kế toán C. sau đó cũng bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về mặt Đảng.
Liên quan vụ việc trên, dư luận cho rằng, việc ông Đinh Lâm Xướng bị kỷ luật cách hết các chức vụ về mặt Đảng, cách chức Chánh án TAND huyện Minh Hóa và nữ kế toán Đ.T.K.C bị kỷ luật cảnh cáo là hoàn toàn xứng đáng. Bởi hành vi của ông Xướng và nữ kế toán thuộc cấp đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức lối sống, gây ảnh hưởng xấy đến uy tín của tổ chức Đảng và cơ quan TAND huyện, tạo dư luận không tốt trong nhân dân.
Với việc bị kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền của nữ kế toán Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa Đ.T.K.C, theo quy định tại điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định rõ việc thi hành quyết định xử lý kỷ luật nêu rõ, cán bộ, công chức sẽ bị hạn chế một số quyền.
Cụ thể, cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 6 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định.
Cán bộ, công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc. Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, sau lùm xùm quan hệ bất chính cả Chánh án tòa án nhân dân huyện Minh Hóa và nữ kế toán tòa này đều phải nhận cái kết đắng khi người bị cách chức, người bị kỷ luật cảnh cáo. Đây cũng là bài học đắt giá cho các cán bộ công chức khác trong việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức cán bộ, giữ gìn đạo đức lối sống.
>>> Mời độc giả xem video Kỷ luật nữ kế toán lộ "clip nóng" với Chánh án Tòa án tại trụ sở:

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp.

Cựu Chủ tịch Đà Nẵng Minh, Chiến “trần tình” trước tòa: Hài kịch?

(Kiến Thức) - Việc cựu Chủ tịch TP Đà Nẵng Trần Văn Minh mang công lao cha mẹ đóng góp cho cách mạng nói ở tòa hay việc bị cáo Văn Hữu Chiến đổ lỗi cho phân công khiến dư luận cảm thấy như tấm “hài kịch” bởi thực tế hành vi sai phạm của các bị cáo là rõ ràng và tất yếu sẽ bị pháp luật trừng trị.

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với hai cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và các đồng phạm trong vụ án tiếp tay cho Vũ nhôm thâu tóm nhà đất công sản ở TP Đà Nẵng gây thất thoát hơn 22.000 tỷ đồng ngày 7/1, phần tự bào chữa của hai bị cáo Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến khiến dư luận tiếp tục thất vọng vì cán bộ làm sai đến khi ra tòa vẫn không dám nhìn nhận sai phạm của bản thân.
Theo đó, dù bị VKS cáo buộc trong thời gian giữ chức vụ cao nhất, ông Minh đã ký ban hành các văn bản chỉ đạo chủ trương xử lý nhiều nhà, đất công sản và dự án trái quy định, giữ vai trò chính, trực tiếp cùng các bị cáo khác phạm tội, tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ nhận chuyển giao tài sản, quyền quản lý, khai thác đối với 15/22 nhà, đất công sản và 6/7 dự án, gây thiệt hại hơn 22.000 tỷ đồng.

Nghị định 100 xử phạt lái xe uống rượu bia có “vượt” Luật GTĐB 2008?

(Kiến Thức) - Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đã điều chỉnh Luật Giao thông đường bộ 2008. Do vậy, việc xử phạt người điều khiển xe đạp, mô tô,.. trong hơi thở có nồng độ cồn theo Nghị định 100 là phù hợp quy định pháp luật.

Theo Nghị định 100/2019 quy định xử phạt với cả tài xế xe đạp, xe máy trong hơi thở có nồng độ cồn bất kể mức nào. Tuy nhiên, theo Khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm khi điều khiển phương tiện như sau: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”.
Dư luận đặt câu hỏi, quy định của Nghị định 100 như trên liệu có đang “vênh” với quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008. Hiểu sao cho đúng?