Chân dung mỹ nhân dự đoán chính xác quốc vận Tào Ngụỵ

Trong lịch sử thời Ngụy Tấn, không chỉ tướng tài nhiều như sao trên trời, mà tài nữ cũng lần lượt xuất hiện theo thời thế. 

Mỹ nhân nghe Tào Phi nói một câu đã đoán ra quốc vận Tào Nguỵ

Còn có những nữ tử với tài năng vượt trội để lại tiếng thơm muôn đời cho hậu thế như: Thái Văn Cơ, Tạ Đạo Uẩn; có nữ tử mà kỳ tài soi sáng cả một góc sử sách như thê tử Hoàng thị của Gia Cát Lượng.

Còn có một nữ tử rất đặc biệt, nàng không phải là phương sĩ, cũng không phải là dị nhân, nhưng nàng có thể từ chi tiết nhân vật mà dự báo được vân mệnh của một người cho đến hưng suy của quốc gia. Nàng chính là thê tử của Dương Đam, Tân Hiến Anh (191 – 269).

Thúc phụ Dương Đam của đại tướng quân Dương Hỗ lấy Tân Thị làm vợ. Tân Thị, tự Hiến Anh, là con gái của Quan nội hầu Tân Tì, thiên tư thông minh, sáng láng, giỏi nhìn người lại biết việc. Nàng dự đoán quốc vận Tào Ngụỵ không lâu dài, dự đoán Tư Mã Ý sẽ tru sát Tào Sảng, dự đoán Chung Hội tạo phản. Cuối cùng những lời tiên tri này đều ứng nghiệm.

Từ biểu cảm của Tào Phi đoán ra số mệnh Nguỵ quốc

Tào Phi là con trai đầu lòng của Tào Tháo, thuở nhỏ đọc nhiều sách, văn võ song toàn. Khi biết mình được lập làm thế tử, ông đã rất vui mừng ôm cổ Tân Tì nói rằng: “Tân quân, ông biết ta vui mừng đến mức độ nào không?”

Sau khi về nhà, Tân Tì đem chuyện vui này kể lại cho con gái Hiến Anh. Không ngờ, Hiến Anh thở dài một tiếng mà nói: “Thái tử là người tương lai sẽ thay thế quân chủ cai quản xã tắc.

Làm thái tử, không thể không có tâm lo lắng cho đất nước, tương lai đứng đầu quốc gia, không thể không thận trọng, phải biết kính sợ. Thái tử lúc này lại tỏ vẻ vui sướng, quốc gia làm sao có thể trường cửu được! Nguỵ quốc làm sao hưng thịnh được đây?”

Vào năm Diên Khang đầu tiên, Hán Hiến Đế nhường ngôi, Tào Phi xưng Đế, kiến lập Tào Ngụy, đóng đô ở Lạc Dương, lịch sử gọi là Ngụỵ Văn Đế. Nhưng quốc vận Tào Ngụy chỉ kéo dài 45 năm, quả thực không lâu dài. Thiếu nữ Tân Hiến Anh chỉ qua vẻ mặt cao hứng của Tào Phi mà đoán trước được vận mệnh của triều đại này.

Dự đoán Tư Mã Ý sẽ tru sát Tào Sảng

Em trai của Hiến Anh là Tân Sưởng, là tham quân của Đại tướng quân Tào Sảng. Vào năm Chính Thuỷ thứ 10, Tào Sảng tháp tùng Tào Phương rời Lạc Dương đến tế lễ ở Cao Bình Lăng. Thái phó Tư Mã Ý (179 – 251) thừa cơ phát động chính biến, đóng cổng thành Lạc Dương. Đại tướng quân Tư Mã Lỗ Chi chống lại lệnh cấm, dẫn binh phá cửa thành, rồi tìm đến Tào Sảng, ông còn hẹn Tân Sưởng cùng nhau tiến quân.

Bởi vì tình thế nghiêm trọng, Tân Sưởng có chút lo sợ, nên đã thỉnh giáo chị gái Hiến Anh. Tân Hiến Anh đã phân tích cặn kẽ cho ông, Tư Mã Ý là trọng thần được Ngụy Minh Đế uỷ thác, đại thần trong triều đều biết. Nếu ông ta hành động tùy tiện, chính là bất trung với hoàng thất, nhân luân bất chính. Tân Hiến Anh cho rằng, Tư Mã Ý đóng cổng thành chỉ để giết chết Tào Sảng thôi.

Tào Sảng độc đoán chuyên quyền, xa hoa dâm dật, kéo bè kết cánh, giam lỏng Quách Thái Hậu ở cung Vĩnh Ninh. Bởi vì Tào Sảng làm nhiều chuyện bất nghĩa mà khiến quần thần phẫn nộ.

Tân Sưởng hỏi chị: “Vậy có nghĩa là em không nên đi phải không?” Tân Hiến Anh kích lệ em trai: “Sao có thể không đi! làm tốt bổn phận của mình cũng là đại nghĩa làm người.”

Tân Sưởng nghe theo kiến nghị của chị gái, sau khi ổn định tinh thần đã tìm đến Tào Sảng. Dự đoán của Tân Hiến Anh quả nhiên không sai, Tư Mã Ý quả thật chỉ muốn giết Tào Sảng. Sau đó, Tân Sưởng cũng không bị xử phạt. Đợi đến khi chính biến ở Cao Bình Lăng kết lúc, Tân Sưởng mới cảm thán rằng: “Nếu như ta không bàn luận cùng chị gái, có lẽ ta đã làm phải một việc bất nghĩa“.

Dự đoán Chung Hội tạo phản

Tân Hiến Anh còn bộc lộ tài năng phán đoán của mình qua một câu chuyện khác.

Năm Cảnh Nguyên thứ 3 (262), Chung Hội được triều đình bổ nhiệm làm Trấn tây tướng quân, Hiến Anh biết chuyện mới hỏi cháu mình là Dương Hỗ rằng:

“Chung Sĩ Quý sao lại muốn đến Tây bộ?”

Dương Hỗ đáp: “Sắp sửa diệt Thục!”

Tân Hiến Anh nói: “Chung Hội hành xử phóng túng, hành sự ương ngạnh, không phải là thái độ của kẻ muốn làm bề tôi lâu dài, ta sợ hắn có chí khác”.

Dương Hỗ nghe xong giật mình kinh hãi nhưng không dám nói chuyện này ra ngoài.

Khi Chung Hội sắp xuất chinh, xin lấy con trai Hiến Anh là Dương Tú làm tham quân. Vì thế mà Hiến Anh ưu sầu không thôi: “Trước đây ta đều vì quốc sự mà lo lắng, giờ đây nạn kiếp đến với nhà ta rồi”.

Dương Tú thấy mẫu thân vì chuyện mình phải xuất chinh mà ưu sầu lo lắng, nên đã xin Tư Mã Chiêu để thoái thác chức tham quân, nhưng không được chấp thuận.

Trước khi lên đường, Hiến Anh tha thiết căn dặn Dương Tú rằng: “Lần này xuất hành! Con phải nhớ lấy: Thời xưa, quân tử ở nhà phải tận hiếu với song thân, ra ngoài tận trung với nước, làm tròn trách nhiệm bề tôi.

Khi nhậm chức, hãy nghĩ về bổn phận của bản thân; đối mặt với nghĩa lý, phải nghĩ về lập trường của chính mình, thì mới có thể khiến cho phụ mẫu an lòng. Ở trong quân lữ xảy ra chuyện gì, chỉ có thể bằng nhân nghĩa và dung thứ mới có thể giúp con vượt qua”.

Vào năm Cảnh Nguyên thứ 4 (263), Chung Hội dẫn đại quân cùng Đặng Ngải chia binh xuất kích, cuối cùng diệt được Thục Hán. Nhưng sau khi tấn công xong, Chung Hội nảy sinh ý đồ không tốt, cho là mình công cao cái thế, không muốn làm kẻ bề tôi, ý đồ liên hợp với Thục tướng Khương Duy theo quân Thục tự lập.

Chung Hội dẫn binh phản loạn, Dương tú nghĩ đến lời dặn dò của mẫu thân trước lúc xuất chinh, ra sức khuyên can Chung Hội, nhưng ông vẫn khư khư cố chấp, còn giả mạo chiếu chỉ thảo phạt Tư Mã Chiêu, kết quả bị thuộc cấp Hồ Liệt làm hại. Còn Dương Tú rút lui, bình yên trở về, và cuối cùng được phong chức quan Nội Hầu.

Quả phụ nào khiến 2 tể tướng Trung Hoa mất chức?

Được mệnh danh quả phụ cứng đầu nhất lịch sử, bà đã kéo xuống một vị tể tướng đương triều và một vị là tiền tể tướng, thanh danh lại dính dáng đến một vị tiền triều tể tướng khác...

Quả phụ khiến 2 tể tướng Trung Hoa mất chức là ai?

Khi đó, Tể tướng Khấu Chuẩn, đang phụ trách phủ Khai Phong, dưới sự quản lý của ông, thành Khai Phong đang có nề nếp. Thấy rằng thời điểm cuối năm đang đến gần, Khấu Chuẩn đang chuẩn bị phân phó cho thuộc cấp tổng kết lại hồ sơ vụ án và chuẩn bị cho năm mới thì đột nhiên có hai người khiếu nại lao từ ngoài cửa vào.

Người ta nói khiếu nại cũng là bình thường, điều không bình thường là thân phận của hai người đến khiếu nại, lai lịch của họ cũng không đơn giản, đó là Tiết An Thượng và Tiết An Dân. Cha của họ Vệ tướng quân Tiết Duy Cát, vừa qua đời, mà Tiết Duy Cát vốn là con cháu đời thứ 3 của gia đình Miêu Hồng đại phú.

Khấu Chuẩn không dám thờ ơ, lập tức thăng đường thẩm vấn, vừa mới hỏi đã khiến ông ấy ngạc nhiên suýt chút nữa là cắn phải lưỡi.

Người mà họ tố cáo lại là mẹ của họ, triều đại nhà Tống dùng Hiếu để trị vì thiên hạ, Khấu Chuẩn đương chuẩn bị mắng hai kẻ này là bất hiếu thì nhìn lên đơn kiện, thực sự đọc thấy choáng váng.

Qua phu nao khien 2 te tuong Trung Hoa mat chuc?

Ảnh minh họa Sài quả phụ. Nguồn: 163.com.

Nguyên lai là người mẹ này của họ có họ Sài, là chính tông vợ cả của Tiết Duy Cát, tuy nhiên bất hạnh thay bà này lại không sinh được con, cho nên Tiết An Thượng và Tiết An Dân đều là do bà thiếp sinh ra. Dựa theo lễ giáo chế độ cổ đại, vợ cả được xem là mẹ của tất cả những đứa con, cho nên chúng đều phải theo hầu hạ mẹ cả.

Nhưng mà cha của bọn họ đều đã chết rồi nên Sài thị lại cảm thấy cô đơn, liền muốn tái giá.

Vào thời điểm này, người ta không phản đối việc phụ nữ tái giá, đằng này chồng đã chết, bản thân lại không có con, cho nên việc tái giá là bình thường, hai người con này không có lý do gì để ngăn cản.

Khấu Chuẩn sững sờ trên đơn kiện thì thấy tên của một người Trương Tề Hiền, đây chính xác là lão tiền bối vừa mới hạ nhiệm không lâu, tiền tể tướng, tại triều đình thanh danh của ông ta lớn phi thường. Người mà Sài Thị định gả cho chính là ông ta.

Kỳ thật, chuyện này cũng không có gì, nếu đơn thuần chỉ là xuất giá thì coi như xong đi, nhưng Sài Thị lại làm một việc quá phận, bà ta đem hết tài sản mà Tiết Duy Cát cả đời vất vả khổ nhọc kiếm ra mà đóng gói hết làm tư trang, đồ cưới của riêng mình mà đem đến nhà mới.

Hai đứa con của người thiếp sinh ra không đồng ý, nhiều bận thương lượng, nhưng không có kết quả. Vì quá phẫn nộ nên không còn quan tâm tới lễ phép, tình thân mà dùng một tờ đơn kiện bẩm báo lên Khai Phong phủ.

Khấu Chuẩn trước là sững sờ sau là mở cờ trong bụng, bởi vì trong triều đình, vì quan niệm bất đồng, Trương Tề Hiền mấy lần góp lời, áp chế Khấu Chuẩn thăng tiến, hai người từ lâu đã tở thành oan gia đối đầu.

Hôm nay đơn kiện lại vừa lúc vào tay mình, theo đạo lý đúng là có oan báo oan, có hận báo hận. Đúng là Khấu Chuẩn sau khi trải qua mấy lần kiếp nạn thì trở nên thông minh hơn nhiều, suy nghĩ một lát rồi đem vụ kiện về mối quan hệ của 2 triều tể tướng chuyển giao cho Tống Chân Tông hoàng đế thẩm tra xử lý.

Sự việc này quả là gây ra động tĩnh khá lớn, cả triều đình văn võ bá quan đều bàn luận, hoàng đế bất đắc dĩ buộc phải tiếp nhận bản án, chuyển giao cho Ngự Sử Đài thẩm tra xử lý.

Ai ngờ đâu Ngự Sử Đài còn chưa có nhúng tay vào xử lý thì Sài thị đã đem một tờ đơn khác tố cáo hai người con do bà thiếp sinh ra.

Nội dung câu truyện này quá cẩu huyết, cả triều văn võ đều ngơ ngác, không biết sự việc sẽ tiến triển về hướng nào. Sài thị không chỉ viết đơn kiện mà bà ta còn khiến cho sự việc mà có tra sách cổ cũng chưa bao giờ gặp.

Trống kêu oan đánh lên, hoàng đế phải tự mình vào điều tra thẩm án. Sài thị khóc lớn tiếng, kể tội hai đứa con trai Tiết An Thượng và Tiết An Dân đều là hai đứa trẻ ngoan, chẳng qua là do bị kẻ xấu đầu độc, xúi giục nên mới kiện báo nàng ta.

Tống Chân Tông tự nhiên muốn truy hỏi xem kẻ xúi bẩy, đầu độc con trai nàng ta là ai, Sài thị quay đầu và chỉ vào một trong các vị quan văn lớn tiếng nói: “Sai khiến con ta chính là tham tri chánh sự đương nhiệm Hướng Mẫn Trong”.

“Tham tri chánh sự tương đương với phó Tể tướng không đợi ông ta đứng ra phản bác, Sài thị “khẩu thổ liên hoa” đã đem tất cả mọi chuyện nói ra.

Nguyên là Hướng Mẫn Trong khi Tiết Duy Cát chết đi, thì rất coi trọng khu nhà cũ do tổ tiên để lại của bọn họ, vốn đã áp dụng các loại thủ đoạn dùng giá tiền vô cùng thấp để lừa gạt mua lại, rõ ràng là có ý đồ nổi lên với nàng ta, bèn mời bà mối tới hỏi cưới Sài Thị.

Sài Thị đã coi trọng Trương Tề Hiền nên bà ta đương nhiên sẽ không đồng ý, khiến cho Hướng Mẫn Trong thẹn quá hóa giận xúi giục hai người con trai của nàng ta đến Khai Phong phủ báo án.

Lúc này chuyện đã liên quan đến hai triều đại và ba vị tể tướng đương nhiệm, Tống Chân Tông cũng có chút bất đắc dĩ, bèn quay sang hỏi Hướng Mẫn Trong chân tướng sự tình.

Hướng Mẫn Trong không ngờ là chọc phải tổ ong vò vẽ đành thú nhận mình đã dùng năm trăm vạn quan mua khu nhà cũ của tổ tiên nhà Tiết gia để lại, nhưng cho tới năm nay cũng chưa hề nghĩ tới việc sẽ lấy Sài thị.

Hoàng đế có có trực giác không được tốt lắm đối với Sài thị, sau khi nghe Hướng Mẫn Trong giải thích sự tình, bèn lập tức hạ lệnh mang Sài thị nhốt vào trong ngục để Ngự sử thẩm vấn.

Sự tình lần nữa lại phát sinh biến hóa, Ngự Sử đài nghiêm hình bức cung, rất nhanh đã tra ra được chân tướng sự tình: Hướng Mẫn Trong lừa gạt mua nhà họ Tiết là sự thật, nhưng việc muốn lấy Sài thị thì đây hết thảy nhất định là do con cá lớn Trương Tề Hiền bày cho làm, mục đích là muốn đổ tội cho Hướng Mẫn Trong.

Một sự tình khác cũng bị các Ngự sử lật ra, đó là khu nhà của Tiết gia do tổ tiên để lại trước kia là do Hoàng Thái Tông Hoàng đế ban cho, Hoàng đế năm đó đã cố ý hạ chỉ căn bản là không được phép mua bán. Sự việc này đúng là không may cho Hướng Mẫn Trong, bị hoàng thượng hạ lệnh giáng chức vụ tể tướng, rời khỏi trung ương điều đi tới quận Vĩnh Hưng đảm nhận chức chỉ huy sứ trấn thủ biên cương.

Người thứ hai xui xẻo là Trương Tề Hiền, nguyên là tể tướng lại một lần nữa bị giáng chức vì quá coi thường luật pháp, bị đày đi Tây Kinh Lạc Dương nhậm chức. Trương Tề Hiền kẻ chủ mưu cho sự việc này bị giáng chức đến mấy ngàn dặm ra hải châu biệt xứ.

Người nhà Tiết gia người cũng không thoát tội, hai huynh đệ Tiết An Thượng bị Ngự Sử đài đánh cho hơn mười trượng thả về, thu lại khu nhà cũ do to tiên để lại, dù có chết nghèo đều không cho mua bán.

Nhân vật làm mưa làm gió, Sài thị bị phạt đồng tám cân, tất cả gia sản, tiền phi pháp đều bị tịch thu, mộng đẹp tái giá triệt để tan thành bong bóng. Tất cả các hành động của Sài thị đều rất nhanh lan truyền toàn bộ Đại Tống, thậm chí còn lan sang cả hướng Bắc, truyền đến nước Khiết Đan. Ai cũng đều biết là không thể trêu chọc vào người đàn bà chanh chua này, từ nay về sau lại càng không có ai dám lấy nàng ta, Sài thị từ đó cô độc, khổ hạnh cả đời, chết trong thê thảm. 

Đào hoa rực rỡ nhất tháng 5, 3 tuổi tìm được ý trung nhân

Bắt đầu từ giữa tháng 5, vận đào hoa của 3 con giáp đột ngột bùng nổ như vườn hồng mùa nắng mới. Họ có đường tình duyên cực kỳ sôi động trong tháng này.

tử vi tuổi Ngọ - Ngôi Sao

Tuổi Ngọ: Đào hoa bùng nổ, quá khứ và hiện tại cùng gõ cửa. Tuổi Ngọ bước vào giai đoạn đỉnh cao của vận đào hoa khi được sao Hồng Loan và Thái Âm chiếu mệnh.