Cao su Đắk Lắk xin hoãn trả 40 tỷ đồng nợ vay vì khó khăn

Do kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong nửa đầu năm 2024, Công ty Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRI) đã quyết định gia hạn thêm 3 tháng để trả khoản nợ 40 tỷ đồng cho Công ty mẹ.

Cao su Dak Lak xin hoan tra 40 ty dong no vay vi kho khan
 Kinh doanh tụt dốc, Đầu tư Cao su Đắk Lắk xin hoãn trả 40 tỷ đồng nợ vay
Công ty Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRI) vừa thông qua quyết định gia hạn thanh toán khoản nợ vay 40 tỷ đồng với Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk (Dakruco, mã DRG - sàn UPCoM).
Cụ thể, 20 tỷ đồng được gia hạn từ ngày 13/9/2024 đến 13/12/2024, 10 tỷ đồng từ 15/12/2024 đến 15/3/2025, và 10 tỷ đồng từ 3/1/2025 đến 3/4/2025. Tất cả các khoản này đều trễ hạn thanh toán hơn 3 tháng.
Về biến động cổ đông lớn, từ ngày 3/6 đến 2/7, Cao su Đắk Lắk (DRG) vừa tiếp tục thoái vốn tại Đầu tư Cao su Đắk Lắk (DRI). Theo đó, DRG đã bán hơn 4,2 triệu cổ phiếu DRI trong tổng số gần 22,4 triệu cổ phiếu đăng ký bán từ ngày 3/6 đến 2/7.
Tuy nhiên, do điều kiện thị trường không thuận lợi, DRG không bán hết số cổ phiếu đã đăng ký, khiến tỷ lệ sở hữu giảm từ 66,6% xuống còn 60,84%.
Sau đó, DRG tiếp tục đăng ký bán gần 18,2 triệu cổ phiếu DRI từ ngày 10/7 đến 8/8. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của DRG tại DRI sẽ giảm còn 36%. Việc này nằm trong kế hoạch chuyển nhượng vốn của DRG, với mục tiêu bán gần 22,4 triệu cổ phiếu DRI ở mức giá khởi điểm 14.100 đồng/cổ phiếu. Nhưng kết thúc thời gian đăng ký, DRG vẫn không bán được cổ phiếu DRI và vẫn tiếp tục sở hữu 60,84% vốn điều lệ.
Mới đây nhất, từ ngày 20/8 đến ngày 18/9, Dakruco tiếp tục đăng ký bán 18.186.700 cổ phiếu DRI để giảm sở hữu từ 60,84% về 36% vốn điều lệ.
Cao su Dak Lak xin hoan tra 40 ty dong no vay vi kho khan-Hinh-2
Cổ đông lớn Dakruco liên tục thoái vốn tại CTCP Đầu tư Cao su Đắk Lắk
Trước khi Nhà nước quyết định thoái vốn, từ ngày 20/12/2023 đến ngày 30/5/2024, giá cổ phiếu DRI đã tăng 120,2%, từ 6.630 đồng lên 14.600 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau khi thông tin thoái vốn không thành công, cổ phiếu DRI giảm xuống còn 10.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 23/8/2024, thấp hơn 26% so với đỉnh nhưng vẫn cao hơn 62,9% so với mức đáy ngày 20/12/2023.
Cổ phiếu DRI thu hút sự chú ý nhờ hưởng lợi từ giá cao su tăng và kỳ vọng thoái vốn nhà nước, giúp Công ty khai thác thêm tiềm năng. Trong năm 2023, Đầu tư Cao su Đắk Lắk ghi nhận doanh thu 435,99 tỷ đồng từ mủ cao su, chiếm 98,3% tổng doanh thu. Công ty quản lý vườn cao su ở Lào với diện tích 8.592,3 ha, đang trong giai đoạn khai thác hiệu quả.
Cao su Dak Lak xin hoan tra 40 ty dong no vay vi kho khan-Hinh-3
 Diễn biến thị giá cổ phiếu DRI trong thời gian qua
Được biết, Đầu tư Cao su Đắk Lắk đang hưởng lợi nhờ sự gia tăng liên tục của giá cao su thế giới kể từ tháng 8 năm ngoái. Từ ngày 18/8/2023 đến 23/8/2024, giá cao su đã tăng 37,8%, từ 127 USD cents/kg lên 175 USD cents/kg, và vẫn tiếp tục xu hướng tăng.
Chuyên gia hàng hóa toàn cầu cho rằng sự tăng giá này do nguồn cung giảm từ các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Malaysia và Indonesia, do thời tiết khắc nghiệt làm giảm sản lượng. Đồng thời, nhu cầu cao từ ngành sản xuất xe điện tại Trung Quốc cũng thúc đẩy các nhà sản xuất lốp xe điện.
Dù hưởng lợi từ vườn cao su đang trong giai đoạn khai thác và giá bán tăng cao, kết quả kinh doanh của Đầu tư Cao su Đắk Lắk trong nửa đầu năm 2024 không mấy khả quan. Doanh thu đạt 180,23 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 30,33 tỷ đồng, giảm 4,2%. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 34,1% xuống còn 29,1%.
Ngược lại, công ty đã nỗ lực giảm nợ vay. Trước khi niêm yết trên sàn UPCoM vào ngày 30/12/2016, tổng nợ vay của Đầu tư Cao su Đắk Lắk là 758,4 tỷ đồng, chiếm 98,2% vốn chủ sở hữu. Đến ngày 30/6/2024, tổng nợ vay giảm mạnh xuống còn 37,16 tỷ đồng, tương đương 7,6% vốn chủ sở hữu, giảm 721,24 tỷ đồng. Công ty đã trả hết nợ vay dài hạn vào năm 2023 và tiếp tục giảm thêm 8,16 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn trong nửa đầu năm 2024.

Nợ vay tài chính chiếm hơn nửa nguồn vốn, Thép Pomina lãi, lỗ ra sao?

Kinh doanh dưới giá vốn và áp lực chi phí lãi vay khiến Thép Pomina tiếp tục lỗ ròng gần 647 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023. Tổng vay nợ tài chính chiếm 59% nguồn vốn khi đạt hơn 6.300 tỷ đồng.

Cơn bĩ cực của Công ty CP Thép Pomina (mã: POM) đi cùng với khó khăn của cả ngành thép khi hầu hết các công ty thép đều ghi nhận kết quả sụt giảm, thậm chí có doanh nghiệp lỗ nặng. Cổ phiếu POM của Thép Pomina đã nhiều lần chậm nộp báo cáo tài chính bán niên và bị Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) đưa từ diện cảnh báo sang diện diện kiểm soát từ ngày 10/10/2023. Đến ngày 13/10/2023, Thép Pomina mới công bố báo cáo tài chính bán niên soát xét.
Lỗ luỹ kế gia tăng

Nợ vay gấp 7 lần vốn chủ sở hữu, Hano-Vid làm ăn sao?

Nửa đầu năm 2024, Bất động sản Hano-Vid ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 7,8 tỷ đồng, giảm 80,7% so với cùng kỳ. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 6,77, tương ứng nợ phải trả ở mức hơn 35.824 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính, nửa đầu năm 2024, Công ty CP Bất động sản Hano-Vid ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 7,8 tỷ đồng, giảm 80,7% so với cùng kỳ.
Trước đó, năm 2021, Hano-Vid ghi nhận lãi vỏn vẹn hơn 1,6 tỷ đồng nhưng tới năm 2022, mức lợi nhuận này bất ngờ bật tăng hơn 19 lần lên 30,6 tỷ đồng. Năm 2023, lợi nhuận sau thuế của Hano-Vid giảm 6,2% xuống còn hơn 28,7 tỷ đồng.

Đứng ngồi không yên vì không mua được vàng trả nợ

Giá vàng đứng yên trong thời gian dài, nhưng người dân khó mua được vàng miếng. Nhiều khách hàng than trời khi không thể mua được vàng miếng để trả món nợ cách đây nhiều năm.

Đang mắc nợ 10 cây vàng, chị Nguyễn Thị Mai (Hà Đông, Hà Nội) tìm mọi cách xoay sở để mua được vàng miếng, nhưng tới nay mới mua được 3 cây. Chị Mai cho hay, cách đây 5 năm, chị vay vàng một người bạn để mua nhà. Giá vàng chị bán được thời điểm đó là 41,83 triệu đồng/lượng.

Chị Mai cũng tính trả nợ vàng sớm vì giá vàng biến động liên tục theo xu hướng tăng. Từ mức chỉ gần 42 triệu đồng, giá vàng miếng SJC đã tăng mạnh, lên mốc 50, 60, 70 và 90 triệu đồng/lượng. Nhìn giá vàng tăng, chị sốt ruột cứ đà này khó có thể trả nợ.