Chân dung tân Tổng thống Ukraine

(Kiến Thức) - Nhà tài phiệt vốn được mệnh danh là ông vua sô-cô-la Petro Poroshenko đã trở thành tân tổng thống Ukraine với một chiến thắng áp đảo.

Ngay sau khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống, một số công ty khảo sát đã tiến hành cuộc thăm dò ý kiến chớp nhoáng diễn ra ngay tại các địa điểm bỏ phiếu. Kết quả cho thấy, ông đã giành được 55,9% số phiếu bầu ở vòng bỏ phiếu đầu tiên. Với con số đó, Ukraine dường như không cần thiết phải tiến hành vòng bỏ phiếu thứ hai mà nhà tỷ phú Poroshenko đã từng cảnh báo là nó sẽ bị cản trở bởi làn sóng bất ổn mới.
Tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Theo đó, ông Petro Poroshenko là nhà chính trị gia đầy kinh nghiệm, một doanh nhân và cũng là tỷ phú nức tiếng của Ukraine. Tuy là một nhà chính trị, nhưng ông hiện lại không liên kết với bất kỳ đảng phái nào cả. Ở tuổi 48, ông còn được người đời tặng cho biệt danh là Vua sô-cô-la, gắn liền với tên tuổi của hãng đồ ngọt danh tiếng Roshen do ông làm chủ.
Sau khi tuyên bố đắc cử chức tổng thống vào hôm Chủ nhật (25/5), ông Poroshenko đã cam kết thúc đẩy các mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và khôi phục hòa bình ở khu vực các tỉnh miền đông bất ổn. Ngoài sở hữu hãng Roshen, Poroshenko còn làm chủ đài truyền hình tư nhân cấp tiến Kanal 5, kênh truyền hình tin tức phổ biến nhất ở Ukraine.
Về lý lịch của mình, vị tân Tổng thống Ukraine (tên đầy đủ là Petro Oleksiyovych Poroshenko) sinh ngày 26/9/1965 ở thành phố Bolhrad, tỉnh Odessa và lớn lên ở thành phố miền trung Vinnytsia.
Năm 1989, ông nhận bằng cử nhân kinh tế từ Khoa Đối ngoại và Luật Quốc tế (sau chuyển thành Viện Đối ngoại) thuộc Đại học Quốc gia Kiev.
Tỷ phú Poroshenko cùng vợ Maryna tới bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Kiev hôm 25/5.
 Tỷ phú Poroshenko cùng vợ Maryna tới bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Kiev hôm 25/5.
Sau khi rời khỏi ghế nhà trường, ông khởi đầu công việc kinh doanh của mình với việc bán đậu cacao. Hồi thập niên 1990, ông mua lại một số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo và sáp nhập chúng thành hãng sản xuất đồ ngọt Roshen danh tiếng với sản phẩm nổi bật là những thanh sô-cô-la. Chẳng vậy mà, sau những năm tháng tạo dựng danh tiếng cũng như thu được các khoản lợi nhuận từ hãng này, ông Poroshenko đã mọi người biết tới với biệt danh là Vua sô-cô-la.
Về sự nghiệp chính trị, ông Poroshenko đã nhiều lần được bầu vào quốc hội và cũng làm việc với các đảng phái thân phương Tây và thân Nga. Giai đoạn 2009-2010, ông đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và nắm giữ chức Bộ trưởng Thương mại và Phát triển kinh tế trong một thời gian ngắn.
Ông Poroshenko và đối thủ chính trong cuộc bầu cử tổng thống, bà Yulia Tymoshenko (áo trắng).
 Ông Poroshenko và đối thủ chính trong cuộc bầu cử tổng thống, bà Yulia Tymoshenko (áo trắng).
Ông còn là một trong những nhà sáng lập ra Đảng Các Khu vực của Tổng thống thân Nga bị lật đổ Viktor Yanukovych vào hồi năm 2001. Tuy nhiên, cũng trong năm này, ông lại chuyển sang đầu quân cho Đảng Đối lập Ukraine của chúng ta do ông Viktor Yushchenko đứng đầu.
Đặc biệt, Poroshenko là một trong những nhân vật chính trong cuộc Cách mạng Cam, bệ phóng đã đưa ông Yushchenko và bà Yulia Tymoshenko lên nắm quyền hồi năm 2004.
Trên cương vị mới của mình, tân Tổng thống Petro Poroshenko hi vọng sẽ thực hiện được các mục tiêu mà mình đề ra nhằm đưa đất nước Ukraine thoát khỏi những bế tắc hiện nay.

ASEAN đủ lực đối phó dã tâm Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Trước Trung Quốc, các nước ASEAN đã có sự đoàn kết nhất định nhưng vẫn chưa đủ để đối mặt với dã tâm của Trung Quốc ở Biển Đông.

Kiến Thức giới thiệu bản lược dịch bài viết của tác giả Murray Hiebert, nghiên cứu viên cấp cao về Đông Nam Á tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở ở Washington, Mỹ.
Phản ứng và động thái của các nước ASEAN

Nhìn thấu ruột gan ung thư của TQ từ giàn khoan

(Kiến Thức) - Trung Quốc sử dụng sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 để đánh lạc hướng dư luận trong nước ra khỏi các bất ổn trong nội bộ nước này.

Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan ở Biển Đông, nhiều nhà phân tích đã lên tiếng tranh cãi về lý do Trung Quốc chọn thời điểm này để hạ đặt giàn khoan. Một trong những lý do thuyết phục nhất là việc Chính phủ Trung Quốc muốn khỏa lấp những bất ổn nội địa bằng việc gây căng thẳng trở lại ở biển Đông, kéo dư luận ra khỏi những vấn đề nội địa. Hành động này từng được Trung Quốc sử dụng nhiều lần từ trước đến nay.
Hàng loạt vấn đề trong nội địa Trung Quốc