Câu chuyện rùng rợn về lâu đài ma cà rồng ở Transylvania

(Kiến Thức) - Bên cạnh truyền thuyết về bá tước Dracula, xứ Transylvania còn nổi tiếng với truyền thuyết rùng rợn về lâu đài Hunyad, một lâu đài ma cà rồng nổi tiếng. 

Một câu chuyện rùng rợn, đau thương về lâu đài Hunyad - lâu đài ma cà rồng ở Transylvania lưu truyền đến ngày nay khiến nhiều người rùng mình, ớn lạnh.
Lâu đài Hunyad hay còn gọi Corvin ở Hunedoara là một công trình tuyệt vời có niên đại từ thế kỷ 14 - 15, là một phần của công quốc Transylvania. Nơi đây được tin rằng là nơi bá tước khát máu Vlad III của Wallachia (thường được biết đến với tên bá tước khát máu Dracula) bị giam giữ trong vòng 7 năm trong ngục tối sau khi bị phế truất vào năm 1462.
Điều thú vị là lâu đài Hunyad có một tòa tháp mang tên Nje Bojsia (có nghĩa là "Đừng sợ") do những binh lính đánh thuê người Serbia đã từng chiến đấu ở lâu đài này.
Cau chuyen rung ron ve lau dai ma ca rong o Transylvania
Hunyad - Lâu đài của ma cà rồng là nơi xuất hiện câu chuyện bi thương của ba tù nhân Thổ Nhĩ Kỳ. 
Từ lâu, người dân địa phương lưu truyền giai thoại về việc lâu đài Hunyad bị ma ám vô cùng rùng rợn. Một trong những câu chuyện kinh hoàng xảy ra tại lâu đài của ma cà rồng này có liên quan đến ba tù nhân người Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, một trong những người chủ lâu đài này là Iancu đã đưa ra thỏa thuận sẽ thả ba tù nhân người Thổ Nhĩ Kỳ nếu như họ đào được mạch nước từ trong những vách đá.
Chính vì lời hứa được trả tự do đó, ba tù nhân đã đào suốt 28 năm và cuối cùng cũng đào được mạch nước. Tuy nhiên, điều không may đó là khi họ đào ngược nguồn nước thì chủ nhân lâu đài Iancu qua đời. Khi đó, vợ của Iancu không hề quan tâm đến lời hứa xưa kia của chồng với ba tù nhân. Do đó, nữ chủ nhân của lâu đài ra lệnh chặt đầu ba tù nhân khốn khổ trên.
Trước khi chết, ba tù nhân đã viết lên tường của lâu đài những lời cay đắng về hành động mất danh dự của gia đình Iancu: "Hiện các người đã có nước để dùng nhưng lại không có trái tim" và viết thêm tên của chính mình thêm vào đó. Ngày nay, du khách có thể nhìn thấy những dòng chữ trên được viết bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Ảnh độc về kế sinh nhai ở Sài Gòn năm 1950 (3)

(Kiến Thức) - Vỉa hè là nơi gắn với những kế sinh nhai muôn hình muôn vẻ của hàng vạn người Sài Gòn năm 1950.

Anh doc ve ke sinh nhai o Sai Gon nam 1950 (3)
 Một người lái xe bá gác đi ngang qua tòa nhà GMC (sau này là Thương xá Tax), Sài Gòn năm 1950. Ảnh: Carl Mydans.

Tận mục những lâu đài ma ám nổi tiếng TG

(Kiến Thức) - Tháp London là nơi xảy ra nhiều vụ hành quyết nổi tiếng thế giới, trong đó có cả hoàng hậu Anne Boleyn, Catherine Howard.

1. Tháp London là một trong những lâu đài ma ám nổi tiếng thế giới nằm ở vương quốc Anh. Công trình này được xây dựng vào năm 1066 và từ đó cho đến nay được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như kho bạc, kho vũ khí, nơi in đúc tiền Hoàng gia...
 1. Tháp London là một trong những lâu đài ma ám nổi tiếng thế giới nằm ở vương quốc Anh. Công trình này được xây dựng vào năm 1066 và từ đó cho đến nay được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như kho bạc, kho vũ khí, nơi in đúc tiền Hoàng gia... 

Ảnh hoàng thân quốc thích cuối cùng của phong kiếnTrung Quốc (2)

(Kiến Thức) - Đây là những bức ảnh về các hoàng thân quốc thích cuối cùng của triều phong kiến Trung Quốc. Vậy số phận những con người trong các bức ảnh này ra sao?

Anh hoang than quoc thich cuoi cung cua phong kienTrung Quoc (2)
Những bức ảnh về hoàng thân quốc thích cuối cùng của triều Thanh đã cho chúng ta hiểu hơn về cuộc sống cũng như số phận của những vương công đại thần hay những phi tần chốn hậu cung. Người đứng giữa trong bức ảnh chính là Tĩnh Phân hoàng hậu của hoàng đế Quang Tự. Bên trái là Cẩn Phi. Bên phải là Trân Phi. Tĩnh Phân là con gái của Quế Tường, em trai Từ Hy. Quang Tự không yêu Tĩnh Phân mà rất yêu Trân Phi. Cẩn phi và Trân phi đều là con gái của Lễ bộ tả thị lang Trường Tự. Từ Hy vì thế mà ghét Trân Phi nên nàng đã phải chết thảm. Chị gái nàng là Cẩn Phi may mắn thoát chết.  
Anh hoang than quoc thich cuoi cung cua phong kienTrung Quoc (2)-Hinh-2
Hoàng đế Quang Tự và Trân phi hầu như không có ảnh lưu lại. Hoàng hậu và Cẩn Phi lại có rất nhiều ảnh chụp chung với Từ Hy. Trong ảnh hàng trên bên trái là Cẩn Phi, bên phải là Tĩnh Phân. Hàng sau lần lượt là Đức Linh, Dung Linh - con gái và vợ của đại thần Dụ Canh đi sứ tại Pháp.