Căng thẳng Mỹ-Iran leo thang: Phản ứng của quốc tế

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang sau vụ Iran bắn hạ máy bay không người lái (UAV) của Mỹ, nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Pháp và Đức,...đã lên tiếng bày tỏ quan ngại và kêu gọi các bên kiềm chế.

Theo hãng thông tấn RIA ngày 21/6, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang, Nga đã bày tỏ quan ngại, đồng thời cáo buộc Washington cố tình châm ngòi căng thẳng nguy hiểm xung quanh vấn đề Iran, đẩy tình hình đến bờ vực chiến tranh.
"Mỹ đang cố tình tạo ra tình huống căng thẳng nguy hiểm xung quanh vấn đề Iran, đẩy tình hình khu vực đến bờ vực chiến tranh", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói, đồng thời kêu gọi chính quyền Mỹ cân nhắc kỹ đến những hậu quả tiềm tàng trong một cuộc xung đột với Iran.
Cang thang My-Iran leo thang: Phan ung cua quoc te
 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Reuters.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hối thúc các bên kiềm chế. "Tình hình tại Vùng Vịnh rất căng thẳng. Chúng tôi vô cùng quan ngại về điều đó và sẽ theo dõi tình hình. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế", ông Peskov nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng kêu gọi sự kiềm chế và tránh leo thang căng thẳng trong khu vực.
"Tôi rất muốn tránh leo thang trong khu vực. Chúng ta cần có một chương trình nghị sự với Iran và các đối tác của chúng ta trong khu vực để tìm ra giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng này. Chúng ta cần tiếp tục 'đóng khung' các hoạt động hạt nhân của Iran, nhưng phải tránh khiến căng thẳng leo thang. Vì vậy, tôi muốn tất cả các bên tham gia bình tĩnh thảo luận", Tổng thống Emmanuel Macron nói.
Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các bên đối thoại. "Chúng tôi đương nhiên cảm thấy lo ngại và đang tính đến các cuộc đàm phán ngoại giao để tìm ra giải pháp chính trị cho tình hình căng thẳng hiện nay", bà nói.
Thủ tướng Merkel cũng hoan nghênh quyết định hủy lệnh tấn công nhằm vào Iran của Tổng thống Trump tối 20/6.
Phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc, Stephane Dujarric, cho hay Tổng thư ký Antonio Guterres rất quan ngại sau sự cố máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tránh mọi hành động có thể dẫn đến leo thang căng thẳng tại Vùng Vịnh.

Mời độc giả xem thêm video về máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk (Nguồn: Youtube)

"Tôi không nghĩ rằng căng thẳng leo thang sẽ mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào. Chúng tôi đang tiếp tục trao đổi với Mỹ và các đối tác của chúng tôi về tình hình hiện nay", người phát ngôn của Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu hôm 21/6.
Như tin tức đã đưa, ngày 19/6, hãng thông tấn Iran đưa tin chiếc máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ đã bị bắn trúng khi bay vào không phận Iran gần quận Kouhmobarak ở tỉnh Hormozgan, phía nam nước này. Về phần mình, Washington khẳng định UAV của họ bị tấn công trong không phận quốc tế.
Vụ việc khiến căng thẳng Mỹ-Iran tiếp tục leo thang và nguy cơ dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự giữa hai nước.

Nguy cơ xung đột quân sự Mỹ-Iran: Hậu quả chết chóc và hủy diệt

(Kiến Thức) - Mối quan hệ Mỹ-Iran căng thẳng trở lại từ tháng 5/2018 và gia tăng trong những ngày gần đây. Giới chuyên gia lo ngại rằng, một cuộc chiến giữa Mỹ và Iran sẽ dẫn đến hậu quả chết chóc và sự hủy diệt không đo lường được.

Thời gian quan, những động thái gia tăng căng thẳng của hai bên càng khiến dư luận lo ngại về nguy cơ một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Iran bùng phát.
Được biết, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran căng thẳng trở lại từ tháng 5/2018 khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) và áp dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay nhằm vào Tehran.

Bí ẩn chưa lời giải vụ sát hại nhà báo Khashoggi

(Kiến Thức) - Vụ nhà báo Khashoggi bị sát hại tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng 10/2018 đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều câu hỏi về vụ án này vẫn chưa có lời giải đáp.

Bi an chua loi giai vu sat hai nha bao Khashoggi
Ngày 2/10/2018, nhà báo Khashoggi, cây bút bình luận của tờ The Washington Post và là người có quan điểm chỉ trích các chính sách của chính quyền Saudi Arabia, "mất tích" sau khi vào lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để làm thủ tục kết hôn với một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: DE. 

Bi an chua loi giai vu sat hai nha bao Khashoggi-Hinh-2
 Riyadh ban đầu nói rằng họ không hay biết về số phận của nhà báo mất tích Khashoggi. Tuy nhiên, đến ngày 20/10/2018, Saudi Arabia thừa nhận ông Khashoggi đã chết sau một cuộc "ẩu đả" trong lãnh sự quán nước này tại Istanbul. Ảnh: France24. 

Bi an chua loi giai vu sat hai nha bao Khashoggi-Hinh-3
Sau vụ việc, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman bị tình nghi là người đã ra lệnh “thủ tiêu” nhà báo Khashoggi. Tuy nhiên, phía Riyadh một mực phủ nhận cáo buộc này. Ảnh: BI.  

Bi an chua loi giai vu sat hai nha bao Khashoggi-Hinh-4
 Cho đến nay, thi thể của ông Khashoggi chưa được tìm thấy và đó vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp trong vụ án rúng động này. Ảnh: ABC News. 

Bi an chua loi giai vu sat hai nha bao Khashoggi-Hinh-5
Sau khi công bố kết quả điều tra sơ bộ vào năm ngoái, Cơ quan công tố Saudi Arabia thông báo nước này đã bắt giữ 21 người liên quan vụ sát hại nhà báo Khashoggi, nhưng "loại" Thái tử Salman ra khỏi diện tình nghi. Ảnh: The Onion. 

Bi an chua loi giai vu sat hai nha bao Khashoggi-Hinh-6
Ngày 3/1/2019, Saudi Arabia đã mở phiên tòa đầu tiên xét xử 11 nghi can trong vụ nhà báo Khashoggi. Khi đó, cơ quan công tố nước này đã đề nghị án tử hình đối với 5 trong số 11 bị cáo. Ảnh: CNN.  

Bi an chua loi giai vu sat hai nha bao Khashoggi-Hinh-7
 Tuy nhiên, vụ án chưa dừng lại ở đó. Ngày 19/6/2019 vừa qua, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc, bà Agnes Callamard, đã công bố chi tiết bản báo cáo độc lập đầu tiên về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi. Theo đó, nhà báo Khashoggi đã bị đánh thuốc mê và làm ngạt thở bằng túi nilon. Ảnh: NPR. 

Bi an chua loi giai vu sat hai nha bao Khashoggi-Hinh-8
 Theo báo cáo này, các quan chức cao cấp nhất của Saudi Arabia không chỉ lên kế hoạch sát hại ông Khashoggi mà còn tìm cách che giấu vụ giết người một cách kỹ lưỡng. Báo cáo cho rằng, Thái tử Mohammed bin Salman là người chịu trách nhiệm về vụ việc và cần phải bị điều tra. Ảnh: PBS.

Bi an chua loi giai vu sat hai nha bao Khashoggi-Hinh-9
 Vụ nhà báo Khashoggi bị sát hại đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Saudi Arabia với các đồng minh phương Tây. Một số nước sau đó đưa ra các biện pháp trừng phạt Riyadh. Ảnh: CNN. 

Bi an chua loi giai vu sat hai nha bao Khashoggi-Hinh-10
 Tuy nhiên, bà Callamard cho rằng những biện pháp trừng phạt đang áp dụng với Saudi Arabia là chưa đủ và cần phải có thêm các lệnh trừng phạt nhằm vào Thái tử Salman, trừ phi ông này chứng minh được rằng mình không liên quan đến vụ án. Ảnh: PBS.