Cảnh báo chiêu lừa đảo lợi dụng dịch Covid-19

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa đưa ra khuyến cáo đối với người tiêu dùng khi tiếp nhận thông tin liên quan đến dịch Covid-19.

Cơ quan này cho biết đã ghi nhận thông tin về việc một số đối tượng lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 để lừa đảo, gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Cụ thể, hiện có nhiều tin nhắn, email và bài đăng trên mạng xã hội có thông tin giả mạo về các trường hợp nhiễm bệnh. Đối tượng sử dụng thông tin sai sự thật để kêu gọi người dân quyên góp cho nạn nhân, hoặc trong tin nhắn, email, bài đăng có chứa các đường link và tệp đính kèm độc hại nhằm ăn cắp dữ liệu cá nhân.
Đồng thời, trong bối cảnh khan hiếm sản phẩm y tế như nước rửa tay và khẩu trang, nhiều đối tượng đã tăng giá bất thường hoặc bán sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Thậm chí, có trường hợp dụ dỗ người tiêu dùng thanh toán tiền trước nhưng không giao hàng hoặc bỏ trốn.
Canh bao chieu lua dao loi dung dich Covid-19
 Thẻ chống virus corona nhập lậu được quảng cáo tràn lan thời gian qua. Ảnh: An ninh Thủ đô.
Chưa kể, trên thị trường vừa qua cũng xuất hiện hàng loạt thông tin về thẻ chống virus Covid-19 có khả năng kháng khuẩn, làm sạch không khí và vaccine có khả năng phòng chống dịch bệnh. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khẳng định, hiện thế giới đang trong quá trình nghiên cứu và sẽ có thông cáo chính thức nếu tìm ra loại vaccine điều trị chủng virus mới này.
Do đó, Cục khuyến cáo người tiêu dùng nói "không" với tất cả quảng cáo về các loại khẩu trang không có nguồn gốc và các loại thuốc, thẻ đeo có khả năng phòng, chống Covid-19.
Bên cạnh đó, người dân cần cẩn trọng trước các email, cuộc gọi và tin nhắn từ địa chỉ không rõ ràng, tìm hiểu kĩ về các tổ chức kêu gọi quyên góp từ thiện hoặc gọi vốn cộng đồng, đồng thời không vào các đường link lạ.

Smartphone mang "ánh sáng" tới người khiếm thị

(Kiến Thức) - Người khiếm thị luôn gặp khó khăn trong sinh hoạt nhưng smartphone đã mang ánh sáng giúp họ dễ dàng tương tác với cộng đồng. Việc lướt facebook, instagram, đọc tin tức đã không còn là chuyện không thể với người khiếm thị.

Smartphone mang
 Anh Lưu Sùng Chu (sinh năm 1991) một người khiếm thị từ Thái Nguyên về Hà Nội làm. Việc sử dụng smartphone đọc báo, chat, lướt facebook là chuyện dễ dàng.
Smartphone mang
 Người khiếm thị khi chạm vào màn hình điện thoại, phần mềm sẽ phản hồi bằng giọng nói, đọc lại để người khiếm thị nhận biết. Tất các việc như soạn tin nhắn, đọc bài viết, hay lựa chọn phần mềm sử dụng đều được đọc lại trực quan.
Smartphone mang
Hiện nay, có một số phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho người khiếm thị trên điện thoại smartphone như: Talkback, Đọc màn hình...
Smartphone mang
 Chiếc smarphone trở thành cầu nối, mang ánh sáng tới người khiếm thị. Có sự tương tác với cộng đồng, cập nhật tin tức và học hỏi từ mạng internet giúp nhiều người khiếm thị thay đổi cuộc sống.
Smartphone mang
Giá trị công nghệ điện thoại đã cho người khiếm thị cơ hội được sống gần hơn với người bình thường. 
Smartphone mang
 Chị Hiền, một người khiếm thị có thể dễ dàng gọi điện với điện thoại smartphone. Có smartphone người khiếm thị không lo sợ khi xa nhà vì có thể liên lạc và cập nhật thông tin với gia đình dễ dàng.

Thị trường PC toàn cầu có thể giảm 3,4% do ảnh hưởng của Covid-19

Covid-19 đang tiếp tục làm tê liệt lĩnh vực công nghệ khi nhiều nhà máy ở Trung Quốc và các nước châu Á khác bị đóng cửa. Những dự đoán đầu tiên cho thấy sự sụt giảm trong việc giao hàng lên tới hai con số trong quý đầu 2020.

Theo số liệu từ Công ty phân tích Trendforce cho thấy, tại Foxconn - một trong những công ty chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới thì các đơn vị sản xuất chỉ hoạt động với 20% đến 40% công suất. Số liệu ban đầu và các dự đoán đã cho thấy một thảm họa cho ngành công nghiệp. Chẳng hạn như trong lĩnh vực điện thoại thông minh sẽ thấy sản lượng toàn cầu của nó giảm 12% trong quý đầu tiên của năm 2020.

Thi truong PC toan cau co the giam 3,4% do anh huong cua Covid-19

Hệ thống loa truyền thanh đưa thông tin phòng dịch Covid-19

Từ đầu tháng 2/2020 đến nay, hệ thống loa truyền thanh tại các xã, phường đã trở thành một trong những kênh truyền thông góp phần quan trọng trong việc đưa thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 lan tỏa đến từng ngõ xóm, len lỏi tới mỗi gia đình.

He thong loa truyen thanh dua thong tin phong dich Covid-19
Trong 2 tháng đầu năm nay, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về bệnh dịch Covid-19 đặc biệt phát huy hiệu quả qua các kênh thông tin cơ sở, trong đó có hệ thống truyền thanh huyện, xã (Ảnh minh họa: Internet) 
Tuyên truyền chống dịch 4 lần mỗi ngày qua loa phường
 “Alo, mày nghe gì chưa con? Nay có thêm mấy trăm người cách ly rồi! Nhớ rửa tay nghe chưa!!!”, những đoạn hội thoại liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 như thế này đã dần trở nên quen thuộc với chị Phan Thanh Hòa, hiện đang sống tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Là một người trẻ đang sống ở Thủ đô, được tiếp xúc với nhiều phương thức truyền thông, thông tin hiện đại khác nên chị Thanh Hòa không mặn mà với các thông tin được cung cấp qua hệ thống đài truyền thanh xã phường. Tuy nhiên, theo chia sẻ của chị, trong hơn một tháng gần đây, các loa truyền thanh đang là một kênh tuyên truyền, phổ biến thông tin về phòng dịch Covid-19 khá hiệu quả đối với người lớn tuổi.
“Với gia đình tôi, các thông tin liên quan đến dịch Covid-19 được phát hàng ngày trên loa truyền thanh phường như: Covid-19 là gì, các dấu hiệu nhiễm bệnh, rửa tay thế nào cho đúng, hotline của y tế phường…  được mẹ chồng và bố mẹ đẻ thường xuyên cập nhật, phổ biến cho mọi người qua các cuộc điện thoại đầu sáng và trong các bữa ăn”, chị Thanh Hòa chia sẻ.
Là một người dân Vĩnh Phúc, địa phương thời gian qua vừa là tâm dịch Covid-19 khi có tới 11/16 ca nhiễm, ông Nghiêm Xuân Khôi, Bí thư chi bộ Tổ dân phố Hồ Xuân Hương, thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường cho biết, thông tin về dịch Covid-19 được tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã với tần suất dày đặc.
Cụ thể, theo ông Nghiêm Xuân Khôi, tại khu phố Hồ Xuân Hương (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đài truyền thanh huyện tiếp sóng phát 4 lần/ ngày, hệ thống loa phát thanh đọc bản tin 5 lần/ ngày. Ngoài ra, các khu phố còn thành lập tổ công tác đi tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 đến từng nhà, kết hợp với công tác đo thân nhiệt và hướng dẫn người dân cách vệ sinh phòng dịch.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, trong 2 tháng đầu năm nay, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về bệnh dịch Covid-19 đặc biệt phát huy hiệu quả qua các kênh thông tin cơ sở, trong đó có hệ thống truyền thanh huyện, xã.
Bộ TT&TT đã sử dụng công nghệ AI chuyển thể từ văn bản sang âm thanh để tuyên truyền, hướng dẫn người dân "đeo khẩu trang đúng cách để phòng lây nhiễm virus nCoV (tên hiện nay là Covid-19)"
Dùng công nghệ AI trong các bản tin chống dịch
 Từ khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2/2020, các tài liệu, cẩm nang, tư liệu phát thanh về bệnh dịch, hướng dẫn người dân tự bảo vệ trước nguy cơ bệnh dịch lây lan đã được Cục Thông tin cơ sở thuộc Bộ chuyển đến các địa phương để phân phát, phổ biến cho người dân, cũng như phát tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh của các quận/ huyện, phường/ xã của các địa phương trong cả nước.“Cục Thông tin cơ sở đã liên tục phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế để lấy tài liệu khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gửi Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tuyên truyền trên báo chí và hệ thống thông tin cơ sở”, Bộ TT&TT cho hay.
 Tổng hợp từ thông tin của các Sở TT&TT tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Cục Thông tin cơ sở - Bộ TT&TT cho hay, tại các địa phương, các Sở TT&TT đã phối hợp với cơ quan chuyên môn tiếp tục cập nhật các thông điệp truyền thông, các tài liệu khuyến cáo phòng, chống dịch để thông tin kịp thời chính xác về tình hình dịch bệnh để không ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, không gây hoang mang trong nhân dân; khuyến cáo người dân không nên mua sắm, tích trữ ồ ạt khẩu trang y tế, nước rửa tay…
 Các Sở TT&TT địa phương cũng đều đã hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người dân tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, nhiều Sở TT&TT đã gửi 4 file âm thanh sử dụng công nghệ AI đọc tự động được chuyển thể từ bản text sang file âm thanh đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, các cơ quan, đơn vị và hệ thống đài truyền thanh cấp xã - nơi các địa phương chưa có người đọc kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
 Bốn file âm thanh nêu trên tập trung phổ biến đến người dân những thông tin cần thiết liên quan đến phòng dịch Covid-19 như: Đeo khẩu trang đúng cách để phòng lây nhiễm virus nCoV (tên hiện nay là Covid-19) đối với người dân tại cộng đồng; Cẩm nang hỏi đáp thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19; Hướng dẫn quy trình rửa tay; Các khuyến cáo của Bộ y tế đối với người dân để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
 Bên cạnh đó, theo Cục Thông tin cơ sở - Bộ TT&TT, các địa phương cũng đã triển khai nhiều hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19 như: Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19; thành lập Tổ công tác xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19; Phối hợp với sở, ngành liên quan như Sở Công an và Thanh tra Sở Y tế rà soát, kiểm tra thông tin mạng.