Cắt ngón chân ghép lên ngón tay để nuôi mộng làm diễn viên nổi tiếng

Một người đàn ông Anh mới đây thực hiện ca phẫu thuật kỳ lạ ghép ngón chân lên thay ngón tay để mong có được cơ hội trở thành diễn viên nổi tiếng.

Richard Stott sinh ra với dị tật bẩm sinh hiếm gặp được gọi là Poland Syndrome gây ra những biến dạng trên ngón tay và khiến bàn tay trái của anh gần như vô dụng.
Bàn tay mới được thay thế của Richard.
Bàn tay mới được thay thế của Richard. 
Với hi vọng có được bàn tay bình thường như bao người khác, diễn viên này đã phải trải qua 15 cuộc phẫu thuật và gần đây nhất là ca phẫu thuật kỳ lạ cấy ghép ngón chân lên ngón tay biến dạng.
Diễn viên 28 tuổi chia sẻ: “Khi còn nhỏ việc sử dụng bàn tay trái đối với tôi thực sự là một điều khó khăn, nhưng tôi không mấy quan tâm tới điều đó. Còn bây giờ, sau khi đã phẫu thuật, tôi cảm thấy rất hài lòng vì những ngón chân của tôi trông hệt như những ngón tay vậy. Nó không hề để lại bất cứ vết sẹo nào. Không mấy người có thể nhận ra sự khác biệt”.

Không mấy ai nhận ra sự khác biệt này.
Không mấy ai nhận ra sự khác biệt này.
Sau khi hoàn thành xong khóa học diễn xuất, Richard chuyển tới học tại trường điện ảnh Arden ở Manchester với hi vọng có thể phát triển khả năng diễn xuất của mình.
Nhưng sự nghiệp của Richard vẫn sẽ còn rất nhiều những chông gai ở phía trước bởi ngay tại buổi casting đầu tiên, anh đã bị các đạo diễn từ chối bởi chính bàn tay kỳ lạ mà anh cho rằng sẽ là một lợi thể trong con đường diễn xuất tới đây của đây của mình.

“Thống đốc” IS bỏ mạng tại tỉnh Anbar, Iraq

(Kiến Thức) - Các chiến đấu cơ Iraq ném bom xuống căn cứ của nhóm khủng bố ở tỉnh Anbar, tiêu diệt một “thống đốc” IS.

Truyền thông đưa tin, “thống đốc” IS Wahib al-Bu Aber và tay sai của hắn, Mohammed Talib, vừa bị tiêu diệt trong các cuộc không kích của quân đội Iraq ở khu Heet, tỉnh Abar.
“Thong doc” IS bo mang tai tinh Anbar, Iraq
Không quân Iraq vừa tiêu diệt một "thống đốc" IS. 

Ai mới là người nắm quyền thực sự ở Ukraine?

Sự kiện Quốc hội Ukraine không thể thông qua quyết định bãi miễn chức vụ của Thủ tướng Yatsenyuk khiến tất cả “há hốc mồm ngạc nhiên”.

Giới tài phiệt Ukraine đã giành chiến thắng được coi là lớn nhất từ thời Maidan và cho thấy rằng họ là lực lượng chính trị chủ chốt ở Ukraine.
Ai moi la nguoi nam quyen thuc su o Ukraine?
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk. 
Tài phiệt đang chi phối chính trường Ukraine?
Nhận định rằng giới tài phiệt đang là lực lượng chi phối chính trường Ukraine do tờ Foreign Policy của Mỹ đưa ra. Theo đó, cuộc xung đột công khai hiện nay giữa những thành viên trong giới cầm quyền Ukraine cho thấy đất nước Ukraine hiện nay vẫn đang nằm dưới sự điều khiển của giới tài phiệt.
Tại thời điểm trước khi Quốc hội Ukraine tổ chức bỏ phiếu về khả năng bãi miễn chức vụ Thủ tướng của ông Yatsenuk vào ngày thứ 3 vừa qua, hầu hết người dân Ukraine đều tin tưởng rằng Chính phủ của ông Yatsenyuk sẽ buộc phải chấm dứt sự tồn tại của mình: Uy tín cá nhân cũng như Chính phủ của ông Yatsenyuk xuống mức thấp kỷ lục trong khi các áp lực từ cộng đồng quốc tế lên Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, nội bộ Chính phủ Ukraine cũng đang ngày càng rối ren. Ngày càng có nhiều “nhà cải cách” lần lượt từ bỏ chức vụ của mình và tuyên bố rằng việc tiến hành cải cách ở một đất nước đang bị tàn phá bởi tham nhũng là điều không thể thực hiện được.
Mặc dù vậy, việc phế truất Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk không phải là điều đơn giản. Chiến dịch chống lại Thủ tướng Ukraine sụp đổ chỉ trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn và khiến tất cả phải “há hốc mồm”.
Theo các thông tin do Foreign Policy cung cấp, một vài phút trước khi Quốc hội Ukraine biểu quyết thông qua bất tín nhiệm đối với Chính phủ của Thủ tướng Yatsenyuk vào ngày 16/2 vừa qua, có đến hàng chục nghị sỹ của các đảng phái khác nhau có liên quan đến các nhà tài phiệt như Rinat Akhmetov, Igor Kolomoisky và Viktor Pinchuk đã bất ngờ rời khỏi phòng họp. Các nghị sỹ này đã không bỏ phiếu để bãi miễn Thủ tướng Yatseynuk.
Ngoài ra, có đến 30 đại biểu thuộc “Khối Poroshenko” cũng đã từ chối bỏ phiếu thông qua quyết định bãi miễn Yatsenuk.
Chính những “sự bất thường” này đã khiến việc tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm bãi miễn chức vụ Thủ tướng của ông Yatsenyuk thất bại. Tổng cộng chỉ có 194 phiếu ủng hộ bãi miễn Yatsenyuk, trong khi đó số phiếu cần thiết để bãi miễn Yatsenyuk là 226 phiếu.
Như vậy, Yatsenyuk và Chính phủ của mình đã vượt qua khi phần lớn “các nhà lập pháp” vẫn giữ được nguyên tắc “im lặng là vàng”. “Giới tài phiệt Ukraine đã có thể ăn mừng chiến thắng lớn nhất kể từ sau cuộc cách mạng Maidan năm 2013”- Foreign Policy.
Những gì đã diễn ra đối với buổi bỏ phiếu bất tín nhiệm bãi miễn Yatsenuk một lần nữa cho thấy sự thật rõ ràng ở Ukraine: Tham nhũng đang thực sự “nở rộ” ngay trong chính nội bộ các đảng phái trên chính trường Ukraine.
Foreign Policy cho rằng các “phần tử tham nhũng” đã thành công trong việc hợp tác với nhau cho dù họ không phải là các liên minh của nhau trong lĩnh vực chính trị.
Các chuyên gia phân tích chính trị của Foreign Policy cũng cho rằng phương Tây là bên phải chịu trách nhiệm chính cho sự đổ vỡ các cuộc cải cách ở Ukraine. Phương Tây đã cấp cho Ukraine không ít tiền bạc dưới dạng các gói tín dụng và các trợ giúp khác nhau nhưng lại không yêu cầu Ukraine thực hiện các thay đổi tương tự.
Các chính trị gia và các nhà ngoại giao phương Tây “ủng hộ Thủ tướng hoạt ngôn Yatsenuk và nhắm mắt trước quá khứ đen tối hơn 20 năm qua của Yatsenuk trong nền chính trị Ukraine, cũng như nhắm mắt làm ngơ trước các hành động tham nhũng của các thành viên chính phủ Yatsenyuk”.
Ngoài ra, Foreign Policy cũng cho rằng lỗi khác nữa của phương Tây là không đặt ra nghi vấn là tại sao Petro Poroshenko lại bổ nhiệm các đối tác kinh doanh và bạn bè với quá khứ đầy nghi vấn của mình vào các vị trí then chốt.
“Nếu như “rạp xiếc” này không ngừng hoạt động thì hệ thống này (nền chính trị Ukraine) sẽ không thể có được những sự thay đổi tích cực và những hy vọng vào một cuộc cách mạng mới ở Ukraine là điều không thể”- Foreign Policy kết luận.
Ai moi la nguoi nam quyen thuc su o Ukraine?-Hinh-2
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk bị đại biểu khối Poroshenko lôi ra khỏ bục khi đang đọc báo cáo trước quốc hội.