Cảnh sát trưởng lĩnh án tử vì bắn chết người biểu tình

Tòa án Iran mới đây kết án tử hình một cảnh sát trưởng bị buộc tội bắn chết người biểu tình hồi năm 2022.

Truyền thông địa phương ngày 27/3 đưa tin, cảnh sát trưởng Jafar Javanmardi bị bắt giữ vào tháng 12/2022 vì cáo buộc bắn chết một người đàn ông trong cuộc biểu tình năm đó.
Nạn nhân là Mehran Samak, 27 tuổi, đã qua đời vì vết thương sau khi trúng đạn súng ngắn trong một cuộc biểu tình ở thành phố Bandar Anzali vào ngày 30/11/2022.
Canh sat truong linh an tu vi ban chet nguoi bieu tinh
Ảnh minh họa.  
Các nhóm nhân quyền nói rằng Samak đã bị lực lượng an ninh Iran bắn chết trong khi tham gia cuộc biểu tình phản đối khắp Iran. Cuộc biểu tình bùng phát sau khi Mahsa Amini, một cô gái 22 tuổi, bị bắt vì vi phạm nghiêm trọng quy định trang phục đối với phụ nữ và tử vong trong đồn cảnh sát Tehran vào tháng 9/2022.
Luật sư của gia đình Samak, Majid Ahmadi, cho biết vào thời điểm đó rằng cảnh sát Jafar Javanmardi bị buộc tội “vi phạm các quy tắc sử dụng súng, dẫn đến cái chết của Samak”.
Trong phiên tòa hôm 27/3/2024, Jafar Javanmardi lĩnh án tử hình.
"Javanmardi bị kết án tử hình theo luật trừng phạt của Hồi giáo, được gọi là luật 'qisas', với tội danh giết người có chủ ý”, luật sư Ahmadi nói với nhật báo Shargh.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Biểu tình lan rộng ở Mỹ 

Nguồn video: THĐT

Cận cảnh thủ đô Ukraine hoang tàn khi Nga dồn dập oanh kích

Cuộc oanh kích gần đây nhất của Nga nhằm vào thủ đô Kiev của Ukraine đã khiến 5 người bị thương.

Can canh thu do Ukraine hoang tan khi Nga don dap oanh kich
Al Jazeera đưa tin ngày 25/3, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào Kiev lần thứ ba trong vòng 5 ngày trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn. (Nguồn ảnh: AJ, Reuters)

Đột nhập hòn đảo chỉ có phụ nữ quyết định mọi việc

Hòn đảo "nữ quyền" Kihnu là nơi sinh sống của một cộng đồng nhỏ gồm 600 thành viên, với phụ nữ nắm quyền suốt nhiều thế kỷ qua.

Dot nhap hon dao chi co phu nu quyet dinh moi viec

Nằm cách bờ biển Estonia khoảng 12km, hòn đảo nhỏ Kihnu được xem là nơi có chế độ mẫu hệ cuối cùng ở châu Âu. Từ việc chế biến thực phẩm cho tới sửa chữa máy kéo, ban hành luật cho tới thực hiện các nghi lễ nhà thờ, tất cả đều do phụ nữ tiến hành. Ảnh: Getty.

Dot nhap hon dao chi co phu nu quyet dinh moi viec-Hinh-2
Hòn đảo "nữ quyền" Kihnu là nơi sinh sống của một cộng đồng nhỏ gồm 600 thành viên, với phụ nữ nắm quyền suốt nhiều thế kỷ qua. Phần lớn đàn ông trên đảo Kihnu là ngư dân và mỗi lần đi biển của họ thường kéo dài nhiều tháng, để lại vợ và con trên đảo. Ảnh: New York Times.
Dot nhap hon dao chi co phu nu quyet dinh moi viec-Hinh-3
Khi đàn ông vắng mặt, những phụ nữ lớn tuổi đã tiến lên để lãnh đạo cộng đồng, gìn giữ và bảo vệ các truyền thống cổ xưa của họ. Điều duy nhất mà phụ nữ Kihnu không được làm là đào huyệt. Tuy nhiên, nó cũng không phải là điều cấm kỵ. Ảnh: New York Times.
Dot nhap hon dao chi co phu nu quyet dinh moi viec-Hinh-4
Nghề thủ công có lẽ là truyền thống dễ thấy nhất của người Kihnu. Phụ nữ Kihnu mặc đồ len dệt hoàn toàn thủ công, màu sắc và hoa văn nổi bật hơn so với người dân ở đất liền. Ảnh: New York Times.
Dot nhap hon dao chi co phu nu quyet dinh moi viec-Hinh-5
Tại Kihnu, âm nhạc truyền thống được coi là một phần của cuộc sống hằng ngày và có vai trò quan trọng trong cộng đồng. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ văn hóa này. Ảnh: New York Times. 
Dot nhap hon dao chi co phu nu quyet dinh moi viec-Hinh-6

Trong khi đó, trẻ em được dạy về các dụng cụ âm nhạc truyền thống cũng như ngôn ngữ bản địa tại trường học. Mọi người thường tập trung tại trung tâm của cộng đồng để nhảy múa và hát những bài dân ca. Đây cũng được coi là bảo tàng của hòn đảo. Ảnh: New York Times.

Dot nhap hon dao chi co phu nu quyet dinh moi viec-Hinh-7
Người Kihnu còn có một số lễ kỷ niệm với bạn bè, gia đình và dòng họ. Đó là dịp để họ tụ tập, chung vui với nhau. Ngày lễ Thánh Catherine diễn ra vào 25/11 hàng năm là dịp để người dân cùng tụ hội, nhảy múa, ca hát và chia sẻ thực phẩm với nhau. Ảnh: FABIAN WEISS.
Dot nhap hon dao chi co phu nu quyet dinh moi viec-Hinh-8
Hoặc như ngày Thánh John diễn ra vào 23/6 cũng là một ngày lễ lớn khác. Đây là ngày lễ dài nhất trong năm. Người dân đảo Kihnu sẽ trang trí nhà cửa bằng cành cây bạch dương. Khi mặt trời lặn, cộng đồng sẽ tụ tập với nhau để đốt lửa, nhảy múa và ca hát cho tới khi bình minh ló rạng. Ảnh: FABIAN WEISS.
Dot nhap hon dao chi co phu nu quyet dinh moi viec-Hinh-9
Năm 2003, văn hóa Kihnu đã được UNESCO công nhận là di sản của loài người. Đối với những phụ nữ trên đảo Kihnu, đàn ông chỉ có một nhiệm vụ quan trọng là kiếm tiền. Ảnh: FABIAN WEISS.
Dot nhap hon dao chi co phu nu quyet dinh moi viec-Hinh-10
Người dân Kihnu yêu quê hương mình hơn bất cứ điều gì khác. Phụ nữ nghĩ rằng con cái của họ có tầm quan trọng hàng đầu bởi họ chính là những người phải lưu giữ văn hóa, nghi lễ và truyền thống. Ảnh: aljazeera.
Dot nhap hon dao chi co phu nu quyet dinh moi viec-Hinh-11
Hiện tại, chỉ có một đồn cảnh sát đang hoạt động ở Kihnu. Nơi đây không có ngân hàng hay khách sạn nào cả. Bất cứ ai đến thăm nơi này đều sẽ trở thành khách của cả cộng đồng. Ảnh: aljazeera. 

>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi “dư thừa” hàng nghìn nam giới

Bất ngờ cảnh sát Mỹ hát karaoke và khiêu vũ

Vào một chiều thứ Sáu ở khu vực West Philadelphia, hai nhân viên cảnh sát Mỹ đến góc đường 52 và Market rồi bắt đầu hát, thu hút sự chú ý của người đi đường. Đám đông tập hợp, chụp ảnh và quay video bằng điện thoại.

Sự tương tác này có cả âm nhạc, nhảy múa, tiếng hát... tạo ra những nụ cười. Cuộc gặp gỡ diễn ra vào thứ Sáu hàng tuần - được đặt tên là "Karaoke with a Cop" - là sản phẩm trí tuệ của sĩ quan Shamssadeen Nur Ali Baukman và sĩ quan Justin Harris, cả hai đều lớn lên ở khu vực phía tây thành phố lớn nhất bang Pennsylvania.