Cần một “Khoán 10 mới” cho cải cách thể chế

Bài viết đề xuất xây dựng “Khoán 10 mới” nhằm thúc đẩy cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

Thảo luận tại tổ sáng 23/5, Đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) đã góp ý về các chính sách để tạo chuyển biến tích cực cho khu vực kinh tế tư nhân.

Các đại biểu ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93% là một con số tích cực trong bối cảnh thế giới nhiều xáo trộn. Tuy nhiên, để chạm mốc mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên cho cả năm thì các quý còn lại buộc phải đạt bình quân khoảng 8,4%, đây là một thử thách lớn khi nền kinh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn những rủi ro về địa chính trị, tài chính, thương mại và dòng vốn đầu tư, đặc biệt là thách thức đến từ chính sách thuế của Hoa Kỳ và tác động của chiến tranh thương mại.

77788.jpg
Đại biểu Nguyễn Như So

Đại biểu Nguyễn Như So cho rằng, trong bức tranh ấy, khu vực doanh nghiệp tư nhân, vốn được xem là “đòn bẩy tăng trưởng” đang có dấu hiệu suy yếu. Riêng quý I/2025, mỗi tháng có hơn 26,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cao hơn 8,2% so với số lượng 24,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập.

Chúng ta không thiếu quyết tâm, cũng không thiếu chính sách

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tích cực, đại biểu Nguyễn Như So cho rằng “chúng ta không thiếu quyết tâm, cũng không thiếu chính sách”. Ngày 17/5/2025 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 198 nhằm thể chế hóa Nghị quyết 68 năm 2025 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

“Tôi cho rằng đây là một bước tiến quan trọng mang tính đột phá về tư duy quản lý và thiết kế thể chế nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, phát huy hiệu quả ngay từ những tháng còn lại của năm 2025, làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo”, đại biểu Nguyễn Như So nhấn mạnh.

Để chính sách đặc biệt này đi vào thực tiễn, có chuyển biến tích cực, tránh rơi vào tình trạng "lặp lại mục tiêu cũ, nhưng không có kết quả mới", đại biểu Nguyễn Như So đề nghị cần phải có một cuộc “đại phẫu” thể chế thật sự, bắt đầu từ việc khoán rõ ràng cho từng Bộ ngành chỉ tiêu cắt giảm thủ tục hành chính cụ thể theo từng lĩnh vực quản lý, có cam kết, có giám sát và có chế tài.

Đại biểu So cho biết, thực tế hiện nay, dù có năng lực, sản phẩm và thị trường, nhiều doanh nghiệp vẫn bị vướng vào "ma trận" thủ tục chồng chéo, mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý khiến chi phí gia nhập thị trường tăng cao, cơ hội bị bỏ lỡ và niềm tin nhà đầu tư bị bào mòn.

Đồng thời dẫn ví dụ trong lĩnh vực logistics, để mở một trung tâm phân phối tích hợp vận tải đa phương thức, doanh nghiệp phải xin hàng chục loại giấy phép từ các cấp, mỗi nơi một yêu cầu, một quy trình, không kết nối, không liên thông.

"Nhiều doanh nghiệp mất cả năm để hoàn tất thủ tục, trong khi đối thủ nước ngoài đã vào cuộc, chiếm lĩnh thị phần. Nếu cứ tiếp tục cải cách theo kiểu "gọt chân cho vừa giày", chúng ta sẽ mãi tụt hậu trên chính sân nhà", Đại biểu So nêu ý kiến.

Theo đại biểu, đã từng có Khoán 10 làm nên cuộc cách mạng trong nông nghiệp nhờ dám trao quyền, cắt rào cản đúng chỗ. Giờ đây, nền kinh tế cần một “Khoán 10 mới” cho cải cách thể chế, khoán trách nhiệm cắt giảm thủ tục cho từng bộ, ngành theo lĩnh vực cụ thể.

“Cần mạnh dạn thí điểm cơ chế "giấy phép im lặng"

Đại biểu Nguyễn Như So đề xuất cần thí điểm cơ chế "giấy phép im lặng", nếu cơ quan nhà nước không phản hồi trong thời hạn xử lý hồ sơ đã quy định thì doanh nghiệp được mặc nhiên triển khai. Có thể áp dụng trước cho các thủ tục có tính chất phê duyệt rõ ràng như đăng ký kinh doanh có điều kiện, cấp phép xây dựng và chứng nhận đầu tư cho dự án quy mô nhỏ... nhằm thể hiện mạnh mẽ tinh thần chuyển đổi tư duy từ “xin - cho” sang “cam kết - chịu trách nhiệm”.

Cùng với đó, theo đại biểu Nguyễn Như So, nghiên cứu, thể chế chủ trương không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế trong Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung lần này bằng việc qui định 1 điều về nguyên tắc xử lý đối với hành vi vi phạm quan hệ dân sự, kinh tế, theo đó chỉ xử lý hình sự nếu có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm, có lỗi cố ý rõ ràng và gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, ưu tiên cơ chế trọng tài, hòa giải.

“Chỉ khi ấy, khu vực kinh tế tư nhân mới thực sự được giải phóng để trở thành trụ cột, chứ không còn phải “đi đường dài với đôi chân trần” giữa mê cung thủ tục”, đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Như So cho rằng, chính sách tài khóa và tiền tệ cần thật sự trở thành “đòn bẩy tăng trưởng”.

Theo đại biểu, thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực với các chính sách như Nghị định 82/2025/NĐ-CP (gia hạn thuế, tiền thuê đất), Nghị định 31/2022/NĐ-CP (hỗ trợ lãi suất 2%)...Tuy nhiên, thực tế triển khai lại rất chật vật.

Phân tích cụ thể, đại biểu So cho biết, gói hỗ trợ lãi suất 2% từng được kỳ vọng là "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp, sau gần hai năm mới giải ngân chưa tới 5%. Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn là “xương sống” của nền kinh tế bị loại khỏi cuộc chơi vì không có báo cáo tài chính được kiểm toán hay tài sản thế chấp đạt chuẩn.

"Chính sách có, tiền có, nhưng doanh nghiệp không chạm được. Đó là sự thất bại trong thực thi. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, điều cấp thiết hơn là cải tổ toàn diện cơ chế thực thi để dòng vốn thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết", đại biểu So nhấn mạnh.

Đề xuất giải pháp, đại biểu So cho rằng, cần cải cách tư duy đánh giá tín dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Không thể tiếp tục áp dụng một bộ tiêu chí giống nhau cho cả tập đoàn lớn và doanh nghiệp khởi nghiệp.

"Hệ thống tài chính ngân hàng cần chuyển từ "tư duy sổ đỏ" sang "tư duy dòng tiền", đánh giá năng lực trả nợ dựa trên dữ liệu kinh doanh, lịch sử đóng thuế, hiệu quả vận hành thực tế thay vì chỉ nhìn vào bảng cân đối kế toán hoặc tài sản thế chấp", ông So nói.

Ông So cũng đề xuất giao chỉ tiêu giải ngân bắt buộc cho từng tổ chức tín dụng, giống như giao kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhưng chỉ tiêu không chỉ là "bao nhiêu tiền đã ra khỏi quỹ", mà là "đã đến tay ai, hiệu quả ra sao". Bao nhiêu phần trăm vốn đến với doanh nghiệp nhỏ? Bao nhiêu đến với ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất?

Cùng với đó, cần khẩn trương thiết lập hệ thống giám sát độc lập, công khai, với bộ chỉ tiêu đo lường minh bạch như tỉ lệ giải ngân, số hồ sơ tiếp cận thành công, tỉ lệ bị từ chối và lý do cụ thể. "Không thể để tiền nằm trong ngân hàng, doanh nghiệp nằm trên bờ vực. Mỗi ngân hàng, mỗi địa phương cần phải chịu trách nhiệm giải trình, thay vì né tránh, đùn đẩy", đại biểu So phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Như So đề nghị cần sớm nghiên cứu ban hành các chương trình hành động cụ thể nhằm xây dựng “một thể chế đủ sâu để nuôi dưỡng, đủ rộng để bảo vệ, đủ linh hoạt để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, trong đó tập trung xây dựng các bộ chỉ số đánh giá, đo lường cụ thể có tính định lượng, thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá độc lập có sự tham gia của đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, kể cả cơ chế báo cáo ẩn danh, bảo vệ người phản ánh, công khai kết quả thực hiện, cũng như chế tài xử lý nếu không hoàn thành mục tiêu.

“Một điều vô cùng quan trọng là cần phải kiến tạo một thị trường minh bạch, công bằng, liêm chính, không thể để gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái len lỏi, làm méo mó sân chơi, suy yếu niềm tin, bóp nghẹt những doanh nghiệp chân chính và xói mòn lòng tin thị trường như thời gian qua. Đây không chỉ là yêu cầu quản lý, mà là cam kết đạo đức với một nền kinh tế phát triển dựa trên giá trị thật”, đại biểu Nguyễn Như So nhấn mạnh.

Chính thức chốt cơ chế đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thánh, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm

Trước đó, trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu rõ dự thảo đã điều chỉnh thời điểm áp dụng việc bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ 1/1/2026, thay vì 1/7/2026 như trước đây.

Hôm nay, Quốc hội thông qua Nghị quyết kinh tế tư nhân

Trong sáng nay 17/5, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.

Theo kế hoạch chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, sáng 17/5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội sẽ trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật.

1-5.jpg
Quốc hội tiếp tục bàn cơ chế phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân... băn khoăn “công ty ma” lợi dụng

Nếu không có cơ chế hậu kiểm đủ mạnh, minh bạch và hiệu quả thì chính sách này rất dễ trở thành kẽ hở để các “công ty ma” lợi dụng.

Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.

Cẩn trọng với "công ty ma