
Nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Thành phố Hong Kong (CityUHK) cho thấy loài cá mập xanh (Prionace glauca) sở hữu cấu trúc nano phức tạp ẩn trong lớp da, không chỉ tạo ra sắc xanh hiếm gặp mà còn có khả năng thay đổi màu sắc tùy theo độ sâu hoặc áp lực nước. Ảnh: Ken Kiefer 2/Connect Images/Getty Images.

Theo nhóm nghiên cứu, màu xanh đặc trưng của cá mập xanh bắt nguồn từ các tinh thể guanin phản chiếu ánh sáng xanh, nằm trong khoang tủy của các vảy da nhỏ hình răng. Ảnh: Dr Viktoriia Kamska.

Xen kẽ giữa các tinh thể này là những túi chứa melanin, hấp thụ các bước sóng khác. Sự kết hợp giữa “gương” guanin và “túi đen” melanin giúp tăng độ bão hòa màu sắc. Ảnh: Mark Conlin NMFS.

Tiến sĩ Viktoriia Kamska, nhà sinh học phân tử tại CityUHK cho hay: “Các thành phần này được sắp xếp như những túi chứa gương và túi chứa chất hấp thụ, được đặt cạnh nhau để hoạt động đồng thời”. Ảnh: Jeremy Stafford-Deitsch.

Khi quan sát kỹ hơn, nhóm nghiên cứu phát hiện khoảng cách giữa các lớp tinh thể guanin có thể biến thiên khi cá mập thay đổi độ sâu. Ảnh: australian.museum.

Dưới áp suất cao hơn, các lớp này xích lại gần nhau khiến màu da sẫm hơn. Ảnh: Mary O'Malley.

Nếu khoảng cách giãn ra, màu có thể chuyển sang xanh lá hoặc vàng kim. Điều này giúp cá mập xanh tăng cường khả năng ngụy trang. Ảnh: Fabrice Guérin.

“Chỉ cần thay đổi rất nhỏ về độ ẩm hoặc áp suất nước cũng có thể khiến màu da biến đổi tinh tế, giúp cá mập tự điều chỉnh màu sắc để hòa lẫn vào môi trường nước”, Giáo sư Mason Dean cho biết. Ảnh: Sebastiano Guido.
Mời độc giả xem video: Phát hiện thêm nhiều loài mới ở Khu vực sông Mekong. Nguồn: THĐT1.