Cảnh giác với tiền ảo

Đánh vào lòng tham được hoàn tiền 80%, khả năng đầu tư siêu lợi nhuận, càng giới thiệu được nhiều người tham gia ứng dụng sẽ được chiết khấu hoa hồng càng cao theo cấp độ... là chiêu dụ dỗ của hình thức kinh doanh mới, có dấu hiệu biến tướng đa cấp v

“Bánh vẽ” hoàn tiền 80%

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội và nhiều tài khoản Facebook cá nhân thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết, video quảng cáo giới thiệu về ứng dụng (app) thanh toán hộ có tên MyAladdinz. Đây là một ứng dụng được giới thiệu có thể thanh toán các hóa đơn điện, nước, trả góp ngân hàng, mua xe… và có thể hoàn tiền lên đến 80% giá trị hóa đơn, người dùng thanh toán càng nhiều thông qua ứng dụng sẽ được hoàn trả càng nhiều.

Canh giac voi tien ao
Người dân cần cảnh giác với những hình thức kinh doanh mới, có dấu hiệu biến tướng đa cấp

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, chị Nguyễn Thị Quyên, Cầu giấy, Hà Nội cho biết, đây là hình thức kinh doanh mới và còn “nhiều đất” cho những ai tham gia sớm. Ngoài ra, còn đầu tư sinh lời siêu lợi nhuận, như mình đầu tư 50 triệu, nếu tiếp tục đầu tư gối thì khoảng 1,5 năm từ 50 triệu mình có 150 triệu đồng. Nếu phát triển tốt, bạn sẽ có nguồn thu nhập thụ động sau này.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của phóng viên, để tham gia ứng dụng, người dùng phải đăng ký tài khoản, điền các thông tin cá nhân và thông tin về người giới thiệu, đồng thời nạp tiền vào tài khoản của mình, số tiền ít nhất là 100 USD (gần 2,4 triệu đồng) để sử dụng. Số tiền được quy đổi thành “gem”, mỗi “gem” tương ứng với 1 USD.

Người dùng khi thanh toán hóa đơn bằng “gem” được ứng dụng này hoàn trả 80% “gem” khi giao dịch hoàn thành chứ không hoàn lại bằng tiền. Một trường hợp khác đó là người dùng không cần mua bán gì, chỉ cần dùng tiền thật để mua “gem” đổi ra “điểm” để nhận lãi từ 0,2 - 0,1% điểm mỗi ngày. Bên cạnh đó, người tham gia nếu giới thiệu được nhiều người khác cùng sử dụng ứng dụng thì sẽ được chiết khấu hoa hồng theo từng cấp tương tự mô hình đa cấp.

Nguy cơ mất trắng

Hiện hoạt động kinh doanh này vẫn đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương và thu hút nhiều người tham gia. Tuy nhiên, Bộ Công an cảnh báo, phần mềm MyAladdinz hoạt động có nhiều dấu hiệu huy động vốn trái phép và trả thưởng theo mô hình đa cấp thông qua mạng internet. Các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử (chưa được cấp phép) để huy động vốn và tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép.Theo ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), những mô hình kinh doanh tiền ảo như vậy chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận là một công cụ thanh toán hợp pháp. Do đó, những người tham gia giao dịch sẽ không được pháp luật bảo vệ khi xảy ra các rủi ro liên quan. “Để tránh mắc bẫy các doanh nghiệp đang kinh doanh theo hình thức phi thực tế này, người dân cần nhìn nhận và đánh giá về mô hình Cashback có minh bạch hay không; đặc biệt, không tham gia và không lôi kéo người thân tham gia để tránh mình có thể trở thành đồng phạm khi đơn vị, tổ chức đó vi phạm” - ông Tuấn khuyến cáo.

Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương):

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổng kết các phương thức, biểu hiện bất thường, đáng lo ngại của hoạt động thương mại điện tử mới này, đưa ra những cảnh báo giúp người dân nhận diện rủi ro phòng tránh, đồng thời phối hợp với Bộ Công an để xử lý những vụ việc liên quan đến hành vi này.

Dốc tài sản chơi tiền ảo, NĐT Việt nháo nhào vì những lần sàn sập

(Kiến Thức) - Mỗi lần sàn giao dịch tiền ảo thế giới đóng cửa hoặc tạm dừng giao dịch, những nhà đầu tư Việt trót dốc tiền "chơi" tiền ảo lại hoang mang cực độ về số phận hàng trăm triệu đồng tiền vốn của mình nguy cơ mất trắng...

Mới đây nhất, sàn tiền ảo nổi tiếng Bitconnect bất ngờ đăng thông báo ngừng hoạt động giao dịch vay tiền ảo sau khi nhận được 2 lệnh đình chỉ từ Uỷ Ban Chứng khoán Texas và North Carolina.

Từ mức giá 430 USD/bitcoinnect chỉ trong vài ngày qua đồng tiền này đã bốc hơn tới 95% giá trị và hiện chỉ quanh mức 25 USD/bitcoinnect. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là đáy bởi bitcoinnect vẫn đang tiếp tục giảm giá. Những ngày qua trang web của Bitconnect cũng liên tiếp chịu các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS.

Sự kiện này đã lập tức tác động lớn đến một bộ phận nhà đầu tư Việt Nam. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể nhưng ở Việt Nam lượng người tham gia đầu tư vào sàn Bitconnect là rất lớn. Bằng chứng là các group Facebook thảo luận về Bitconnect có tới hàng chục nghìn thành viên tham gia.

Tâm lý chung chung của các thành viên trong cộng đồng Bitconnect này đều hoang mang. Hiện nhiều nhà đầu tư Việt đang tìm cách bán tháo phần tài khoản đang có hoặc chuyển sang các sàn giao dịch khác vẫn đang hoạt động để gỡ vốn, nhưng việc giao dịch vào lúc này là rất khó khăn. Có những người đã đưa vào hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng và nguy cơ phải chấp nhận chịu mất phần lớn số tiền này.

Ảnh minh họa: Internet.
 Ảnh minh họa: Internet.
Mời quý độc giả xem video "Đừng vội mừng “đào tiền” bitcoin dù Việt Nam sắp công nhận". Nguồn: ANTV:

Đây không phải là lần đầu tiên nhà đầu tư Việt lo lắng khi sàn giao dịch tiền ảo trên thế giới bị sập hay trục trặc.  Ngày 19/12/2017, Yapian - công ty sở hữu sàn giao dịch tiền ảo Youbit của Hàn Quốc đã phải đệ đơn xin phá sản sau khi bị hacker tấn công và lấy đi 17% giá trị tài sản bằng tiền ảo.

Đồng thời, họ cũng gửi lời xin lỗi tới khách hàng và thông báo cho các nhà đầu tư có thể rút khoảng 75% tài sản của mình trên sàn giao dịch tiền ảo này cho đến khi quy trình phá sản hoàn tất. Hiện vẫn chưa biết số tiền cụ thể bị mất là bao nhiêu, nhưng các chuyên gia đã khẳng định rằng, con số này lên tới hàng chục triệu USD.

Đáng nói, vào tháng 4/2017, sàn giao dịch tiền ảo này cũng từng bị mất 4.000 Bitcoin sau khi bị các hacker “viếng thăm”. Theo tờ Ib Times, tổng số tiền mà YouBit bị mất sau 2 lần bị tin tặc lấy cắp lên tới con số 73 triệu USD.

Thông tin này cũng khiến không ít người chơi bitcoin ở Việt Nam lo lắng cho tài sản của mình còn kẹt lại trên sàn. 

Trước đó, vào ngày 25/7/2017, sau thông báo dài chỉ 2 dòng về sự cố bảo trì bất thường, sàn giao dịch tiền ảo lâu đời BTC-E đã chính thức đóng cửa. Sự xuất hiện của một ví Bitcoin với giao dịch lên đến 66.000 BTC, tương đương 165 triệu USD nghi ngờ bị hack, đã gây hoang mang cực độ cho giới đầu tư tiền ảo tại Việt Nam.

Một ngày sau thông báo (26/7), Alexander Vinnik - một quản trị viên quan trọng của sàn giao dịch tiền ảo BTC-e bị cảnh sát Hy Lạp bắt vì tình nghi tội rửa tiền với số tiền lên đến 4 tỷ USD.

Điều này đã khiến giới đầu tư Bitcoin trên khắp thế giới vô cùng hoang mang khi hàng "núi tiền" đang bị giữ tại đây mà không có cách nào xử lý được. Không chỉ thế giới, tại Việt Nam cũng có tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn người "không ăn không ngủ" khi sàn giao dịch BTC-e bị đóng cửa.

Chia sẻ về khoản tiền bị kẹt trên sàn giao dịch BTC-e của nhiều trader người Việt. Ảnh: Báo Giao thông.
Chia sẻ về khoản tiền bị kẹt trên sàn giao dịch BTC-e của nhiều trader người Việt. Ảnh: Báo Giao thông. 

Trên thế giới, "số phận" các sàn giao dịch tiền ảo rất bấp bênh. Tháng 8/2016, số Bitcoin trị giá 77 triệu USD trên sàn Bitfinex (có trụ sở tại HongKong) đã bị đánh cắp, khiến tài khoản của khách hàng sụt giảm 36%.

Cách vụ việc này gần 2 năm về trước (1/2015), sàn giao dịch khá nổi tiếng là Bitstamp, tuyên bố đã bị hack 19.000 USD trị giá khoảng 5 triệu USD.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử tài chính Bitcoin phải kể đến sự sụp đổ của Mt. Gox - sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu thế giới thời kỳ 2014.

Đến đầu 2014, Mt. Gox thông báo 850.000 Bitcoin trên đây đã biến mất, có thể do tin tặc tấn công. Thời điểm đó, số tiền bị đánh cắp tương đương 450 triệu USD, còn theo tỷ giá mới thì lên đến 14 tỷ USD.

Những sự cố trên có thể coi là lời cảnh báo cho các nhà đầu tư Việt khi mạo hiểm dốc tiền vào những đồng tiền ảo.

Giả ông Phạm Nhật Vượng kêu gọi đầu tư bitcoin: “Bổn cũ soạn lại“?

(Kiến Thức) - Lợi dụng uy tín và sự nổi tiếng của các tỷ phú và sao Việt, nhiều trang web lập nên và giả mạo phát ngôn của họ để kêu gọi đầu tư tiền ảo Bitcoin hay hệ thống tiền số đa cấp iFan. 

TGĐ công ty đào tiền ảo biến mất, nhà đầu tư khóc ròng mất cả chục tỷ đồng

Chỉ đến khi ông chủ công ty tiền ảo Sky Mining lặn biệt tăm, nhà đầu tư tiền ảo mới vỡ lẽ bị lừa.

Đại diện Công an quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho biết, cơ quan này đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ nhiều người dân gửi đơn tố cáo ông Lê Minh Tâm, Tổng Giám đốc Sky Mining (hay còn gọi là HTX Bầu Trời Công Nghệ, mạng lưới đầu tư máy đào tiền ảo cực lớn tại Việt Nam), lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi biến mất không rõ lý do.
Thông tin từ các nhà đầu tư cho hay, sau khi sự việc vỡ lở, các nhà đầu tư đến gặp ban lãnh đạo lâm thời của Sky Mining thì nhận được câu trả lời rằng: Theo hợp đồng, mỗi gói đầu tư trị giá 5.000 USD, tương đương 115 triệu đồng được quy đổi thành một chiếc máy cày tiền ảo (còn gọi là trâu cày). Giờ công ty phá sản, không hoạt động nữa nên công ty trả lại máy…