Chàng trai 31 tuổi chết vì nhồi máu não, nguyên nhân nhiều bạn trẻ mắc

(Kiến Thức) - Ăn uống vô độ, thường xuyên gọi đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, chàng trai 31 tuổi người Trung Quốc chết bất ngờ vì nhồi máu não.

Cách đây vài ngày, anh Vương Cường, 31 tuổi, người Trung Quốc đang vừa ăn gà rán vừa xem TV tại nhà thì đột nhiên cảm thấy tức ngực, khó chịu. Ngay sau đó, Vương Cường ngã nhào xuống đất bất tỉnh. Lát sau, bạn của Vương Cường đến rủ đi chơi, gọi mãi không thấy ai thưa, người bạn lấy chìa khóa dự trữ mở cửa rồi phát hiện Vương Cường nằm dưới đất không phản ứng.
Người bạn nhanh chóng gọi cấp cứu, Vương Cường được đưa đến bệnh viện. Song, sau một tiếng rưỡi nỗ lực cấp cứu không ngừng của bác sĩ, Vương Cường vẫn không tỉnh lại, trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh.
Bác sĩ cho biết, Vương Cường bị nhồi máu não và hoại tử do thiếu máu cục bộ gây ra tình trạng thiếu oxy, thêm nữa lại bỏ lỡ thời gian cấp cứu vàng nên cuối cùng mất đi tính mạng.
Chang trai 31 tuoi chet vi nhoi mau nao, nguyen nhan nhieu ban tre mac
Ảnh minh họa. 
Qua trường hợp của Vương Cường, bác sĩ cũng chia sẻ thêm về căn bệnh nhồi máu não nguy hiểm này. Là "sát thủ sức khỏe" của người trung niên và cao tuổi, nhồi máu não có tốc độ khởi phát nhanh và tỷ lệ tử vong cực cao, cứ 21 giây lại có một người chết vì nhồi máu não, dù được điều trị nhưng gần một nửa trong số bệnh nhân có triệu chứng liệt nửa người.
Trong số rất nhiều trường hợp nhồi máu não, hầu hết những người này đều "họa từ miệng mà ra", do ăn uống bừa bãi nên cuối cùng dẫn đến bất thường đường huyết, huyết áp, lipid máu, lão hóa mạch trầm trọng, huyết khối và tắc nghẽn mạch máu. Đặc biệt là những người thường xuyên gọi đồ ăn ngoài, ăn thức ăn nhanh, nguy cơ bị nhồi máu não càng cao.
Thực tế, bị ảnh hưởng bởi guồng quay công việc và thói quen ăn uống độc hại, phần lớn giới trẻ thích gọi món và quen với chế độ ăn 3 nhiều "nhiều dầu, nhiều đường, nhiều chất béo" và Vương Cường là một điển hình.
Các loại thực phẩm này ăn lâu ngày sẽ làm tăng hàm lượng mỡ trong mạch máu, tăng triglycerid, mạch máu ngày càng lão hóa, dễ dẫn đến nhồi máu não.

SARS-CoV-2 lây qua đường không khí trong trường hợp nào?

"Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết.
 
 

Sáng 16/7, theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 1.438 bệnh nhân Covid-19 tại 18 tỉnh, thành phố. Trong đó, số bệnh nhân mới ở TP.HCM là 1.071.

Trước tình hình số lượng ca mắc mới gia tăng nhanh chóng, Bộ Y tế đã cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 phiên bản lần thứ 6, ban hành ngày 14/7.

Đường lây của SARS-CoV-2

So với phiên bản cập nhật vào cuối tháng 4, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết điều này cần phải được hiểu đúng. Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín. Trong không gian mở, nhờ ozone, hạt sương mù, gió, khả năng truyền nhiễm sẽ được giảm bớt.

"Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết.

Sáng 16/7, theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 1.438 bệnh nhân Covid-19 tại 18 tỉnh, thành phố. Trong đó, số bệnh nhân mới ở TP.HCM là 1.071.

Trước tình hình số lượng ca mắc mới gia tăng nhanh chóng, Bộ Y tế đã cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 phiên bản lần thứ 6, ban hành ngày 14/7.

Đường lây của SARS-CoV-2

So với phiên bản cập nhật vào cuối tháng 4, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết điều này cần phải được hiểu đúng. Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín. Trong không gian mở, nhờ ozone, hạt sương mù, gió, khả năng truyền nhiễm sẽ được giảm bớt.

Do đó, ông Nhung nhấn mạnh F0 không được ở trong không gian kín và dùng điều hòa trung tâm. Khuyến cáo của Bộ Y tế cũng chỉ rõ F0 cần ở những nơi thông thoáng, cửa sổ mở, chỉ dùng điều hòa riêng.

Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) giải thích virus gây bệnh Covid-19 không thể tồn tại trong không khí mà luôn nằm trong giọt bắn (dịch hầu họng, nước bọt của người mắc bệnh). Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí, dễ phát tán gây lây lan mạnh hơn.

SARS-CoV-2 lay qua duong khong khi trong truong hop nao?
Các F0 điều trị tại nhà cần đảm bảo nhiều quy định nghiêm ngặt. Ảnh: Duy Hiệu. 

3 tín hiệu, 4 việc cần làm ngay... cấp cứu nhồi máu não

Nhồi máu não là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Chỉ trong vòng vài phút thiếu máu, thiếu oxy, tế bào não sẽ chết, gây ra những nguy hiểm không ngờ.

Nhồi máu não là một loại bệnh mạch máu có tỷ lệ tái phát cao, tỷ lệ thương tật và tử vong luôn ở ngưỡng báo động. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở nam giới trung niên khoảng 50 tuổi.

Đây là loại đột quỵ xảy ra do thiếu sự cung cấp máu lên não, tắc nghẽn mạch máu lên não, hoại tử thiếu máu cục bộ hoặc làm mềm mô não bị hạn chế do thiếu máu cục bộ và thiếu oxy. Nếu bạn không nhận ra những tín hiệu từ nhồi máu não kịp thời, rất có khả năng sẽ bỏ lỡ thời gian tốt nhất để điều trị.